Tuesday 23 April 2013

THẦN ĐẠO VIỆT NAM !!!



Biểu tượng của Thần Đạo và cơ sở của Thần Đạo ở làng xã là ngôi đình làng , ở cung điện Vua chúa là Đền Vua , Thần Đạo không chỉ thờ Thần linh mà còn là một nếp sống hòan diện , một hệ thống văn hóa sâu xa bền bỉ , trãi dài theo giòng lịch sử trường tồn của người Việt .





Đời sống văn hóa tôn Thần đã thẩm thấu sâu đậm trong lòng dân tộc , nên ở khắp mọi nơi , mỗi khi có việc quan trọng mà sức lực hữu hạn của con người không thể giải quyết được , lòng người khẩn cầu trời , khấn vái đất , kêu than .



Về sau khi đạo Phật từ Ấn Độ và Trung Hoa sang , người việt vừa thờ Trời Đất – Thần linh của mình , vừa thờ cả Phật trong lòng , như gọi
-         Trời Đất ơi !
-         Trời Phật ơi !

Mỗi khi có việc bối rối , lo lắng sợ sệt , họ cầu khẩn gấp Thần linh ở nhà , ở đình , ở miếu . Gọi Cô , Gọi Cậu , Gọi Bà Cúa luôn mồm . Sau này có đền thờ Mẫu – Mẫu được đưa lên ngang gần với Đấng Chí Tôn là khác .


Ải Nam Quan xưa của Việt Nam
Đời sống văn hoá thời Hùng vương còn có lệ cúng tế Trời Đất . Phong tục xây dựng gia đình , xã hội có tôn ty trật tự . Vì thế mà có bàn thờ gia tiên ở trong nhà thờ ông bà cha mẹ và ngừơi đã khuất .

Cưới hỏi có miếng trầu đầu câu chuyện , có buồng cau và chút ít của cải của cà hai họ đi cho đôi vợ chồng mới . Phong tục đơn giản mà đậm đà tình nghĩa vợ chồng .
Câu chuyện trầu cau của hai anh em đã chứng tỏ điều ấy .
Sự tích rằng :
Từ thượng cổ có anh em nhà quan lang tên là Tân và Lang . cả hai theo học với đạo sĩ họ Lưu .
Người con gái họ Lưu được gã cho người anh là Tân . Người em thấy bớt thân tình nên đã bỏ đi . đến dòng suối ngồi bên  bờ tủi thân khóc lóc thê thảm , nhịn ăn mà chết háo thành cây cau . Người anh đi tìm em , đến nơi gieo mình bên cây cau chết theo , hóa thành tảng đá vôi . Người vợ tìm chồng , đến nơi biết được việc ấy , nên buồn ôm tảng đá mà chết theo . Sau hóa thành dây có lá xanh vàng là lá trầu , quấn quít với nhau không rời .
Nhà vua đi qua , nghe thuật lại câu chuyện thân thương – tiết nghĩa của ba người . lại thấy dân làng lập bàn thờ cả ba .
Vua lấy là trầu nhai , quệt vào ít vôi và lấy buồng cau trên cây ăn thử , nghe vị chát mà đậm đà . Nhổ nước bọt thấy màu hồng . Về sau người đời bắt chước ăn trầu cau , quệt vôi ( đá ) vào và mỗi lần lễ cưới đều có tục Trầu cau cứơi hỏi – trở thành phong tục của ngừơi nứơc Nam xưa nay .



Thờ Cây Đá – Cô Hồn – Thổ Địa

Người ta còn thấy nơi các gò đống ở đồng bằng Bắc bộ hay Nam bộ  thường có các bụi tre , tự nhiên mọc lên hay người trong thôn xóm trồng , dưới bụi tre có cái miếu nhỏ hay một cái am nhỏ .

Hoặc có một cây to lâu năm , cành nhánh sum suê che thành một cái táng rộng , dưới gốc cấy có kê lên cáo một cái bệ bằng cây hoặc xây bằng gạch để thờ Thổ địa , Ông Tà hay các cô hồn cô quả quanh vùng . Người trong thôn xóm đến thắp hương dưới gốc cây . Còn bỏ các lọai ông bình vôi đầy chung quanh cây như để gợi nhớ đến một ý niệm Trường sinh bất tử của đạo thờ Thần cây - Thần Đá –và cả Thần tiên nữa .


Trong nhà còn có thờ Ông địa – Thờ Thần Bếp - Thần Tài và Gia Thần  Hộ mạng . Trước sân mỗi  nhà có lập Bàn Thông Thiên để thờ cúng Trời , Đất , cầu sự bình an .

Do vậy mà Thần đạo  được xem là tín ngưỡng của dân gian Việt , thờ phụng tổ tiên là nét chính thống của Việt tộc .

Mỗi làng thường xây đình để thờ vị Thần cai quản làng nước thân cận với nhân dân phù hộ nhân dân . Trong sắc phong của vua Minh Mạng có câu : ‘’ các Thần hãy phù hộ cho thần dân của trẫm ‘’

Ngày nay từ Bắc chí Nam , nơi nào có người Việt đều có đình làng để thờ Thần . Như thế tín ngưỡng chính thống của người Việt là Thần Đạo . Một minh chứng rõ ràng nhất trong nền văn hóa Việt .
Đàn Nam Giao

Ngừơi Việt xưa nay không hệ thống hóa đức tin là Thần đạo của mình mà lại cứ xem các tôn giáo khác làm quốc giáo như đời Lý – Phật giáo , vì vua Lý là Lý Công Uẩn thưở nhỏ được làm con nuôi của sư Lý Khánh Vân về sau Lý Khánh Vân lại gửi Lý Công Uẩn sang chùa Lục Tổ nhờ sư Vạn Hạnh dạy dỗ thành tài .

Nhà Trần lấy đạo Khổng của nền Nho học làm chính giáo vì ảnh hưởng quá nặng của hệ thống cai trị giáo dục theo Trung Quốc .
Binh Thư Yếu lược 

Nhưng các tôn giáo ấy có hưng thịnh hay suy tàn là tùy theo mỗi chế độ cai trị của thời đại đó . 

Riêng Nho giáo từ thời Bắc thuộc , cùng với Phật giáo và Lão giáo vào nước ta quá lâu đã bén rễ đầy đủ hàng ngàn năm . đến nay , Nho giáo tuy không còn là môn học của sĩ phu như xưa nữa , nhưng tinh thần Nho giáo  hòa nhập với Thần Đạo Việt nam vẫn hiện hữu trong đời sống gia đình xã hội người Nam . 

Chữ Khoa Đẩu xưa 

Tâm hồn người Việt rất đơn giản dễ hòa nhập , cho nên trước đây Nho- Thích – Lão rất thuận hợp với đời sống người Việt .

Chúng ta thấy thời thanh niên lập thân danh thế hành đạo thì Nho giáo rất thích hợp 


Người không ham nhập thế lập thân danh – chỉ muốn sống hoà hợp với trời đất thiên nhiên thì người ta ở ẩn như đạo Lão – Lão Trang – như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm . Người coi cuộc đời này là cõi vô thường – vạn pháp vô thường , chỉ lo tu niệm , không ham mê vật chất , thì theo Phật mà tu tại gia hoặc tu hành ở chùa mong sẽ thành chánh quả - được về đất Phật .

Tuy nhiên lúc nào các đình làng cũng vẫn là căn bản của nền mống – cõi trú của linh thần và niềm an ủi , tin tưởng của nhơn dân .

Cho nên các làng xã lúc nào đến kỳ cúng Thần và rước sắc thần cũng làm lễ hội  rình rang . Quan trọng hơn hết cái Đình cũng như ngôi chùa hay nhà thờ đạo Thiên chúa . Đều có kiến trúc đặc biệt . Đó là nét biểu tượng của tôn giáo Đình của Thần Đạo Việt Nam .(Đọc thêm về Văn Hóa Đình của Kim Định và nhiều tác giả khác )

Chùa – Miễu của Đạo Phật
Nhà Thờ của đạo Thiên Chúa
Cái Tháp  của Hồi Giáo ( hoặc Đền của Ấn Độ giáo )
Cái Thảo Am  hay Quán của Lão giáo ( về đạo Lão )
( Lão Tử - tu tiên ) nên nơi thờ cúng gọi là quán )

Trường hợp Đồng Thiên ( Quán ) thờ vị Thánh Mẫu  là Phù Thánh linh nhân hòang thái hậu ( tức Ỷ Lan nguyên phi vợ vua Lê Thánh Tông ) Quán này do bà dựng để thờ Tam Thanh .Có tích là 3 ông tiên . Có nơi giải thích là Ngọc Thanh , Tượng Thanh , Thái Thanh đều là cõi tiên ở .

Về sau người ta dời Quán sang Đền . Yên Thái là nơi cũ của hòang hậu hợp chung lại mà thờ , vì coi như Tam giáo Đồng nguyên – các Chùa có khi thờ Thần – các Đình cũng có thờ Phật – các Quán không chỉ của đạo gia thờ Tiên mà có cả thờ Thần , thờ Phật – các Quán không chỉ của đạo gia thờ Tiên mà có cả thờ Thần .

Thần Đạo Việt Nam  là đời sống tinh thần đã ẩn tàng quá sớm , rất sâu bền tự nhiên nên không chia cách gay go gì với các tôn giáo ngọai nhập cả mà gần như là đã Việt hóa – ta có thể gọi đó là Tứ giáo Đồng nguyên, hay có thờ Đức Chúa Jesu Christ , Đức Mẹ Maria , Thiên y A Na , Thờ Bà Đen của Ấn Độ , của Hồi giáo cũng thờ gần gũi , không có hiềm khícg mâu thuẫn cực đoan gì đối với tôn giáo bạn . Như bấy lâu nay người Chăm theo đạo Hồi , và người Chăm theo Ấn Độ giáo vẫn sống bên nhau và tôn trọng lẫn nhau  từ lâu .


Núi Khả Phong và Đền Đồng Cổ 

Đời vua Hùng ngòai thờ Trời Đất còn thờ Thần Tản Viên – thờ Thần Phù Đổng – thờ Thần Đồng Cổ  . Có tích An Tiêm kể việc trồng dưa , có tích hòang tử làm bánh chưng , bánh dày như Trời và Đất để cúng Tổ tiên và chư Thần . Đó là đạo hiếu thảo .

Đến đời nhà Thục chiếm nhà nước đầu tiên Văn Lang của vua Hùng Vương  xưng là Âu lạc – lập đền thờ Thần Kim Qui – xây Cổ Loa thành

          
Một đọan Cổ Loa Thành .

Các đình làng  dân chúng đều có thờ các vị hòang tử từ đời Hùng Vương – thờ Thần Đồng Cổ , nhất là thờ vị Thần Hộ Quốc của Nhà Thục là Thần Kim Qui , Thần Kim Qui dạy cách trừ yêu để nhà Thục xây Cổ Loa Thành . Cho móng rùa vàng để làm nỏ Thần giữ nước chống quân Tần – Hán – ( Đời Tần Thủy Hòang có tướng Tần  là Triệu Đà cướp nước Việt rồi xưng  là Triệu Việt Vương ) đất từ vùng Bắc Việt rộng đến Quảng đông , Quảng tây gọi là Bách Việt – Nam Việt .

Sau này người Việt không thờ Triệu Đà cho đó là  giặc Tàu – nhưng có đền thờ Thục Phán . Có đền thờ Cao Lỗ là vị tướng chế ra nõ thần để phá giặc Tần .

Khi Thục Phán mất nước , người Việt có lập đền thờ gọi là Đền Công – Có giếng thần là giếng Trọng Thủy  Mỵ Châu .
   
Sau đó là thời kỳ Bắc thuộc , quân giặc từ nhà Triệu khi mất nước nhà Hán  sang cai trị hà khắc dân Nam – tất cả đời sống và học hành đều theo tàu . Người Hán mưu đồng hóa Việt nam – đem Tam giáo Cửu lưu kinh sách của Tàu qua dạy người Việt . 

Mở khoa thi chọn người có học theo tàu làm quan . Thờ Khổng Tử và Lão Tử cùng bách gia Chư Tử . Tuy bị đồng hóa , mất cả chữ Khoa Đẩu là chữ viết cổ đại , người Việt vẫn giữ được tiếng nói của mình và bản sắc văn hóa Thần đạo Việt Nam . Đây cũng là giai đọan cực thịnh của văn học truyền miệng .

Trong tâm linh Việt chỉ thờ Trời Đất , Thần linh của người Việt ( là Thần đạo – từ đời vua Hùng ) .


Với quan niệm của Việt tộc thì từ trước đến giờ và từ giờ về sau Hùng Vương Việt Tổ - vị Quốc Tổ được Việt tộc tôn thờ , sùng kính nhất . Các Thần tích Việt , Thần thọai Việt cổ tích Việt và các nơi như đình làng , dinh , trấn , miếu mạo , đều thờ các vị Thần của dân tộc từ khi lập quốc . 

Nhờ tiếng nói và Thần Đạo Việt Nam mà văn hóa bản địa , tinh thần , ý chí người Việt luôn bền vững trải qua hằng ngàn năm bị Tàu đô hộ , mà ngừơi Việt vẫn không mất cội nguồn , đó là nhờ ở một nền văn háo sơ kỳ , ở đức tin chính thống là Thần Đạo Việt Nam . Thiết nghĩ chúng ta cũng nên đọc lại truyền thuyết hình thành dân tộc Việt từ thượng cổ . 

Trần Tuấn Kiệt trích từ Tín Ngưỡng Thần Đạo Việt Nam .



No comments:

Post a Comment