Với quan niệm của Việt tộc thì từ trước đến giờ và từ giờ về sau Hùng Vương Việt Tổ - vị Quốc Tổ được Việt tộc tôn thờ , sùng kính nhất .
Các Thần tích Việt , Thần thọai Việt cổ tích Việt và các nơi như đình làng , dinh , trấn , miếu mạo , đều thờ các vị Thần của dân tộc từ khi lập quốc . Nhờ tiếng nói và Thần Đạo Việt Nam mà văn hóa bản địa , tinh thần , ý chí người Việt luôn bền vững trải qua hằng ngàn năm bị Tàu đô hộ , mà ngừơi Việt vẫn không mất cội nguồn , đó là nhờ ở một nền văn háo sơ kỳ , ở đức tin chính thống là Thần Đạo Việt Nam .
Thiết nghĩ chúng ta cũng nên đọc lại truyền thuyết hình thành dân tộc Việt từ thượng cổ .
Người Việt quan niệm đất nước thiêng liêng của mình là đất nước Nam của Trời sinh – Trời định .
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư .
Trời là chúa tể của vũ trụ vạn vật , là nguyên lý tuyệt đối , là nhất thể tính . Do ngũ hành sinh hóa tạo ra vạn vật . Người Trung Quốc lân cận với người Việt – giòng Bách Việt trong đó có Lạc Việt – Chiêm việt ở Phương Nam .
Người Trung Quốc dùng năm ngọn núi để trấn giữ thì người Việt ở phương Nam dùng năm nguồn linh khí để trấn phương Nam là :
Đông phương Nhật Thần trấn cõi Đông Tây phương , Nguyệt Thần trấn hướng Tây , Bắc Phương Huyền Vũ trấn hướng Bắc , Nam Phương Hỏa Thần trấn hướng Nam . Nước Nam là chủ cõi Nam quốc ở giữa – như Trời là chủ tể của vũ trụ ở trung cung của Ngũ Hành .
Sau này , tại nước Nam có đạo Phật phương Nam thì nhà Chùa xây nên Pháp Vân , Pháp Vũ , Pháp Lôi , Pháp Diện cũng theo các nguyên khí của Trời Đất mà lập thành . Căn bản cũng từ Thần đạo tư tưởng Việt tộc mà ra .
Đạo Phật vào đất Thần minh hóa nhập ngay thành tinh thần hợp nhất với Thần đạo Nam phương coi như đại hung , đại lực , đại từ bi của Phật đã hòa với nguyên khí Thần linh của Thần đạo và thánh linh của đạo Khổng thành ra tứ giáo đồng nguyên , trong câu nói tự nhiên của người Việt là Thần – Thánh – Tiên – Phật .
Chữ căn nguyên , cội nguồn của văn hóa tinh thần Việt là chữ Thần , đầu tiên Thần khí – nguyên khí – đại minh Thần rồi sau mới nói thêm là Thánh – Tiên – Phật – hay than cận với Phật , hơn người Việt thường kêu lên như đã nói :
- Trời đất ơi !
- Trời Phật ơi !
Trời là đạo trời , là thiên đạo của người Việt . Trời tối cao tối đại , uy lực bao trùm vũ trụ . Người Việt gọi là cha Trời mẹ Đất , thân mật như cha mẹ trong gia đình . Đạo lý Việt Thần từ đó có Trời Đất – Tổ tiên ( ông bà cha mẹ giòng họ ) đạo thờ Trời , Vua là chủ của đất nước vì thế Vua và các quan là nguyên khí của quốc gia , đều phải giữ gìn đạo Trời .
Tin ở số trời tốt đẹp , ban hồng ân xuống cõi đời và luôn hộ trì cho giòng giống Lạc Việt đời đời . Điều quan trọng về con người , về nhân phẩm , nhân cách cộng với tấm than xác thịt trần thế , người Việt đặc biệt thời cổ đại có 2 ngón chân cái giao nhau , như anh em bao bộc gần gũi tạo cho thế chân đi đứng vững vàng cho nên người nước ngòai , cả người Trung quốc đều gọi đó là Giao chỉ , gọi nước Việt là Giao Châu . Giao Châu còn có nghĩa bóng là châu ngọc , quí hiếm .
Điều ấy đã nói lên sự trác việt , tinh anh của người Giao Châu , người văn nhân hào hoa phong nhã , và do người Giao Chỉ có nhiều châu báu nên người phương Bắc luôn để lòng xâm chiếm .
Đã vậy người Giao Chỉ có nhiều voi ( Giao chỉ Tượng hay Tượng quận) và cả đất quảng Nguyên đầy vàng – quảng Nguyên kim . Khi người Tàu xâm lấn , người Việt dung voi đề đổi lấy lại đất quảng Nguyên có nhiều vàng . Voi lúc nào cũng mang biểu tượng hùng mạnh nhất của người Việt ( của các dân tộc Đông Nam Á ) chứ không trọng hổ .
Đời Gia Long – Minh mệnh sau này có xây điện thờ Thần Voi -15 vị Thần hộ mạng cho tượng binh : Xây điện Voi ré ở Huế . Từ các anh thư , nữ kiệt , vua quan Việt khi ra trận thường cưỡi voi – như Hai Bà Trưng – bà Lê Chân , Bà Triệu . Người Việt trọng voi khinh hổ vì voi là con vật thiêng theo phò vua Hùng vương lúc mới lập quốc .
( Đền thờ Hai bà Trưng – simplevietnam )
Truyền thuyết ghi lúc Vua Hùng dựng nước có 15 bộ tộc và 100 con voi Thần về chầu , trong đó có một con bị vua xử tử vì quay đi .
Các lễ hội đền Hùng – giỗ tổ mùng 10 tháng 3 âm lịch sau này quên mất tượng binh và 100 con voi Thần – nên không có vẻ uy nghiêm nữa – Voi trắng được xem là linh tượng , mang lại điềm lành và thịnh vượng nên người Việt rất quý trọng .
Nhưng lúc đem cống cho người Trung quốc , người Việt thường đem voi đực đi cống , như lúc Nguyễn Huệ đem cống cho Vua Càn Long voi đực to lớn nhưng là voi thường .
Đặc biệt người Việt coi màu trắng là màu linh thiêng qúy báu nhất – nên ban ngày là ngày thanh thiên bạch nhật – chữ ‘’ bạch ‘’ quan trọng hơn cả , vì thế mà các linh vật của người Việt là Bạch tượng , Bạch hổ . Lân thì có Lân râu bạc . Bạch xà , Bạch long . Nhất là lòai Chim Trĩ Trắng đẹp tuyệt trần , là con vật linh thiêng của sông núi Việt thời hồng hoang .
Có truyền thuyết ghi lại ở sử Tàu ( Tiền Hán Thư ) và cả sách Tàu là Sử Ký Tư Mã Thiên có viết về sứ giả Việt Thường đem cống cho vua Đường Nghiêu Chim Trĩ trắng và Rùa thần – trên mai rùa có thần thọai ghi về sự tích ‘’ Tạo thiên lập địa của người Việt ‘’ .
Tức là quan niệm về vũ trụ của người Việt – về mặt triết học và tôn giáo thờ Trời và Thần linh của mình . Đó là quyển Thần thư bí ẩn như kinh sáng thể của Tây phương hay sách kỳ môn độn giáp của Tàu . Sau đó người Việt còn biên sách Lạc thư
( sách của người Lạc Việt ) từ quan niệm ngũ hành đến sự tuần hoàn của tạo hóa – tính chất của thời gian và đời sống hòa hợp với thiên nhiên với Trời ( thiên lý ) của người Việt đã tạo ra đời sống văn hóa – tâm linh huyền diệu vô cùng . Như thế , về thời gian triết học của người Việt đi xa và trước cả nhà tư tưởng vĩ đại của Âu Châu ngày nay là Martin Heidgger với tư tưởng về hữu thể và thời gian .
Về mặt đời sống theo như sự luân chu của trời đất mà con người sống hợp với đạo Trời đất – xuân hạ thu đông cứ thế mà tuần hoàn .
Tinh thần đó trong Thần đạo Việt Nam đã tạo ra được thiên Hồng Phạm – Cửu trù ( Coi sách chữ thời của Kim Định ) vô cùng huyền nhiệm , hiểu biết được đạo tuần hòan của trời đất .
Sống theo thiên lý hợp với lòng trời – Lục Tượng Sơn , một Nho Việt nói ‘’ Vũ trụ Tiện Thị Ngô Tâm ‘’ đâu phải triết học duy tâm , duy thức chỉ có ở nhà Phật hay ở Hegel của Âu Châu cận đại mới có . nên thần đạo Việt gọi ‘’ thiên lý tại nhân tâm ‘’
Đến Lý Thường Kiệt thì hiểu ngay tổ quốc dân tộc Việt ở phương Nam này cũng là tổ quốc của Trời sắp đặt ra . Đạo Trời ở Phương Nam còn có ngọn huyền hỏa vô cùng mãnh liệt đốt cháy tất cả những dân tộc nào ỷ thế đông mạnh như giặc Tần , giặc Nguyên , Minh và Tây tà xăm lăng đất nước Việt ‘’ Trước sau gì cũng bại vong mà thôi ‘’.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Thiên lý tại nhân tâm cho nên đạo Trời cũng là của lòng người . Sự huyền diệu linh thiêng của Trời cũng là sự tinh anh của dân tộc Việt nên Thần đạo còn gọi là Thiên Nhân Thần Đạo . Sự quyết định của lòng người cũng là sự quyết định của Trời .
Trần Túân Kiệt - Trích Tín Ngưỡng Thần Đạo Việt Nam
No comments:
Post a Comment