Tuesday, 23 April 2013

VĂN HÓA THẦN ĐẠO VÀ GIÒNG SỬ VIỆT !!!



VĂN HÓA THẦN ĐẠO VÀ DÒNG SỬ VIỆT

Trong thời đại Lý – Trần văn minh Đại Việt có tổ chức vững mạnh . Với quan niệm vua là chủ muôn dân . Dân là nước . Về mặt tôn giáo thời Lý có nhiều vị sư được tôn  là quốc sư . Thời Trần Nho thịnh thì các kỳ khảo hoạch thi cử chọn nguyên khí quốc gia , các người có học , có đức hạnh trong tôn thất triều đình được chọn làm quan .

Văn minh nông nghiệp phát triển và trong tay vua chúa triều đình , nhưng dân được nhiều quyền lợi về thuế má và đời sống ổn định hơn . Quan niệm Thần Đạo thờ Trời Đất – vua là con dân của Mẹ Đất Cha Trời , toàn dân là anh em một mẹ Âu Cơ sinh ra – nên việc điều tiết xã hội đất nước trong thời phong kiến tập ấm có tình nghĩa đối với cái lợi sinh tồn – tồn vong của tòan dân tộc .

Thời Trần các con cháu của vua nhà Trần đều là  người thống lĩnh binh nhung xông pha chiến trận lập nên đại công nghiệp , chứ không phải như vương tôn , công tử Tàu gặp giặc Mông Cổ tràn đánh là đã lo việc qui hàng . Khóc lóc và trốn chạy – như thời nhà Tống !

Tinh thần đặc biệt của Thần Đạo Đại Việt có bậc kỳ nhân trong thiên hạ .
Bậc kỳ nhân là người hội đủ tính khí của thiên tài – đạo đức của Trời Đất .

Đạo Khổng có Thánh nhân
Đạo lão có Chân nhân
Niezsche có Siêu nhân
Phật có Bồ tát
Thần Đạo có Kỳ nhân
Đó là các bậc siêu phàm vậy .

Tinh thần từ Lê Đại Hành thắng quân Tống truyền sang đời Lý – dẫn đến đời Trần bao nhiêu chiến công lập được đều do đức tin Thần Đạo cả ( Thần Đạo Đại việt khá gần gũi với Thần Đạo Nhật – nhưng không chịu ảnh hưởng nhiều của Phật như Thần Đạo Nhật )

Từ Thần Thi ‘’ Nam quốc sơn hà nam đế cư ‘’ của Lý Thường Kiệt đến đời Trần Thái Tông – Trần Bình Trọng đến Trần Hưng Đạo Vương đều có quyết tâm của người anh hùng hào kiệt chống giặc bảo vệ Tổ quốc . Kéo cờ Đại Việt đánh đuổi quân thù bạo nhất thế giới ( thời này ) . Vào hội nghị Bình Than , Hội Nghị Diên Hồng khích động lòng dân đánh giặc là ở sự đòan kết già trẻ một lòng , dân nước Việt một mẹ sinh ra , lòng tự  hào dân tộc , ý chí Lạc Hồng là trên hết . cho nên giặc mạnh cũng phải thua . 

Tư tưởng Đại Việt từ Vua đến tôi , từ dân đến quân , từ già đến trẻ , không phân biệt giai cấp , tòan ý tòan tâm phá giặc là sự kiên cường , kỳ công , thần dũng vĩ đại không có gì sánh bằng . Mỗi lần xung trận tiếng trống đồng đánh vang lên inh ỏi như thiên binh thiên tướng phá giặc . Quân Mông Cổ nghe tiếng trống từ xa đã bỏ chạy khiếp hồn lạc phách .

Đó là oai linh của chiếc mũ đầu mâu gắn móng rồng của Triệu Quang Phục – một lão tướng thời Lí Bí , cái tinh thần Đồng Cổ của Thần Chiến Thắng , cái oai lực nỏ thần của Thần Kim Qui , như muôn đời vẫn theo hộ vệ giúp dân , giúp nước , đánh bại giặc thù . Tinh thần dũng khí ấy là của Thần Đạo Đại Việt chứ không ai khác . 

Thiển nghĩ chúng ta cần thêm những cơ sở suy luận về  Thần Đạo Việt Nam hơn cho nó có vẻ ‘’ hợp lý ‘’ trong khi người ta cứ tìm cách văn minh để phán đóan Thần thọai và Thần Đạo . 

Qua vài đọan văn lý luận trích từ quyển ‘’ Lịch sử Tư tưởng Văn hóa Việt Nam ‘’ của giáo sư Nguyễn Đăng Thục ( có lẻ được biên tập lại cho hợp thời ) đơn giản thôi – từ tín ngưỡng dân gian sinh ra Thần thoại – từ Thần thọai sinh ra tôn giáo . 

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam là tín ngưỡng vạn vật ư linh , siêu huyền mầu nhiệm và liên quan trực tiếp đến đời sống con người ‘’ Thuyết vạn vật đồng nhất ‘’ đưa đến suy luận ‘’ đồng qui thù đồ ‘’ – tất cả đều đi về một con đường – trên đỉnh núi cao nhất – đó là Tạo hóa – ông Trời Việt Nam – chủ Thần linh ở thượng giới , chủ Thần ở Hạ giới , ở cõi âm và cõi dương - ở gần , ở xa đó là tâm linh siêu việt – siêu việt hiện hữu khắp nới , ở cả hai văn minh và cái duy nhất – cái tối thượng là Ngài Tạo hoá – cái thiên lý của Ngài bao trùm khắp nơi và ở giữa lòng người – thiên lý tại nhân tâm – đạo Trời từ lòng người thiết lập ra - 

Thần Đạo Việt nam từ ngàn xưa khởi nguyên từ đó . Và đó là tín ngưỡng vĩ đại từ siêu nhiên đến siêu hình – siêu thực của thế giới tâm linh . Biểu hiện lên cái ‘’ ánh sáng minh diệu ‘’ chan hòa cả sông núi , và trường tồn bất diệt .

Thời gian , không gian có thay đổi biến ảo nhưng tốc độ của ánh sáng bất di bất dịch (tương đối thuyết – Albert Einstein ) . Ánh sáng của năng lượng vật chất theo vật lý cũng tương ứng và mầu nhiệm như động lực của Tạo Hóa – như nhiên năng của Lão Tử .

Trong thánh kinh cũng kể - Tạo Hóa xây dựng ra vũ trụ trong 7 ngày . Ngày đầu tiên là ánh sáng .

Học thuyết khoa học còn ghi – nguyên tử vật chất không sinh ra và không diệt mất bao giờ cả . Tương đối luận Al.Einstein . Nếu ta căn cứ vào lý tuyệt đối – vào quyền năng đấng tạo hóa và khoa học thì vấn đề vĩnh cửu hòan tòan hợp lý . Nhưng trên bình diện tinh thần sự sống động của hiện tượng giới vô cùng huyền ảo và sinh biến vô tận , lý luận mãi chỉ khôi hài hơn là viết một câu thơ hiện đại hóa Thượng Đế :

Thượng đế - người đệt vải
Quăng thoi - nhật nguyệt sầu .
( Trần Tuấn Kiệt )

Không chỉ có tôn giáo – mà vạn vật ư linh huyền nhiệm nhờ sự linh cảm , cảm thông đã tạo ra thông đạo đến Trời . Đó là nguồn gốc , là bản thể là tuyệt đối của tư duy con người .

Trời kia - đã bắt làm người - có thân
Bắt phong trần - phải phong trần
Cho thanh cao -  mới được phần - thanh cao .
( Nuyễn Công Trứ )

Thế giới Âu Châu , tư tưởng có sáng suốt , minh triết thông thái tột cùng cũng không có tài nào ‘’ nhìn cái núi Tu Di có lúc biến thành hạt cải ‘’ thấy ‘’ một Mặt Trời gỉa dáng một vì sao ‘’ ( thơ Chế Lan Viên )

Hay cảnh trần gian quả thật là nơi huyên náo vô cùng của Thần Linh vạn vật – siêu hoá hiện tượng giới , lý giới người Việt đã mở rộng tâm hồn – tâm linh mà cảm thông với tất cả vạn hữu sinh linh trong đời .

Chỉ có đức hiếu sinh của trời , mới hát lên được bản đại hòa ca Mưa nguồn như Đại triết gia thi sĩ họ Bùi – cái đức của Trời đất ở tận căn để của linh hồn con người – dù cho tâm hay vật , dù cho duy linh  hay duy sinh tất cả chỉ có một con đường đạo thể , con đường chân lý tối cao của nhân lọai – là Thần đạo Việt Nam mà thôi .

Ông Tạo Hóa của Việt Nam – Đấng Chí Tôn Thần đạo Đại Việt không ngồi ở nơi cửu ngũ chín tầng trời , mà rất gần gũi với nhân gian – với người thôn quê dân giã . Trong câu chuyện ví von sau đây ‘’ Ông Trượng – Tiên Bửu ‘’ . Ông Trượng là vị tiên hóa thân thành lão già sọm , đến ghẹo cô Tiên Bửu ( nàng tiên tuyệt trần gian ) . Tiên Bửu mắng rằng :

Ông già kia ! hỡi ông già
Cái răng ông rụng tôi mà chẳng ưa !

  Ông Trượng cười đáp :
Già thời già mặt , già mày
Cắn rứt chi đó bậu này … hàm răng !

Tiên Bửu kiêu kỳ :
Thân tôi như cái giường ngà
Thân ông như manh chiếu rách --- người mà nằm trên

Ông Trượng đáp :
Vái trời cho gió thổi lên
Cho manh chiếu rách nằm trên giường ngà !

Truyện cổ dân gian nhiều lắm về ông Trời Việt

Trông trời - trông đất - trông mây
Trông mưa - trông nắng - trông ngày - trông đêm

Sự mong cầu của anh nông dân , anh thợ vườn đầu tiên , cũng là mong cầu ở Ông Trời !

‘’ Trời yên bể lặng mới an tấm lòng ‘’

Nhớ người Việt gọi là Trời – là niềm tin tối cao tối đại , tối linh của con người – và rất gần gũi như Cha Trời Mẹ Đất – linh diệu khôn cùng .

Xin đừng quan niệm Trời là nguyên lý tuyệt đối theo triết học duy tâm , trời là Đấng Tạo Hóa như thượng đế của các tôn giáo khác .


Trời ở khắp càn khôn vũ trụ , sinh hóa ra vũ trụ và ở quanh quẩn bên ngừơi , điều tiết mọi sinh họat con người – qua các vị Thần ở hai bên vai - ở trong nhà như gia Thần - Thần bếp - Thần lửa – Thổ Địa - Thần canh cửa - Thần giữ nhà ( Mường còn có Ma xó giữ nhà rất linh ) . Mọi sinh họat chân thực hiện hữu linh diệu sôi động biến ảo khôn cùng .

Huy cận chỉ ghi :

Thu -trong cái ngáp dài - vô tận
Hình ảnh - lung linh - vũ trụ tàn !!!

Đó là hiện tượng giới linh thiêng huyền diệu bất chợt lúc nào cũng hiện tồn quanh chúng ta .

Vì thế gọi Thần Đạo là đạo trời của dân tộc Việt Nam từ khi mới có tư duy của ngừơi Việt , từ vạn cổ đến nay vậy  .( Thần Đạo chủ trương : Thế giới tương thân – tương ái – tương trợ - tương đồng gồm bao dung , hòa hợp , điều tiết , sinh tồn )

Cầu Trời cho các cụ Lý đừng hàm hồ , mãi lãi nhãi luận bàn vô lý ! Vì Trời ở khắp mọi nơi chứ không chỉ ở thiên đình như Thượng đế Tàu – cho nên lòng trời cũng là lòng người Việt – đạo trời cũng là đạo người – thiên nhân thần đạo
Trong lời nói , và đời sống thường ngày chữ Thần và chữ Trời hay tiếng gọi từ cửa miệng ngừơi Việt Nam liên tục phát ra – Trời Phật ơi ! Trời đất ơi !Trời Đất Quỷ Thần ơi !
Con gà Thần ( gà đá thắng độc đáo luôn )
Con cá Thần ( cá hóa rồng ) 
Con trâu Thần – vẻ đẹp Thần thọai – 
hay cảnh đẹp Thần tiên (Thần đi với Lão trang ) 
hay trận đánh Thần  thánh (Thần đi với Nho ) 
Nói về ban nhạc lừng lẫy , đó là White Stripe có tên là Jack White , một tờ báo mới viết ‘’ ban nhạc Sọc Trắng với chiêu thức Thần kỳ  .

Đủ cảm nhận ra rằng tên gọi Thần là biểu tượng của chân , thiện , mỹ tuyệt đối Thần linh cùng sống chung với con người , con người cũng là Thần, khi sáng tạo ra một nghệ thuật gì danh tiếng nhất , cao quý nhất – như danh họa Nguyễn Trung xuất thần  vẽ lên bức họa  chân dung phụ nữ Việt nam , (bức danh họa này do luật gia Nguyễn Hữu Dõan giữ ) và các danh họa bậc thầy của hội họa Việt Nam hiện đại như Mai Chưởng , Hồ Hữu Thủ , Thân Trọng Minh … hay khi nhận xét về người họa sĩ tài hoa Phạm Cung qua tác phẩm ‘’ Buồn vào hồn ‘’ , một nhà phê bình đã viết ‘’ Phạm Cung đã thần tình đưa linh hồn vào vẻ đẹp của người phụ nữ , đã thổi vào đó một luồng sinh khí , trường mộng siêu hình của thế giới thi ca và hội họa ngày nay ’. Các thi sĩ Bùi giáng , Phạm Thiên Thư , Phạm Hòang đều có thơ đề tặng tranh Phạm Cung và Phạm Tường với ‘’ Buồn vào hồn ‘’

Mặt môi - gợi thức - hư không
Huyễn màu - lóang đục - pha sương - cõi ngừơi
Vầng trăng - ảo mộng - luân hồi
Lạ nghe - tiền kiếp - buồn trôi -vào hồn .

Văn minh Thần đạo của người Việt không chỉ hạn hẹp ở nền văn hóa Đông Sơn đúc đồng mà biểu thị ở rất nhiều trong văn , thơ , họa , chạm , khắc và gốm sứ , nhất là từ thời kỳ đồ đá đến ngày nay .

Kháng chiến thắng Nguyên – Mông , vua Trần Nhân Tông viết mầy câu Thần thi :

Xã tắc - lưỡng hồi - lao thạch mã
Sơn hà - vạn cổ - vững kim âu

Các Thần vật như ngựa đá , voi đá trong cuộc tiến đánh quân Nguyên , nhà vua cũng thấy voi ngựa này đổ mồ hôi trong trận mạc .

Các con chó đá , ông phỗng đá , canh giữ kho tàng , miếu đình rất thân thương của người bình dân đất Việt . Có miếu thờ Cẩu nhi cũng vì lý do đó .

Cho nên bản chất của con người là Thần tính – rất tự nhiên mà thôi . sự vĩnh cửu vĩnh hằng là ước vọng của con người – sống lâu trăm tuổi – Con người thọ như cây thiên tuế , cây tùng , cây bách , cây si , cây thông , có hàng ngàn năm tuổi .

Ý hướng trường cửu đó người Việt đã đưa thành một thứ đạo lý tôn trọng chữ thọ như trời đất . Muốn được tuổi thọ cao thì giữ đạo làm người sống ‘’ vô sự ‘’ như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chữ rằng vô sự - tiểu thần tiên .

Muốn được phúc thọ thì không gì bằng ‘’ vô sự ‘’ – đạo Thanh Nhàn . Không những vô sự mà còn không coi trọng cả cái thân quý giá , cái mệnh của mình như Nho giáo – Đạo Lão – Trang sinh ra ở vùng Bách Việt – có Quảng Đông , Quảng Tây , Vân Nam – đó là vùng cai trị của Triệu Việt Vương – của vị vua Việt cháu Triệu Đà – mẹ Việt Nam – và nhóm Lữ gia chống lại Nhà Hán . 

Đó là vùng đất Lĩnh Nam xưa của Việt tộc từ Thục phán An Dương Vương đến vị vua cuối cùng của họ Triệu . Ngừơi Việt  có nền văn hóa Văn lang sau thời Bắc thuộc , nhà nước Văn Lang và các dòng họ dựng nước Nam bị Tàu đô hộ , tiêu diệt âm mưu đồng hóa , chữ nghĩa mất , nước mất , làng còn Thần linh và Trời đất núi sông vẫn tồn tại trong lòng dân tộc , ngày đêm phụng thờ và cũng với tinh thần chiến thắng mà lập lại được nước – dựng được nền độc lập . đó là tinh thần tự chủ chiến thắng như Thần Đồng Cổ - Thần Kim Qui v..v.. và nhất là các vị Thần ( Thành Hòang ) được thờ trong đình miếu Việt Nam .

Văn minh nông nghiệp hình thành làng xã –( ngày nay ở kinh đô lập đàn xã tắc –xã là đất , Thần tài là lúa )

Làng xã bền vững là do có Hương ước và tính tự quản bền chặt . Thay đổi bao lần đã thất bại .

Văn hóa đó nhà nghiên cứu gọi là Văn minh đình miếu – thờ thần làng theo quan niệm trọng Thần của dân tộc . Giặc nào cướp phá , quan trọng nhất là đình miếu , nhưng có khi giặc không dám động đến .

Đó là nơi thờ phụng của dân , đình bị phá dân sẽ chống lại . Đình miếu bị đốt phá , tự ái và danh dự bị xúc phạm – chiến đấu một mất một còn cũng ở đấy .

Tinh Thần đánh giặc giữ nước , giữ làng cũng từ Thần đạo mà ra cả .

Mặc dù 1000 năm lịch sử đen tối với một sách lược đồng hoá triệt để , người Việt mất cả chữ viết ( Khoa Đẩu ) , tiếng nói đất nước , làng xã vẫn còn – quan trọng nhất là đạo lý từ tâm linh lúc nào cũng sôi trào thành những hình thái chiến đấu đuổi giặc và xây dựng tổ quốc

Có hòa nhập với Tam giáo – thì Tam giáo – Phật – Lão – Khổng cũng trở thành Nho Việt – và Thần Đạo vẫn là trung điểm phát huy nền văn minh Đại Việt ngàn năm và kết thúc với trận đánh của Ngô Vương Quyền trên sông Bạch Đằng , phá tan quân Nam Hán .

Văn hóa Đại Việt là nền văn hoá nhất thể đa nguyên thần – trong đó có phát triển thêm Thiền Trúc lâm ( vô sở trũ của vua Trần Nhân Tông ) – nói thêm dòng tâm linh hoằng viễn kỳ bí hơn cho đến mãi sau này đã hợp thành tổng thức luận trong đời sống tinh thần đồng đạo – đạo đồng đồng nguyên lý – đồng thể tính –tất cả đều từ cội nguồn tâm linh vĩ đại của Trời Đất mà ra – vũ trụ vạn vật đồng nhất thể - tư tưởng này kết hợp văn hóa nhân loại và nhất thống về một mối đạo lớn – đó là nền văn minh Đại Việt ngày nay .

Ta thường nói đến tư tưởng Đại hành của vua Lê ( Lê Hòan ) – không chỉ là một nhà vua nối nghiệp của ông cha mà ông là người dựng sự nghiệp lớn – sau khi đánh tan quân Tống ( 981) ông đã thực hiện chủ trương Đại Hành của vị hòang đế như sau :
‘’ Về vấn đề trị thủy , năm 983 vua Lê Đại Hành  cho đào con sông nổi từ Đồng Cổ ( Yên định – Thanh Hóa  ) đến sông Bà Hòa Tỉnh gia – Thanh Hoa . Năm 992 nhà vua đã sai phụ quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người đắp đường từ cửa Nam giới ( Thạch Hà – Hà Tĩnh ) đến châu Địa Lý ( Quảng bình ) . Năm 1003  nhà vua cho vét kinh La Cái ( Nghệ An ) . Năm 1009 vua Lê Long Đỉnh cho đóng thuyền chở người qua lại trên sông Vũ Lủng và cho đào sông đắp đường từ cửa sông Chi Long ( Nga sơn – Thanh Hóa ) đến sông Vũ Lủng .

Cũng năm đó nhà vua còn sai ‘’ phòng sát sứ hồ thủ ích đem 5 nghìn quân vào đắp lại con đường Nam Giới – Địa Lý  mà vua Lê Đại Hành cho đắp trước đây .

Bắt đầu có chính sách ruộng đất .. ‘’ đó là công nghiệp vĩ đại của Lê Đại Hành đã tạo ra để lo việc trị thủy –an dân và làm phong phú nền văn hóa nông nghiệp xưa kia … Lúc đó chúng ta thấy rõ nền văn hóa Thần Đạo và nền văn hóa Phật giáo cùng nhau đồng nhất để xây dựng văn minh Đại Việt – nhất là tự chủ trước văn hóa – chủ trương đồng hóa dân tộc ta của người Tàu bằng Khổng giáo , Nho giáo .

Chúng ta thấy rất rõ người Việt duy Thần rõ ràng , thế mà các ngài tư tưởng Âu Tây , các nhà văn hóa kim cổ cứ nằng nặc cho rằng văn hóa Việt là sự đồng nguyên của Tam giáo Nho- Phật – Lão , đó là sự suy diễn hòan tòan sai lầm , nông cạn từ xưa nay . 

Thần Đạo Việt Nam , như Thần Đạo Nhật cũng có sự pha trộn , cũng như tất cả nền văn hoá trên thế giới nào cũng thế cả - nhưng cái cội nguồn từ lịch sử nước Văn Lang thờ Thần linh Thần Đồng Cổ - Thần Kim Qui - Thần Tản Viên - Thần sông núi … 


Hàng ngàn đình miếu khắp nơi thờ Thần người Việt , thế mà lý luận cà kê dê ngỗng xem ra thông thái , nhưng mà tòan chịu ảnh hưởng Nho học Đại việt đẻ ra cái Tam giáo Đồng nguyên đó mà mà cố tình giấu đi sự thật văn hóa linh thiêng huyền diệu của Thần Đạo Đại Việt . Nếu nói đến chữ đồng nguyên thì phải là Tứ giáo đồng nguyên hay Ngũ giáo đồng nguyên mới đúng .

Đời Lý Trần tuy đạo Phật có phần được vua Lý trọng đãi hơn gần như là quốc giáo , nhưng chúng ta xem lại các di chỉ , kiến trúc và đồ đất nung . Chúng ta vẫn còn thu giữ được chiếc cột có khắc hình đôi rồng cuốn song long như hình chữ S , bên dưới là nếp gợn sóng , rồng có mào như văn hóa thời Đông sơn . các thạp và bình sứ , đất nung có các cánh sen và sen dây , trên hai cánh sen gần nhau trên một bình gốm sứ chúng ta thấy có hình mặt trăng xa xa .

Các lọai gà , rắn , chim bói cá , chim trĩ là lọai chim linh của Đại Việt , tòa tháp còn giữ in hình các kiểu chạm vẽ cung điện vương triều xa xưa nước ta .

Các đầu cá , đầu rồng  biểu hiện văn hóa Đông sơn , hình chạm kỹ hà như các vạch khắc hoa văn thời Đông sơn . chứng tỏ tuy nhà vua triều đình lúc ấy trọng Phật mà Thần Đạo vẫn là dấu ấn luôn hiện hữu trong các điện đài , các đền miếu Thần Đạo . Trước đây văn minh Đại việt có Tháp Bút , có Nhất trụ Kình thiên biểu lộ tinh thần văn hóa Văn Lang , độc lập trước các nước khác .


    
Từ thơ văn của Lý Trần , của Khuông Việt đại sư đã nói lên tinh thần bảo vệ Tổ quốc Đại Việt minh bạch . Rõ ràng các tòa dinh thự đền đài , cả đến tên Thăng Long thành cũng nói lên được Đại Việt hùng cứ phương Nam trước giặc phương Bắc .

Hai Rồng quấn vào nhau trên lá Bồ Đề cũng nói lên ý chí tinh thần văn minh Thần  Đạo Việt Nam từ các đời trước để lại .
Quan trọng là xã hội tính và dân tộc tính thời Lý Trần , đã biểu lộ rõ rệt khi nhà Lý cử phái đòan đi thỉnh kinh Phật mà không cần các chính sách Khổng học ở Trung quốc .

Thời nhà Nguyễn coi  Nho học là quốc giáo , nhưng ở bình diện thống trị dân , còn trong dân gian văn hóa Đại Việt lúc nào cũng hiện hữu – văn minh Thần đạo vẫn là quyết định trên hết .

Nho giáo đã thất bại và héo tàn theo vương triều phong kiến nhà Nguyễn . Trước khi quân Pháp tấn công nước Việt , Nho đã suy yếu , trong các trận tấn công của tàu chiến Pháp và hành động đúng nhất của vương triều Nguyễn là cấm sự lẫn lộn trong dân của các linh mục truyền đạo Thiên Chúa vào nước ta . 

Từ vua cho đến dân quan văn võ triều đình và tất cả dân chúng đều bài đạo . Điều đó đã ngăn đạo Tây tà vào tàn phá đức tin Thần Đạo của dân tộc ( chúng ta chỉ nói lịch sử thời Pháp thực dân mà thôi ) .

Mặc dầu triều đình Huế yếu thế phải ngậm đắng dâng thành cho giặc , và các đạo luật bãi bỏ lệnh cấm đạo Thiên chúa .

Đạo Thiên Chúa cũng như các đạo khác ngày nay đã xây dựng cho tổ quốc thật lớn lao rồi .

Với tinh thần đạo nhà , nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu :

Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ .

Khắp tòan dân đều chống văn hóa và tôn giáo Tây di , cho nên đã hạn chế mạnh mẽ khi Pháp chiếm tất cả nước Nam đặt nền đô hộ và bạo nghịch , dân Nam đều nổi lên chống giặc để giữ Đạo nhà – từ đình , miếu , dinh trấn , tinh thần chống đạo Tây di và kháng chiến đánh giặc giữ làng giữ nước – giữ đình giữ nước xảy ra khắp nơi , cho tới ngày Pháp về nước mới thôi .

Bao nhiêu anh hung liệt nữ đã ngã xuống hy sinh xương máu bảo vệ đạo nhà – bảo vệ danh dự và nền tự chủ dân tộc .
Khi Pháp rút đi , đình miếu lăng tẩm lại được trùng tu , các đình Thần mới khắp nơi được xây lên .

Các đền thờ cụ Trương Công Định – Trần Quý Cáp – Cao Thắng – Phan Đình Phùng – Nguyễn Trung Trực – và khắp mỗi làng xã tinh thần văn minh Thần Đạo Đại Việt được hòang kim , hồi sinh và lớn mạnh hơn trước .( riêng ở Sài gòn có gần 300 đình miếu của Thần Đạo Đại Việt )

Sự phát triển của lịch sử từ thời Bắc thuộc và giòng Bách Việt ở phương Nam đến nay còn rất nhiều điều ‘’bí ẩn thiêng liêng từ Bách Việt đến Lĩnh Nam của sử Đại Việt ).

Sử sách còn nuối tiếc và đã ghi lại ‘’ phần địa lý chính trị từ trước Bắc thuộc – của Triệu Việt Vương ‘’

Triệu Việt Vương đánh chiếm đất của An Dương Vương là Thục phán xác nhập đất đai của Triệu đà và của cả nhà Thục thành một vùng rộng lớn từ Lưỡng Quảng – Vân Nam đến Bắc Việt Phong Châu của Lạc Việt .

Khi đó Triệu Đà xưng là Triệu Việt Vương củng cố triều đình độc lập với Tần Hán .

Sau này Quang Trung Hòang Đế có mộng chiếm lại Lưỡng Quảng cho dân tộc Đại Việt mà sự nghiệp nửa chừng bị thuốc độc mà chết (?!) đến nay còn là một nghi án .

Đến thời Gia Long thống nhất Nam Bắc một nhà , cho sứ sang Trung Quốc cầu phong là Nam Việt ( theo tinh thần Nam Việt Vương từ Triệu Đà khi xưa ).

Khi nhà Thanh lưỡng lự , nếu để vua Gia Long làm vua xứ Nam Việt thì e có cơ hội cho người Việt đòi lại Lưỡng Quảng ( Quảng đông , Quảng tây ) là đất Nam Việt của Triệu Việt Vương xưa , nên Càn Long xuống chiếu phong Gia Long làm quốc vương xứ Việt Nam . Nghiã là chỉ từ Bắc Việt đến Nam Việt mà thôi . Như thế , đất Việt của dòng Việt tộc còn có phân nữa mà thôi .

Thời Minh Mạng , Tự Đức lấy hiệu lại là Đại Việt – và Đại Nam  . Cho thấy triều đình nhà Nguyễn tuy bận việc thống nhất vẫn có ý muốn đòi lại xứ Lưỡng Châu của thời Triệu Việt Vương và thời kỳ Bách Việt của dòng Việt tộc ngàn xưa .

Riêng về mặt chiến lược thì sử thần Ngô Sĩ Liên bàn :
‘’ Ngũ Lĩnh đối với nước Việt ta là cửa ngõ của nước , cũng như Hổ Lao của nước Trịnh , Hạ Dương của nước Quắc , Làm vua nước Việt tất phải đặt quân chổ hiểm để giữ nước , không thể để cho nước mất được . Họ Triệu để mất không giữ được chỗ ấy , đến nỗi nước mất dòng tuyệt , bờ cõi chia cắt ra , đất Việt ta lần này lại bị chia mà đã thành ra Nam Bắc . Sau này có đế vương nào nổi dậy chổ địa hiểm đã mất rồi khôi phục lại tất nhiên là khó .

Cho nên Trưng Nữ Vương có thể đánh lấy được đất Lĩnh Nam , mà không thể giữ được nơi hiểm yếu ở Ngũ Lĩnh , rốt cuộc đến bại vong . Sĩ vương tuy lại tòan thịnh nhưng tòan là  chư hầu bấy giờ , chưa chính vị hiệu , sau khi chết lại mất hết , mà các nhà Đnh , Lê , Lý , Trần  chỉ có đất từ Giao Châu về Nam mà thôi , không khôi phục được đất cũ của Triệu Vũ Đế , thế phải như vậy . Kể cả dòng họ Bách Việt ở phía Nam nứơc tàu cũng bị đồng hóa dần mà họ quên cội nguồn Việt tộc mà không hay ! .

Riêng Tích Quang và Nhâm Diên đem văn hóa Trung quốc vào dạy dân ta ở quận Cửu Chân . Văn hóa Trung quốc muốn đồng hóa dân Việt , kể ra hai ông này có công . Nên lúc vua Tàu gọi về  , dân lập đền thờ ( chứ không phải sắc phong của vua ) . Văn hóa Thần Đạo Việt Nam cho hai vị này có công đức giáo hóa dân trồng lúa , cấy cày . Nhâm Diên thường bảo các trưởng lại bớt tiền cho dân nghèo cưới được vợ . Thời Bắc thuộc các quan lại Tàu phần nhiều hà khắc bạo tàn , dân cho Tích Quang , Nhâm Diên  làm được điều tốt nên lập đền thờ  người Tàu có công ơn với dân nước Việt cũng phải .

Nói về mặt tôn giáo , Người ngày này thường có một thông minh nghô nghê với suy nghĩ là tôn giáo thì phải có giáo phận , có tổ chức giáo hội , có tín hữu , có chức sắc mới thành Đạo .

Vậy chứ một chiếc Am cỏ , hay lều tranh của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm không là đạo ở ẩn của Lão Trang  , một cái chùa miểu ẩn trong vườn cây rậm , không phải là đạo Phật ư . Một nhà thờ cheo leo giữa đồi cát không phải là căn cơ của đạo Thiên Chúa hay sao ! Thần Đạo Việt Nam – là Đạo Thần Tiên đã có từ trước thời văn hóa Tàu vào nước ta đồng hóa dân ta , cớ sao lại để cho suy tàn .

Không như các dân tộc khác để mất cội nguồn , người Việt lúc nào cũng phản kháng , chống trả lại các đòan quân xâm lược . Có Tây học thì cũng phải chống lại sự đồng hóa về tôn giáo . Sự đồng hóa ấy thể hiện dưới nhiều hình thức tinh tế .

Chúng ta cũng thấy các loại cây được tín ngưỡng dân gian Châu Phi tôn thờ . Các cố đạo Thiên Chúa cho lập nhà thờ nhỏ gần đó và đem cả thánh giá treo lên , như thế đã cố ý đồng hóa tôn giáo tín ngưỡng bản địa , cho nên về sau các dân tộc Châu phi , da đỏ mất dần tôn giáo tín ngưỡng đa thần  hay thờ vật linh , tổ linh của họ và đi nhà thờ , biến dần theo Thiên Chúa giáo hết . 

Đức tin Thần đạo vững bền , Thần Đồng Cổ như Sấm Sét , và tín ngưỡng thờ Trời đất  , chư thần vô cùng lẫm liệt , nếu ai đụng chạm tới đạo Thần linh Đại Việt thì khó mà đạt được ý muốn của mình .

Người Tàu mạnh lớn và văn minh khá cao thế mà không thể nào làm cho dân ta chấp nhận .

Chỉ có số vua và quan lại học Tứ Thư , Ngũ Kinh – Binh Pháp Thái Công – Tôn Võ Tử , Lục Thao Tam Lược tôn thờ Khổng Tử và chịu ảnh hưởng của Tàu quá nặng

Văn hóa dân gian vẫn thờ Ông Trời , vẫn làm lễ tế Thần linh ở mọi nơi mà đạo Khổng khó bề tranh chiếm được . Ở đình miếu người ta thờ Thần gốc Việt chứ ít ai thờ các vua quan và giáo chủ Tàu , ( như đời Trần lập văn miếu thờ Khổng Tử ) – các đền miếu dân gian ở các tỉnh thành , nơi hang động , nơi hải đảo , nơi núi cao , cây to và cả bên cạnh đời sống hằng ngày vẫn tin có thần linh gần gũi và phù hộ mình .

Tín ngưỡng về động thiên  đến đời nhà Mạc còn các cứ ở Mãnh thiên Động lâu đài của dòng Mạc Kính Cung v..v.. . văn hóa Đông Sơn và văn minh Cổ mộ Lạch tường đều phát xuất ra đại hồn dân tộc – đó là Đạo Nhà – Thần Tiên đạo - Thần Phật đạo – hay Thần Đạo Đại Việt – đến nay nhất là  các đình miếu dinh trấn , thờ Thần Tiên người Việt từ lâu đời . Ngày nay có pha trộn thêm nhiều sắc thái – Giáo sư Olov Jancé cưỡng lý theo văn hoá Âu Tây viết :
‘’ Người ta tự hỏi phải chăng các đạo sĩ đã mượn các ý tưởng núi cao , cung điện của thần tiên ( trên đây của Hy Lạp ) – đỉnh Olympe ‘’
Ông ta cho rằng văn hóa này chịu ảnh hưởng của Hy Lạp .
Từ thượng cổ các tôn giáo chưa từng kết hợp trong một hòan cảnh bị trị như ViệtNam . Tàu bành trướng bá quyền , nhưng cũng không phá được tín ngưỡng Thần Đạo Việt Nam – Đền Đồng Cổ và các đền miếu khác là Thần đạo  tối thiêng của lịch sử dân tộc Việt .

Vả lại thời này đi lại khó khăn , nhất là  thời kỳ văn hóa cổ  và tiếng nói khác nhau , tư tưởng khác nhau , địa lý càng xa hơn vùng Đông Phương .

Chỉ có vài chuyến tàu buôn của thời đại nhà Đường từ Trung Quốc đi chinh phục  buôn bán khắp thế giới .

Ngôn ngữ đã bất lợi , nhất là ngôn ngữ Thần thoại như La Hy làm sao người Đông phương có thể hiểu biết được văn hóa thần thọai Hy Lạp mà ghi vào ?

Nó có các  điểm tương đồng tự nhiên của các dân tộc bán khai thời Thượng cổ , mỗi xứ có thần thọai riêng để trình bày vũ trụ quan . Thật khôi hài khi nghe giáo sư kia bảo văn hóa Tiên Động Ấn – Tàu – Việt chịu ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp cổ - khi mà các xứ sở các nước Đông Phương , Đông Nam Á hình thành trước các nước Âu Tây hàng ngàn năm .

Riêng về tư tưởng triết lý và tôn giáo thì đạo Thần tiên buổi đầu đã là tín ngưỡng sơ kỳ của Thần đạo vậy

Người Việt da vàng có sự liên hệ về màu da cùng với Hàn Quốc , Trung Quốc , Nhật Bản – nhất định có sự pha trộn về tinh Thần và đạo giáo lẫn nhau , nhưng tín ngưỡng chính thống của người Việt vẫn là Thần Đạo – như người Nhật có Thần Đạo Nhật Bản vậy .( các sắc dân da đen như Ấn , Hồi – Mã Lai , Indonesia , Chàm , Campuchia … thường theo Ấn độ giáo – Bà la Môn – Hồi giáo , Phật giáo . đạo Khổng , Lão không thâm nhập được  vào văn hóa các sắc tộc da đen này )

Người Việt cũng có phá trộn sắc thái văn hóa đồ đồng với các dân tộc Nam Tàu ( Bách Việt xưa của Triệu Việt Vương ) .
Đồng thời văn hóa Đông sơn , nghề đúc trống đồng huyền bí linh thiêng , ai nấy đều tôn thờ .

Văn hóa Thần Đạo  không chỉ ở Thần Núi Đồng Cổ mà còn văn hóa Thiên Động và văn minh Triết – Tiên tri nữa !

Như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm hoặc Phật Thầy Tây An cũng từng tung ra Sấm Ký để răn dạy người đời – xét việc vị lai quá khứ !

Sự kết hợp Thần Đạo Đại Việt với đạo lão và sách Đạo Đức Kinh hay Kinh Hùynh Đình thật sự nó chỉ có trong Nho Học , những nhà trí thức của thời kỳ Nho thịnh . Bởi vì Nho giáo không chỉ riêng của cụ Khổng Tử , Mạnh tử mà thôi .

Từ người học Nho đạo , đọc thêm Đạo Đức kinh – Nam Hoa Kinh và các sách Tàu  chịu ảnh hưởng tinh thần Lão Trang – chứ thực ra đạo quán của Lão không có trực tiếp truyền vào nước ta , qua cái học từ chương của nho sĩ ( Đời Nhà Minh cai trị nước Nam có lập ra Đạo Kỳ Ty và Tăng Đạo Ty để kiểm sóat tôn giáo Đại Việt )

Tinh thần Thần Đạo trong dân gian rất tự nhiên – từ thái cổ . Giữa văn hóa huyền bí Việt ( Lạc Việt ) với văn hóa Lão Trang ( Bách Việt ) hầu như chỉ là một . Khác với Hán tộc từ phương bắc Tàu . Lão tử là người Bách Việt – trong dân gian , về đời sống tâm linh , có lẽ ít ai biết Lão - Trang  là ông nào cả . Nhưng họ biết văn miếu thờ Khổng tử hơn nhiều .

Thần Đạo và Lão đạo chan hoà lẫn nhau phát triển theo dạng văn minh ẩn , xúât thế hơn là nhập thế ( Đạo Thần tiên ).
Đạo phật nói tu hành tránh điều tranh chấp trong thế gian , nhưng xét cho cùng lại là đạo nhập thế  quan trọng hơn cả đối với người đời nay .

Giáo lý nhà Phật giống như xa thế tục mà chùa chiền mọc lên khắp nơi , có lúc lấn áp cả các đạo Khổng đã cùng nhập vào nước ta thời Bắc thuộc . Ngày nay có nhiều tông phái Phật giáo ra đời . Nó chi phối cuộc sống  và phổ biến tinh thần Đạo Phật khắp nơi , trở thành một nguồn đạo hạnh xây dựng chân thiện mỹ chánh , tư duy tích cực hơn cả . 

Khi đó vũ trụ tâm linh huyền diệu trong sự huyền bí và huyễn hoặc của Lão Trang không lộ rõ , chỉ như trăng như nước , như gío như mây bàng bạc khắp tâm linh con người  , chan hòa trong vũ trụ , trong vai trò xây dựng xã hội chúng ta cần nghiên cứu xem .

TRẦN TUẤN KIỆT - TRÍCH TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO VIỆT NAM .

No comments:

Post a Comment