Tuesday 23 April 2013

TƯ TƯỞNG ĐẠI HÀNH - TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO VIỆT NAM !!!



II . TƯ TƯỞNG ĐẠI HÀNH

Lê Hòan lúc lên ngôi thi hành chính trị làm chủ đất nước bèn lấy ngay biểu tượng Đại Hành mà xưng vương hiệu của mình tức là Lê Đại Hành . Các tư tưởng triết lý của Á Đông xưa có thuyết tri hành hiệp nhất . Cách vật trí tri của Dương Vương Minh .

Karl Mark , Angel gọi là nhân vi , là hành động của con người ( praxix ) nhưng với vua Lê Hòan . Người còn muốn đưa cái hành vi , hành động của người Việt vĩ đại hơn , cao cả hơn như hành động của Trời Đất Thần linh bao trùm cả vũ trụ vạn hữu nên mới gọi là Đại Hành . Có Đại Hành mới có Đại Thành . Đó là tư tưởng quán triệt càn khôn vậy .

Lại tìm thấy ở đời nhà Trần khi chống giặc Nguyên Mông . Nhân Huệ Vương – Trần Khánh Dư dầu bị cách chức về núi Chí Linh làm nghề đốt than nhưng mãi còn vang tiếng tráng chí hùng tâm được vua Trần Nhân Tông kính trọng . chuyện vị ‘’ danh tướng bán than’’ và truyền tụng mãi đến muôn sau .

‘’ Một gánh kiền khôn quảy tếch ngàn
Hỏi chi bán đấy ? Gửi rằng ‘’than !’’
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt
Hơn thiệt nài chi gốc củi tàn !
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp
Thử xem sắt đá có bền gan ?
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác
Ngưng lệ ( sợ ) trời kia lắm kẻ hàn .

Than là lửa là ngọn Huyền hỏa , sinh hỏa , phán xét , là hành động cứu dân no ấm của vị Thần Phương Nam .
Thần lửa cũng là Thần Thái Dương
Có lửa hương mới hong ấm mùa Đông giá buốt lạnh lẽo cõi đời . Gánh kiền khôn là gánh cả trời đất – Gánh là chịu trách nhiệm lo cho dân no ấm khỏi cảnh cơ hàn , là trách nhiệm trước lịch sử Việt . Đạo lý của Việt tộc – của Thần đạo Việt Nam là như thế đối với người đảm nhận trọng trách lãnh đạo tòan dân .

Ý khí oai hùng cao vợi , đánh giặc Mông Cổ là giặc Trời , hại Trời thì có Trời phù hộ dân ta chiến thắng , là đại thành công , là đại thắng quân Nguyên Mộng . Tư tưởng Đại Hành của người Việt chói sáng sự vi diệu như hào quang của Trời
( Minh Diệu ) . Con người Việt , tư tưởng người Việt vừa hiện hữu vừa có lẽ chu lưu , tuần hòan với nhịp sống thời gian của vũ trụ vạn vật .

Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà hiền triết , nhà tiên tri Việt viết :

Thu ăn măng trúc , đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen , hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp
Nhìn xem phú qúy tựa chiêm bao .

Ông là quan đại thần nhà Mạc , sau từ quan về sống với thiên nhiên ở am Bạch Vân – tu thanh tịnh vô vi , theo học phái Lão Trang sống thanh đạm thảnh thơi  hưởng phúc thọ lâu bền . Ông mất đi để lại Sấm Trạng Trình rất nhiều thơ văn mang ý nghĩa triết lý thông thái để dạy dân tộc 

‘’ khôn chết , dại chết , biết sống ‘’ .

Biết là  biết lẽ họa phúc tồn vong của thời thế . cái biết của thần thánh nhân , của hiền giả mà xự sự với đời . Biết cũng là viễn kiến vậy , biết cũng là sự chuyên tâm cần mẫn học hành cho tới cái rốt ráo tận cùng của sự  biết là chí minh , chí nhân , chí thiện . 

Chí minh đạt đến đỉnh tộ cùng , phải đi với chí nhân , chí thiện thì mới đầy đủ đức tính của người Việt ; sâu sắc , bình dị , từ bi , bác ái và nhất là phải có nhân , có nghiã , có trí và có thần . Đó cũng là đạo lý Việt Thần vậy .

Thần là sự tốt đẹp thành tựu nhất của con ngừơi . Thần là tinh thể của vũ trụ vạn vật . Thần là nguyên khí của quốc gia .
 Thần cũng là sự cao sáng nhất , oai linh nhất không có gì bằng . Như chúng ta dã thường nghe cặp mắt Thần của Khương Công Phụ , Thần thi Lý Thường Kiệt , Đức Thánh Trần Hưng Đạo , Thần nhân La Sơn Phu Tử , Thần Tốc Đại đế Quang Trung , … 

Và cũng thường nghe nói cái móng rùa Thần của Thần Kim Quy , ban cho vua Thục để chế nỏ thần , cái móng rồng của Chử Đồng Tử ban cho Triệu Quang Phục , con Thần mã của vua Quang trung .
Các vị tướng trên trời hiển linh cứu độ thế gian được thờ gọi là Thần Tướng , Thiên Tướng .

Tất cả các triều đại , các vị tướng quân có công giữ nứơc dẹp giặc giúp vua khi sống là người có tước vị danh giá khi chết làm Thần ( thành hoàng bổn xứ ) vua sắc phong về cai quản cõi âm và nơi quê quán của mình để phù hộ dân tình , gíup dân sống bình an , no ấm , mưa thuận gío hòa được nhơn dân thờ phụng . 

Con cá ông , cá voi có công cứu ngư dân vùng biển được thờ làm Thần , được phong Nam Hải Đại Vương , hay Đại tướng Quân đều được dân gian tôn thờ biết ơn , làm lễ hằng năm , gọi là Lễ Nghinh Ông , cầu Ông . Khi đánh với Tây Sơn , Võ Tánh và Ngô Tùng Châu thất trận chết theo thành Qui nhơn đều được phong Thần .

                            

Các tướng binh tử trận đều được về ở với Thần núi Kim Nhan Nghệ an , hay được cúng tế ở miếu Âm Hồn là đền chí sĩ trận vong của nhà Nguyễn – Gia Long , Minh mạng cho đến tận ngày nay . các đền miếu đình thờ Thần , đó là cái nôi vật chất của Thần Đạo chính thống của dân tộc Đại Việt . Cho đến tận ngày nay các đền miếu đình thờ Thần , đó là cái nôi vật chất của Thần Đạo chính thống của dân tộc Đại Việt .





Thần Đạo – Tín ngưỡng chính thống của ta nên cũng gọi là Đại Việt Thần Đạo cho hợp lý vậy .

Nhà hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ dạy chữ Biết mà còn dạy cho người Việt một chữ Nhẫn là chịu đựng , là ẩn nhẫn , chịu nhục , chịu nhường , vì lúc còn yếu thế . Dân tộc Việt ít người trước kẻ xâm lăng bạo tàn ngang ngược phải biết nhẫn để đợi thời cơ cho nên cụ đã dạy :

’ Ở đời muôn sự nhẫn thì qua , qua lúc cơ cực lầm than , yếu thế ‘’.

Như cọng lau uốn mình trước cơn bão tố . Khi bão qua thi vẫn đứng vươn mình trở lại như trước . Khi đó nếu không chịu nhẫn , mà dùng thuật cương cường thì chẳng khác nào như cây to trước bão cuồng dễ bị nhổ trốc gốc , hay gãy làm đôi . Vì uẩn nhuyển được ý nghĩa thâm sâu ấy nên dù vật đổi sao dời , dâu biển tiếp nối , những phùng hưng phế thạnh suy , nhưng tâm hồn Việt cứ mãi rộng lượng bao dung đến vô cùng .

Nghệ thuật tồn tại và tâm hồn khóang đại của Lão Trang  cũng thế .

Lão tử dạy , chổ thấp nhất trong thiên hạ là cái biển hay ‘’ mũi nhọn thì dễ bị tà ‘’ từ thuật sống quên mình , không trọng thân , không tham danh lợi vì cái lợi thường ví như :

‘’ Con đường danh lợi vinh liền nhục
Vào cuộc trần ai khóc trước cười ‘’
( Cổ thi )

Đó là phép giữ thân phóng dật của kẻ sĩ trong thời đen tối nhiễu nhương lọan lạc xưa nay .

Tinh Thần nhân ái quang minh chính đại của chư Thần cũng là tinh thần dân tộc Việt . Cũng trong sáng chính đại quang minh như tâm thức , Thần thức tự trong lòng người minh triết Việt Nam . đó cũng là Lý Đại Hành .

Thần Đạo Việt Nam là Thần Đạo dân gian , ngoài các vị Thần là hiền tướng lương tướng của triều đình có sắc phong của Vua . Người dân cũng do lòng quý trọng kính mền biết ơn các vị hiền nhân hiển thần , hiển thánh , các nàng tiết phụ như tiết phụ Nam Xương nguyện lập miếu thớ , đến vua Lê Thánh Tôn lúc đi qua nghe câu chuyện cũng phải chạnh lòng :

‘’ Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng trương ‘’

Dân thờ trước rồi Vua biết được ra sắc phong Thần thờ sau . Vua và dân cùng một lòng ghi nhớ công lao nuôi dưỡng trẻ thơ của nàng thiếu phụ .

Có muôn ngàn sắc thái thờ Thần Linh của Người Việt mà cao nhất là Trời và Thiên Thần đến Nhân Thần , đến Thần Vật Linh , Thú Linh … Từ cõi lòng của con người đã có thiện lương là đức sáng của Trời và cũng từ tri ngộ ơn Trời Đất mà đem cả lòng thành của mình đối với thiên nhiên sự vật , như thi sĩ , đại hiền triết Bùi Giáng viết :

Ta đã đặt trong bàn tay vạn vật
Quả tim mình nóng hổi những chờ mong
Con kiến bé hoa hoang và cỏ dại
Con vi trùng sâu bọ cũng yêu luôn

Cho ta thấy cái lượng Trời , bao dung thể , trùm lên cả vũ trụ càn khôn cũng do từ tâm ý của mình .

Lễ hội Lê Hoàn diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức hoành tráng với quy mô cấp tỉnh, nhằm tưởng nhớ tới vua Lê Đại Hành - người đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm 981. )





Trần Tuấn Kiệt - Trích Tín Ngưỡng Thần Đạo Việt Nam 




No comments:

Post a Comment