Tuesday 23 April 2013

THẦN LUẬN !!!




THẦN LUẬN


Căn tín của Thần Đạo
1 . Chủ định tính – định kiến
2 . Tự nhiên tính – như nhiên .
3. Thần tính thể - trí tuệ thông thái nhập Thần định – cùng với Trời đất ,vũ trụ , vạn vật là một .


CÕI MỘT

Có vô thường , có sinh hóa , có vĩnh thể , có tồn lưu .
Con người đạt đạo có thể ‘’ Thiên lý tại nhân tâm ‘’ - Thần ngã – Viễn kiến – Tiên tri – Đại hành – Đại thành .
Thần Đạo tự nhiên đã có vũ trụ quan , nhơn sinh quan là nhơn Thần , là  thiên nhơn Thần Đạo . ta gọi gọn là Thần Đạo Đại Việt  .

Thần Đạo Đại Việt  là đạo thờ linh khí trời đất , tổ tiên và danh nhân đất Việt

Trong số danh nhân trên đất Việt cũng có người thuộc tôn giáo khác như đạo Phật , đạo Tiên , đạo Bàlamôn, đạo Hồi , đạo Thiên Chúa . Người Việt đại hòa hiệp tất cả các tôn giáo và danh nhân đã góp công lao xây dựng tổng thể nền văn hóa truyền thống của Đại Việt .

Vật linh , thú linh cũng đã góp công lao với các bậc tiền nhân , hay có công giúp trong việc làng xã hương lý như người ta lập đền công ( nơi thờ Thục Phán ) tán tụng – Thần Kê vàng  để nói về công lao của chú gà trống gáy báo hiệu buổi bình minh .

Đền Bạch Mã - hình từ Internet 

Thần Bạch Mã – khi xây Thăng Long thành có Thần giúp sức .
Thần Long Đỗ vị Thần cởi rồng đỏ hiện lên đuổi bắt hồn Cao Biền là tên phù thủy Tàu xa xưa .

Có thờ cô hồn như Miếu Âm Hồn , là đền chiến sĩ trận vong đời vua Chúa Nguyễn . Người Việt còn thờ cả dâm Thần như Nghiêm Nhan đời Trần hay phá phách phụ nữ .

Thờ Cá Ông Nam Hải đại vương .

Thờ Thần Rùa Biển - Thần Biển cả , Thần Kim Qui đời Thục xây thành và cho móng rùa làm nỏ thần . tất cả không phải chỉ là cổ tích mà là Thần thọai hóa các danh Thần trong hệt thống Thần Đạo Việt . 


hình từ Internet 

Người Nhật có Thần Đạo Nhật cách đây ngót 2000 năm ,sau Thần Đạo Việt Nam . Trong Thần Đạo  Nhật chịu ảnh hưởng Nho giáo và Phật giáo rất mạnh . 

Thần Đạo Đại Việt có đền Mẫu quốc Mẫu Âu Cơ thì Nhật có Thái Dương Thần Nữ - Thiên Chiếu đại Thần .

Nhật có nơi thờ tự như Thần Cung miếu – Việt Nam thì có Đình Thần làng – thờ kính Chư Thần .

Thần Đạo của Nhật cũng như các tôn giáo khác thờ Thần linh cũng thuộc hệ phái tôn Thần  nên khá gần gũi với tinh Thần Việt Nam .

Điểm đặc biệt là đa dạng , nhiều màu sắc phong phú ở mỗi địa phương , khi làm lễ tế Thần linh thể hiện tính văn hóa sinh động vô cùng khó ai hình dung trước nổi .

Quan niệm vạn vật ư linh , vạn pháp qui Thần  đó là nền tảng lớn lao của tín ngưỡng chính thống . Linh thiêng nhưng rất thực . Khi tổ quốc lâm nguy thì mọi người đều đứng lên , ra tay gánh vác , chết sống đều được nêu danh thiên cổ .

Như đã nói , Thần Đạo Việt thờ cả danh nhân hay người có đạo lý lớn lúc sinh tiền . Khi mất đi danh nhân được dân lập  đền Thần  để thờ phụng quanh năm cúng tế rộn rang . Nhất là dịp tết , dịp lễ .

Người  xưa nói – đạo thờ cúng tổ tiên hoặc là đạo hiếu hay đạo làm người thế mà có những kẻ gàn dở hơn , gán cho thờ tổ tiên không phải là đạo ? 

Những lễ hội của đạo làm người thờ cúng tổ tiên – vui chơi của cha mẹ ông bà con cháu cũng nên xây dựng sáng tạo thêm . Đừng ham ‘’ văn minh rẻ tiền ‘’ cứ thấy thiên hạ làm gì ta chạy theo a dua theo cái đấy . Trước nhất là tư tưởng văn hóa .

Người Đại Việt tự hào chính đáng về tinh thần , tự chủ , tự quyết , đời sống văn hóa của mình , không cần cứ theo đuổi cách sống ‘’ văn hóa tầm thường ‘’ .

Đạo lý người việt là Đạo thờ Trời đất .

Tinh Thần Đại Việt trọng Tổ quốc – Tự do – Độc lập .
Trọng tổ tiên giống nòi , thống nhất dân tộc với tinh thần buổi ban sơ là truyền thuyết Lạc Long quân và Bà Âu Cơ – sinh ra một bộc trứng Thần  nở ra trăm con có ý nghiã đồng bào ruột thịt cùng một mẹ sinh ra .

Tôn sư trọng đạo , coi trọng tình bằng hữu , coi trọng tình nghĩa gia đình .

Trọng phận sự ( bổn phận làm người ) – người là chủ thể có bổn phận với vũ trụ vạn vật .

‘’Trong vũ trụ đâu mà không phận sự ‘ Nguyễn Công Trứ .

’ Một gánh kiền khôn quảy tếch ngàn ‘’ 
Gánh trời đất trên vai mình để làm tròn thiên chức làm người với trời đất vạn vật sinh linh .

Trần Tuấn kiệt - Tín Ngưỡng Thần Đạo Việt Nam



No comments:

Post a Comment