Tuesday 23 April 2013

CHỈNH ĐỐN VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỐNG GIÁO THẦN ĐẠO ĐẠI VIỆT


CHỈNH ĐỐN VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỐNG GIÁO
THẦN ĐẠO ĐẠI VIỆT



Khi nói chuyện với một người bạn thân ,  từ lúc còn trẻ, đến nay cả hai , Đại Đức Trí Minh và tôi đều đã già, Tôi 72 tuổi còn ông hơn tôi mười mấy tuổi rồi .
Chúng tôi đi chung với nhau , lúc Mặc Tưởng thi sĩ còn sống. Thời trẻ ông là bạn, đi bán báo với nhà văn, thi sĩ danh tiếng nhất Nam bộ là Vũ Anh Khanh. 
Ông cùng tôi, lúc cụ Lê Văn Trương còn sống, ông lo từng chút một cho nhà văn này cho tới khi tạ thế. Lúc đó nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, đạo sĩ chưởng môn phái Hồng Môn Trúc Lâm Nương là Thanh Quang đều là anh em của chúng tôi thời trẻ cả. 
Sau này mỗi người đi một đường, chúng tôi cũng không ngờ một tay giang hồ khí khách như Điện Quang ở Ngã Tư Quốc Tế Trần Hưng Đạo - Bùi Viện  gần nhà nhạc sĩ Lê Thương , bây giờ đi tu theo Phật Giáo Nguyên Thủy trở thành Đại Đức Trí Minh .

Đền Hùng 

Tôi thường lên Hóc Môn thăm ông. Sau này tôi không ngồi xe ôm đi xa được nên dù gần 90 tuổi Đại Đức Trí Minh vẫn nhớ tôi và xuống nhà thăm hỏi luôn .
 Có lần ông nói, bây giờ tôi tu ở Chùa Trúc Lâm có một mình, đất cát rộng rãi mênh mông. Tôi có làm hai cái tháp. Một cái cho tôi và một cái cho Kiệt . Sau này tôi mất, Kiệt lên thay tôi mà lo cho ngôi chùa này .
Tôi cười lắc đầu
-Vậy Kiệt theo đạo gì. Chỉ lo làm thơ sao ?
Tôi nói:
-Tôi theo đạo chính thống của dân tộc Việt .
Đại Đức Trí Minh nói ngay:
-Vậy là Thần Đạo ?
-Đúng. Thần Đạo Đại Việt.

Đền Mẫu Âu Cơ

Nói đến Thần Đạo , ai cũng biết là tôn giáo chính thống của dân tộc Việt Nam tối cổ, hiện nay đang phát triển mạnh trong nước. Người ta thờ các vị Thần. Cao nhất là ông Trời (đấng tạo hóa sinh ra vạn vật), thờ cả Thiên Thần, Nhơn Thần và Địa Linh Thần.
Tuy nhiên một số người Việt lại vô tình , hay ít khi chú tâm đến chính thống giáo là Thần Đạo. Trong sách Tư Tưởng, giáo sư Nguyễn Đăng Thục cũng có ghi , Thần Đạo là tôn giáo chính thống của dân tộc Việt Nam. Có đền thờ các vị thần nhơn đền Đồng Cổ ,  thờ thần Trống Đồng, thần Núi Đồng Cổ.

Núi và Đền Đồng Cổ

Đời nhà Lý tuy theo đạo Phật , nhưng vua Lý vẫn ban lệnh xây dựng , đền thờ thần Núi Đồng Cổ vì đã báo mộng cho vua dẹp được loạn đảng và giúp vui thắng trận. Từ đời Hùng Vương, đền thờ Đồng Cổ đã được tôn trọng, cũng như các đền thờ Phù Đổng Thiên Vương và các vị danh tướng có công phá giặc khác.
Khi người Hán xâm chiếm nước Nam , có thờ các thần của họ. Đó là cái đạo thờ Nhơn Thần như dân tộc Việt thờ các danh nhân nước Nam , đã có từ trước khi Tần Hán xâm chiếm nước ta. Không thể nói là người Việt chịu ảnh hưởng Nho giáo ,  mà lập đình miếu thờ Thần như người Tàu.
Đền Phù Đổng Thiên Vương

Riêng tại Á Châu, Đông Phương, luồng văn hóa thờ Khổng Mạnh rất rộng như các nước Đại Hàn, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Sau này những vị vua đời Trần , cho đến triều đình nhà Nguyễn như vua Minh Mạng, Tự Đức đều tôn trọng văn hóa Khổng Mạnh, nên các miếu đình của Việt Nam đều theo khuông thức Nho Giáo. Anh hùng dân tộc và người tài đức có công với dân nước đều được tôn thờ .
Nhìn lai bề dầy lịch sử Trung Hoa, trước kia giòng dõi Bách Việt đều ở về phía Nam sông Trường Giang, dọc theo dãy Ngũ Lĩnh kế  cận với Tàu. Lúc đó có nền văn minh Bách Việt, các nhà thơ lớn nhất như Khuất Nguyên, các triết gia lớn như Lão Tử , đều là người Bách Việt Phương Nam cả. Cho nên giòng Hán tộc sau đồng hóa nền văn hóa Bách Việt của phương Nam , để trở thành dân tộc Trung Hoa ngày nay , thì hơn phân nửa nền văn minh ấy, và dân tộc ấy cũng là nền văn hóa phương Nam cả. Cho nên Khổng Tử  nói:
-Phương Nam hỏa đức thịnh.

Bản đồ Văn Lang xưa

Tư tưởng Thần Đạo phương Nam cũng có thờ Thần Nhật Nguyệt, thờ Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng vốn là biểu tượng về Âm Dương của triết lý Ngũ Hành. Triết học Trung Quốc cổ có soạn từ sách Hà Đồ và Lạc Thư mà ra. Lạc Thư là sách của giòng Lạc Việt .

Hà Đồ - Lạc Thư

Dân tộc Việt Nam ngày nay còn là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ hai vị là tổ tiên của dân Lạc Hồng (Hồng là Hồng Bàng họ Hồng Bàng). Họ Hồng còn nhiều, hiện đứa cháu ngoại của chúng tôi cũng có tên là Hồng Hoàng Bảo.
Cổ loa thành - Long nhãn ( mắt rồng ) 
Cho nên nói người Việt phải học hỏi từ văn hóa Trung Quốc là sai lầm. Chính Trung Quốc cướp lấy cung nỏ của nhà Thục (Thục Phán), nhà triết học, nhà văn hóa Tàu chịu ảnh hưởng của người Việt thì đúng hơn .

Đọan đường Cổ Loa thành 

Vì thế các miếu đình của Việt Nam , thờ các vị thần gốc Việt , là cái đạo của Chính thống muôn nghìn xưa, chứ đâu phải vì chịu ảnh hưởng thờ Nhơn Thần của người Tàu mà ra.  Nhật Bản có Thần Đạo của Nhật, phát sinh thêm tinh thần Võ Sĩ Đạo Nhật. Việt Nam có Thần Đạo Việt Nam , lấy danh nghĩa thời kỳ các minh quân nước ta , thời Lý Trần Nguyễn , đều xưng là nước Đại Việt.
Cho nên gọi tên đạo là Thần Đạo Đại Việt. Tư tưởng từ hành động của vua Lê Đại Hành Lê Hoàn nên lấy tư tưởng Đại Hành làm gốc , để phát triển đất nước và phát triển Đại Việt Thần Đạo.

Đền Thờ Lê Đại Hành 

Đại Hành là cái Đạo của Trời Đất , vận hành vũ trụ vạn vật khác với tư tưởng Nhân vi (là fascis) của Mác và Âu Châu. Căn bản Đại Hành từ Chu Kỳ tiến hóa , theo Thiên Đại Tuần Hoàn của tư tưởng Việt , từ thượng cổ phát triển trên đà tiến hóa văn minh hiện đại mà kết thành.
Trước đây thời trung cận sử, các vua chúa thay mặt cho vị Giáo Chủ Thần Đạo , mà tế lễ Trời Đất, đền thờ Trời đã có từ thời Hùng Vương, sau này phát triển, các vị vua nhà Nguyễn thì lập đàn Nam Giao , để tế lễ trọng hậu trong các ngày Tết.

Đàn Nam Giao - Huế
Nếu người ta nói người Ấn Độ có khoảng 30 triệu vị thần , thì các vị thần của người Việt cũng sung túc không kém .
Cứ tính mỗi triều đại có bao nhiêu vị vua, vị quan, bao nhiêu người hiền đức có công với làng xã đất nước , mà được thờ Thần thì suốt giòng lịch sử đếm không kể xiết.

Đền Bạch Mã
Ngoài ra có 12 loại Thú Linh như Thần Hổ, Thần Long Đổ (Rồng đỏ) Thần Cá Ông (Nam Hải tướng quân), Thần Bạch Hạc, Thần Kim Quy…
Rùa trong Đền Ngọc Sơn

Rùa Hồ Gươm

Triều đình nhà Nguyễn trọng voi, lấy sức mạnh của voi làm biểu tương cho vương triều , nên trọng voi hơn hổ. 

Điện Voi ré

Ngược dòng lịch sử đời Xuân Thu Chiến Quốc, Chu Công Đán nhà Châu , đươc sứ thần nước Việt đến dâng một con Rùa Thần và một đôi Bạch Hạc.

Lọai rùa thần 

Bạch Hạc

Bạch Hạc từ đó coi như sứ giả hòa bình , thiện chí của ngoại giao, còn Rùa Thần là tư tưởng văn hóa, triết học và đạo học của dân tộc Việt (Trên mai rùa có khắc đầy đủ triết lý đạo lý văn hóa tối cổ của người Việt) chữ Việt cổ là loại chữ Khoa Đẩu.

Chữ Khoa Đẩu


Đời vua Phục Hy của nước Tàu, nhận quà của người sứ giả Việt Thường ở phương Nam, học lại trên mai rùa mà chế thành Quẻ Bói Mai Rùa thời ấy về sau.
Các vật linh cũng được tôn thờ như thần, như Thần Đá Trắng thời Lê, Nỏ Thần thời nhà Thục trong khi Trống Đồng (Thần Đồng Cổ) được các đời vua Hùng tôn quí coi như Thần Chiến Thắng, Huyền Thiên Thượng Đế đến Thần Võ , cũng là thần chiến thắng của người Việt.

Đời Trần cũng vậy, càng tôn quí hơn. Mỗi khi đánh quân Nguyên Mông, đều có đem Trống Đồng theo giúp trận và có Thần Đồng Cổ hiển linh trợ chiến.

Bảng sắc phong Thần


Tuy nhiên để chỉnh đốn lại, các vị thần như Thú Linh ở các đình miếu thờ cúng, không nên tạo ra sự mê tín dị đoan quá ồn ào , mà làm mất vẻ thanh lịch, văn hóa cao quí của dân tộc. 



Bảng sắc phong Thần


Nên qui định lại các thần Thú Linh và Vật Linh cho đúng tinh thần và vị trí, vì chúng ta là Người, là chủ của sự vật, không nên quỳ lạy , hay làm nhiều điều mất đi tinh thần văn hóa cao thượng của nhân loại. Không nên quỳ lạy trước bàn thời Thần (của vật Linh). 

Thờ Nguyễn Trung trực
Ở Hậu Giang còn thờ Chiếu, Chiếc Chiếu Tà Niên này đã trải dưới chân Nguyễn Trung Trực khi ông bị Tây giết, máu của người anh hùng chảy xuống thắm đỏ chiếu Tà niên. Người dân tôn quí ông nên đem chiếu về thờ.



Chiếu Tà Niên có thấm máu của Nguyễn Trung Trực khi bị xử tử 


Chúng ta nên lưu ý, chỉ thờ chiếc Chiếu Tà Niên đã thắm giòng máu ông Nguyễn Trung Trực mà thôi, chớ không nên lấy chiếc chiếu nào cũng thờ. 
Vì tôn trọng văn hóa chung của nhân loại nên nhiều người Việt thờ luôn cả các vị Thần của các nước khác. Gọi là đồng hóa hay Việt hóa vậy.




Chúng ta phải qui định lại. Người dân nên có ý thức dân tộc hơn. Không thờ các vị thần của ngoại bang. Vì có rất nhiều thần thánh của ngoại quốc , đang làm trời làm đất trên quê hương Việt , mà năm bảy ngàn năm qua tổ tiên đã đổ xương máu , để bảo vệ sư trường tồn của nó.

Đại La - Phong Châu

Chúng ta , người Việt Nam luôn tôn trọng văn hóa thế giới, nhất là văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, văn minh Hy Lạp. Tuy nhiên có nhiều tôn giáo , nhiều phong tục tập quán theo các đoàn quân chinh phục ấy,  sang đánh cướp và giết hại đất nước dân tộc ta, ta không nên thờ.
Ít ai biết Chu Đệ, vua nhà Minh là con Chu Nguyên Chương , hạ lệnh cho tướng nhà Minh sang đánh giết tàn sát trên 10 triệu dân Nam, già trẻ lớn bé của thành Thăng Long. Ngoài cướp của giết người, giặc Minh còn được Chu Đệ hạ lệnh , lấy đi tất cả sách vở và chữ viết của người Việt (cả thư từ sổ sách) đều bị thiêu rụi, không để lại thứ gì.


Thế mà hiện nay trong nước vẫn chiếu phim Tàu, để tôn trọng anh hùng đại Hán, đại Minh, đại Tống ,văn hóa phổ biến loại đó  .
Người Việt ta có nguồn cội văn hóa tư tưởng và cả binh lược không kém bất kỳ một nước nào trên thế giới.

Trang sách Binh Thư Yếu Lược Trần Hưng Đạo Vương

Nhất là thòi đại ngày nay. Tại sao phải khép nép cúi đầu lệ thuộc như thế, không hổ mặt với tiền nhân hay sao.
Điều quan trong , là xây dựng tinh thần nhân sinh quan hiện đại. Lọc đi tất cả sự hủ lậu, quét sạch các tư tưởng dị biệt bám rễ, và đầy mặc cảm tự ty trong đầu.

Đền Kiếp bạc thờ Đức Thánh Trần

Về mặt tôn giáo chính thống, phải được tôn trọng nâng cao , trong kiến thức thời đại mới trên toàn cầu. Giữ vững đất nước non sông và cội nguồn của tư tưởng văn minh VN. Còn lệ thuộc về tư tưởng và còn ảnh hưởng ngoại nhân , về mặt tôn giáo và văn hóa thì làm sao ta xứng đáng là người Việt hôm nay được. Trong một bài viết về thơ của một người bạn, tôi đã viết:

Đền Miễu - Nơi Lý Thường kiệt đọc bài Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

Dân tộc Việt Nam đã có năm, bảy ngàn năm lịch sử. Dân tộc Việt Nam có đến 86 triệu người. Tại sao ta cứ đi vay mượn của nước khác, chẳng lẽ không có chữ chính thống của dân tộc, sau khi ta bị quân Bắc , mưu đồ đồng hóa cả ngàn năm.

Mặt Trống Đồng Đông sơn


Đó là hai điều mà dân tộc Việt Nam phải làm, phải sáng tạo và thực hiện lớn lao. Thật là khôi hài , khi ta xưng ta là một nhà ngôn ngữ học, mà không sáng tạo được một loại chữ viết thực sự của người Việt. Chữ Hán Nôm từ Tàu ra, chữ Quốc Ngữ của Tây làm. Ta không có nhà ngôn ngữ sáng tạo gì hết!

Trở lại vấn đề bàn luận với Đại Đức Trí Minh. Tôi nói: Tôi không thích thành Thánh, tôi cũng không ưa làm một nhà văn hóa đen tối và đỏ lòm. Tôi chỉ làm một người làm thơ, và cố gắng thực hiện ước mơ nền tôn giáo chính thống , được hệ thống hóa hoàn toàn. Để cho người nước ngoài , có hỏi về tôn giáo chính thống của người Việt là gì ? chúng ta có quyền tự hào trả lời:
-Đó là Thần Đạo Đại Việt của Việt Nam !

Ải Nam Quan xưa - Điểm đầu tiên của nước Việt Nam 


Mũi Cà Mau - Địa điểm cuối cùng của nước Việt Nam

Nước Việt Nam



No comments:

Post a Comment