Tuesday, 23 April 2013

TÍNH CHẤT NỀN TẢNG VĂN HÓA VIỆT



TÍNH CHẤT NỀN TẢNG VĂN HÓA VIỆT
 --------

Về mặt tư tưởng là các ý niệm về triết lý , các phạm trù được nhân Thần hóa ra một vị , như Thần Mưa , Thần Mộc , Thần rừng , Thần Đực , Thần Cái , Nguyệt Thần , Nhật Thần , cũng là những nguyên lý âm dương , các hiện tượng suy diễn từ vũ trụ đến vạn vật đầy tính chất huyền thọai , biểu tượng nên đời sống . 

Thần linh trong thiên nhiên được nhân tính hóa , nhân lọai hóa , từ sự sinh họat trong làng xã , thị thành đến cư dân vùng bình nguyên làm lúa ruộng , từ trên cao nguyên bản làng đến vùng duyên hải có người ở đâu thì Thần theo đó để hộ trì .

Niềm tin duy Thần phổ biến  của thời thượng cổ khi mà các hiện tượng giới của vũ trụ còn mơ hồ chưa khám phá theo sự hiểu biết về khoa học mới . Tuy nhiên sự khám phá ra về vật lý , hoá sinh , thí dụ như Tiến hóa thuyết hay lý thuyết tương đối có vai trò quyết định hơn lẽ siêu hình của văn hóa , văn minh cao hơn nền văn hóa song hình là hình nhi thượng vũ trụ và hình nhi hạ nhân sinh . 

Sở dĩ gọi song hình , không bảo là nhị hình là vì lúc nào sự hiện diện của con người cũng có sự hiện hữu của tâm linh , cùng hòa nhập trở thành con người có linh cảm nhận thức và hành động chỉ là một . Phần Một này có phần diệu lý riêng của nó ( hữu thể ) .

Từ đó thấy rõ sự hữu ích của sự cộng sinh , có chiến đấu mới thấy sự đòan kết là sức mạnh vĩ đại . Phải hợp quần cho đến thành tựu , làng xã lúc nào cũng phải có vị lãnh tụ tinh thần nên có tù trưởng bộ lạc , liên kết dần đến lãnh đạo làng nước , tòan dân tộc và có chế độ quân chủ văn minh , tình nghĩa là điểm cần phải nêu lên khác với chế độ chính trị Pháp quyền của Âu Châu .

Thần thọai quan trọng nhất , còn tôn sùng ý chí của Thần linh của mẹ vĩ đại là Bà Âu Cơ Tổ Mẫu đã đẻ ra một bọc sinh trăm con  ý nghiã cùng một bọc mà ra  ( nên gọi là đồng bào ) đã quy tụ thống nhất các bộ tộc Việt làm nên Tổ quốc tinh thần dân tộc , xây dựng quê hương , lưu truyền nòi giống , bảo vệ danh dự tổ tiên , dân tộc . 

Vì thế mà tinh thần quốc gia mới xuất hiện , vì không chỉ riêng cả thế giới chỉ có một lòai người , một sắc dân  , mà trên thế giới có nhiều chủng tộc , nhiều địa lý , chính trị , nhiều miền , nhiều châu thổ , mà khi vua Hùng định quốc đô ở Phong Châu và xây dựng công nghiệp muôn đời của dân tộc vĩ đại này .

Xuân Diệu xưa kia viết : 
‘’ Ôi Quốc gia nhân lọai ! Ôi thế giới gia đình . 
Một sớm mai hồng . Vâng một bình minh xanh . 
Con mắt trẻ hồng môi thiếu nữ , tôi sẽ trở về …’’
Hay :
Tôi là cây kim
Tôi là sợi chỉ
Quyết may lại cuộc đời
Cho liền trong vạn kỷ

Đó là tình nghiã nhân loại của một thế giới con người mà lòng thi nhân muốn hảo hợp tòan diện , trở thành duy nhất quý trọng thông cảm và yêu thương nhau , tương ái nhau mãi đẹp thay nền văn minh sáng rực của tình nghĩa đồng bào, mà tổng thể nhân sinh quan của người Việt , đã dầy công vun đắp nên vậy . 

Thế giới vô hình hay vong tình bất kỳ với quan điểm nào , thì thế giới ấy đã vong thân bội tình , đối với tòan thể quốc gia nhân lọai và không có nhân tình chân thực nữa ! Đây cũng là nền văn hóa tâm linh kỳ diệu , từ tâm thức truyền lên , hòa với thần thức mênh mông , khắp đất trời và lòng người Đại Việt .

Văn hóa Thần  là nét đẹp kỳ bí phổ quát tự nhiên , như nắng sớm mưa chiều , như thời tiết khí hậu , tạo nên nét sinh động bàng bạc lan tỏa khắp cỏ cây , núi sông , sự vật trong đời sống bình dị cao khiết đã bao đời .

Văn hóa tâm linh ẩn tàng vô tận , các truyền thuyết như lên núi cao nhìn cánh chim Thần ưng , xuống ao đầm bắt thuồng luồng , cá sấu . Ngừơi sông nước đi lại truân chiên qua các thác ghềnh sóng to gió lớn thường có tâm niệm .

Lênh đênh - qua cửa - Thần phù
Khéo tu thì nổi - vụng tu - thời chìm .


                ( Cửa biển Thần phù  – tại Nga sơn Thanh hóa – từ tourbalo )

Chìm nổi là cái kiếp phù sinh , trên dòng đời chìm hay nổi , sống hay chết , cũng là do con người có tu đức hay không mà thôi .

‘’ Có đức mặc sức mà ăn ‘’ . câu nói cửa miệng dân gian rất thực tế . Đạo lý của dân  tộc Việt là như thế . Có đạo  , có đức , là  ăn ở  phải đạo làm người , là biết trọng già quý trẻ biết tương thân , tương ái , biết bổn phận và thương kính lẫn nhau . Trong xã hội ngày nay đôi khi rất hiếm điều ấy .

‘’ Tiếng chào cao hơn mâm cổ ‘’ăn bữa giỗ lỗ bữa cày ‘’ . Lời nói ẩn dụ , câu nói nôm na mà thực tế , tâm linh văn hóa ở đây là lẽ đẹp , lẽ chân , lẽ thiện mỹ , tự lòng người dâng lên , đạo lý con người , chan hòa từ trong xóm làng , trong xã hội .

Người Việt Nam vì có sự gắn kết tình nghiã với lẽ phải và danh dự trong truyền thống chiến đầu . Danh dự đó trên hết là tinh thần Đạo lý , của nền văn hóa dân tộc Việt , nền triết lý và tư duy Việt , chứ không lấy tư duy vay mượn của người ngòai được .

Đạo lý dân tộc Việt rất gần với Nho giáo – Lão giáo và Phật  giáo , cho nên Thần Đạo là một tổng thể đã được hợp sáng hóa bởi nền văn minh , văn hóa Việt . Vừa có cái cốt tủy , cái thể tính là Thần Đạo đã cùng ba tôn giáo ngọai lai kết hợp lại thành  một tòan khối là tứ giáo đồng nguyên . 

Từ lâu đời , bản sắc dân tộc , mang đậm nét văn hóa Thần Đạo nên tình nghiã , quyết định tất cả mọi bổn phận làm người , vì thế cụ tổ sư Tam Ích nói đạo tình trong thi ca và Kim Định mới nói nhiều về Minh đạo , Việt thần , Việt Linh , mới đi sâu vào Thần Đạo của dân tộc Việt .

Đã có nhiều tư liệu sưu khảo về đồ đá văn hóa Thần Đạo , tục thờ đá cát , phù chú về Thần Linh là nền văn hóa siêu hình khắc ghi viết trên đá . Cho nên người ta thờ đá là như thế . Nền văn hóa Maiya của người da đỏ , còn có các đền xây bằng đất nung , ta có các nhà mồ chôn hài cốt tổ tiên , bằng cách dựng đá xung quanh . 

Nghiên cứu sâu ta thấy các thành phần xã hội đã nói lên tính chất đặc thù này . Mộ đá lớn , mái đá to hùng vĩ bao nhiêu thì gia tộc , dòng họ đó danh vọng bấy nhiêu , hay ta thử đọc lại trang báo trích từ câu chuyện ‘’ di chỉ văn hóa sắp ngập nước lòng hồ Sơn La ‘’ để thấy thêm Thần thọai , huyền sử dân tộc đang’’ trầm tư ‘’ ở đó đã bao đời ( của Phạm Ngọc Dương ) .

Trong văn hóa Thần Đạo , không những đã trọng người tuổi cao tác lớn , mà còn xem cây cối lâu năm , tuổi thọ cao cành lá che phủ cả một vùng , nơi đó còn ghi nhiều di tích lịch sử hiển linh .
Dưới đây là cây dã hương ngàn năm tuổi , được săn sóc chu đáo,  như con cháu săn sóc cho các cụ già .


                                    ( Cây dã hương ngàn năm tuổi – dulichbacgiang )

Ngừơi Nam  có niềm tin - đặt vào ý tại ngôn ngọai - như cây thiên tuế ( cây sống ngàn vạn tuổi . cây vạn thọ , cây hòang mai , cây đào , nói lên niềm vui trong sáng , hạnh phúc xinh tươi thắm thiết .)


( Mâm Ngũ quả Miền Bắc có chuối –trantruongca .multiply.com)

Trong các dịp lễ , tết , cổ truyền , người Việt thường có mâm ngũ quả như mãng cầu , trái dừa , quả xòai , trái đu đủ , chùm sung ( nói theo giọng Nam bộ là Cầu – vừa –đủ -xài – sung ) đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên , cùng với hương khói , ngọn đèn ( huyền hỏa ) lung linh thắp sáng , như ánh thái dương , soi rõ đường về dương thế , cho những linh hồn ông bà , cha mẹ và người thân đã khuất .



( Mâm Ngũ quả Miền Nam – internet )     

Các lòai hoa như hoa hướng dương , bông huệ trắng tinh khiết , bông trà my đẹp tuyệt trần , nhánh hoa đào rực rỡ , Cây Bạch mai  là lọai  Thần mai  quý hiếm của đất Lĩnh Nam Việt Nam đều được tán dương .

Ôn Như Hầu có câu :
Ánh đào kiểm lâm bông não chúng
Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành .

Hoặc :
Xương mai - một nấm hao gầy
Tóc mai một mái - đã dầy tuyết sương
( Nguyễn Du )

Để nói lên vẻ đẹp nhân cách hóa của các lọai hoa đào , hoa mai …
Người cũng viết :
Quyền tạo hóa -trời tranh mất cả
Chút tiện nghi - chẳng trả phần ai .

Tuy nhiên  Nguyễn Du đưa cái chủ thể tính của nhân lọai , làm chủ thể của thiên nhiên  sự vật và định mệnh con người .

Có trời - mà cũng có ta .
Xưa nay - nhân định - thắng thiêng - cũng nhiều !!!

Tư tưởng hiện tồn phóng họat , đã hiện hữu trong thơ Việt từ lâu đời , đâu phải chỉ Sartre hay Kierkergarr mới có , hay M. Heidegger  mới đặt vấn đề hữu thể .

TRẦN TUẤN KIỆT - TÍN NGƯỠNG  THẦN ĐẠO VIỆT NAM 

No comments:

Post a Comment