Tài liệu Sử ký , Thần Thọai
Trong quyển ‘’ Bách Việt nguyên lưu dữ văn hóa ‘’ ( Trung Hoa tùng thư ) , La Hương Lâm, gần đây có viết :
‘’ Thời cổ , văn hóa của Việt tộc rất đáng được người ta chú ý là sự chế tạo Trống đồng với cách sử dụng và Trống đồng của Việt tộc lại phải lấy kiểu Lạc Việt làm thịnh nhất , cho nên gọi là Lạc Việt đồng cổ .
‘’ Các học giả và quan chức Trung Quốc chú ý đến vật ấy bắt đầu từ thời Hậu Hán . Sách Hậu hán thư , quyển 54 , mục truyện Mã Viện chép :’’ Viện thích cưỡi ngựa , khéo phân biệt ngựa có danh tiếng . Đi đánh chiếm Giao chỉ , lượm được trống đồng Lạc Việt , bèn đúc làm con ngựa kiểu ‘’
Trống đồng của Việt tộc thời cổ là do thợ bản xứ chế tạo lấy chứ không phải thợ của bộ lạc khác hoặc thuê thợ Tàu , xét đồ đồng của Tàu trước thời Tần , Hán tuyệt không thấy sự trù tạo trống đồng , và các dân tộc lân cận đều không thấy sự trù tạo trống đồng làm đồ quí , đủ biết trống đồng hòan tòan của Việt tộc làm ra vậy . đến như dụng ý của người Việt chế tạo trống đồng để làm gì , thì theo học giả xưa ghi chú đại khái đều bảo là để giúp người thủ lĩnh có thế lực hiệu triệu quần chúng cùng là để hoan nghênh Thần Thánh , xua đuổi bệnh tật ma quỉ và cầu sách . Sách ‘’ Tùy Thư Địa lý Chí ‘’ viết :
Đồng cổ dữ man ca
Trống đồng với ca Mường
Người Nam tế lễ thường .
Nhưng khởi thủy thời cổ xưa khi Việt tộc chế tạo ra Trống đồng còn có quan hệ với tín ngưỡng ma thuật như thờ Thần Sấm , Thần Mưa . Xét trên mặt Trống đồng thường có đúc hình thể ếch , nhái hoặc thiền thừ ( cóc ) , e rằng nhân cầu mưa mà làm như vậy . Ngày nay ở các đất Hoa Nam , người ta đều nhận ếch , nhái hoặc cóc làm động vật trời mưa , bảo rằng cóc ở trong hang ra thì ắt trời mưa to . Như thế vì nhân lúc trời sắp mưa tự nhiên có triệu chứng báo trước , cóc và ếch nhái có cảm giác mau lẹ , tìm cách tránh nước xâm nhập cho nên bỏ hang trước mà đi . Thời ban sơ nhân dân trọng vụ thuật Thần giao cách cảm , thấy cóc ra thì có mưa , mới tin cóc nhái có quan hệ với nước mưa . Muốn cho trời mưa họ khiến cho cóc nhái xuất hiện . Thời xưa Việt tộc hay miêu duệ đúc tạc hình cóc nhái trên mặt trống đồng theo lý giả ma thuật của người ban sơ mà suy ra ấy là muốn dùng để cầu mưa vậy .Nhưng Việt tộc thời xưa chế tạo trống đồng bắt đầu từ tín nhiệm về Thần Sấm , Thần Sét từ tiền nhân họ từ thời thượng cổ , xét cổ tích dân tộc nhà Hạ đối với Sấm và Trống có tín nhiệm liên hệ với nhau thì biết rằng nguyên lai tự đâu .
Việt tộc đối với tín nhiệm về thần Sấm có hai sự kiện để làm bằng chứng :
Mặt trống đồng Đông sơn |
1 . Dân người Lê ( v) ở đảo Hải Nam bảo thời cổ xưa lòai ngừơi do Sấm nuốt trứng rắn mà sinh ra . Và nguyên lai vẽ mặt của chúng cũng do Lôi công ( Ông Sấm ) lập pháp lệnh cho hai chị em người kết hôn lúc ban sơ . Truyền thuyết của dân Lê đảo Hải Nam kể rằng : ‘’ Thời thượng thượng cổ , trời đất hỗn mang , sinh vật trên trái đất hết thảy bị vùi dập , nhân lọai cũng chung một tai ách ấy , chỉ còn lại một chị với một em nương nhau mà sống . Nhưng tình chị em thân như chân tay , rút cuộc không thể lấy nhau được . Bấy giờ chị tìm chồng một đường , em đi tìm vợ một nẻo , kẻ đi về Đông , kẻ đi về Tây , lâu rồi mà chẳng còn gặp lại được ai , rút cuộc hai chị em lại gặp nhau . Một lần , hai lần đều thế . Thần Lôi Công thấy thế hiện thân xuống gọi người em bảo : nay ta ở lại đây , hai ngươi có thể kết làm vợ chồng được . Người em bảo : Chị em không thể lấy nhau được , làm thế bị Ông Sét đánh chết . Lôi Công nói : Chính ta là thần Sét , quyết không đánh các ngươi . Người em khăng khăng nhất định không nghe lời , cho là không thể được , lại bỏ đi tìm vợ . Bấy giờ Lôi Công mới đem vẽ đen mặt người chị , nhưng lần này bôi mặt nên không còn nhận biết là ai mới đến cầu hôn . Từ đấy chị em lấy nhau mới sinh đẻ đông đúc ra giống người Lê ngày nay ‘’
2 . Chứng cứ thứ hai về tín nhiệm Thần Sấm của Việt tộc là tục rước lửa ngày 24 tháng 6 của giống người Cức-di đất Xuyên , Diều . Họ học tập , ban đêm đốt đuốc dong chơi , vui đùa suốt sang . Theo Vương Thành Trúc , tạp đàm về dân tục miền Phúc kiến , An Khê thì ngày 24 tháng 6 , cả một ngày hôm ấy , tức là ngày đản nhật của Lôi Công , rất nhiều nông gia trong dân gian cúng bái . Lúc cúng thì cúng cả Đức Mẫu Điện Quang , đấy là tiết rước lửa của dân Cúc-di kỷ niệm Lôi Công mà cầm đuốc rong chơi , cũng tượng trưng cho sấm chớp .
Sấm nuốt trứng rắn , Sấm sai vẽ mặt , cùng tục rước lửa chơi đều đều là tục truyền không phải của hệ thống văn hóa Trung Hoa truyền bá ra . Đấy là tục truyền của Việt tộc thời cổ xưa để lại hay biến thái đi vậy . Kỷ niệm Ông Sấm thì luôn luôn cùng với tín nhiệm trống đồng liên đới . Điều ấy phù hợp với đọan sách Luận Hành , Thiên Lôi Hư của Vương Sùng .
‘’ Vẽ một người với dung mạo lực sĩ gọi là Lôi Công , tay phải cho đeo trống , tay trái cho dương cùi đánh trống , ý nghiã ngụ rằng : tiếng sấm ầm ầm là tiếng trống liên hồi ‘’
Lại còn lời của Vân Động Khê ghi rằng : ‘’ Người ta truyền tụng Trống đồng có Thần . Trống của một động này bị người của động kia lấy đi , đêm thấy có hổ xuất hiện cắn người , đuổi theo thì thấy cái trống , đem trả lại thì được yên tĩnh ‘’
Đến như mặt trống có nhiều nét chạm theo hình sấm chớp thì lại thấy rằng thời cổ
Người Việt đúc trống đồng không phải không có ngụ ý ký thác vậy , thuật theo Bách Việt nguyên lưu giữ văn hóa . Trung Hoa trùng thư , tháng 12 năm 44 dân quốc , trư giả giáo thụ La Hương Lâm .
Nay hãy xem xét thư tịch Việt Nam liên quan đến đề tài trống đồng hay đồng cổ văn minh của Đông sơn : Sách ‘’ Đại Nam Nhất Thống Chí ‘’ tập thượng , mục tỉnh Thanh Hóa , nói đến các đền miếu , có nói đến Đền thờ Thần Trống đồng ‘’ Đồng Cổ Thần từ ‘’ ‘’ Ở trên núi Đan Nê , thuộc huyện An Định ( Có tên gọi là Núi Khả Lao ) , ngày xưa vua Hùng vương đi đánh Chiêm Thành đóng quân ở Núi Khả Lao , đêm mơ thấy Thần báo mộng bảo vua rằng :
- Xin có cái trống đồng và dùi đồng , giúp nhà vua thắng trận phen này .
Đến lúc ra trận thì thấy trên không văng vẳng có tiếng Trống đồng , rồi quả nhiên vua được tòan thắng . Vua bèn sắc phong làm Đồng Cổ Đại Vương .
Đời Vua Thánh Tôn nhà Lý , khi còn làm Thái tử ( 1020) vâng mạng đi đánh Chiêm Thành , đêm mơ thấy một người mặc áo nhung , tay cầm bảo kiếm , tâu rằng :
- Tôi là Thần Núi Đồng Cổ xin được đi theo để lập công cùng Thái tử .
Tới khi bình được giặc , liền lập miếu để thờ . sau khi Thái tử lên ngôi , lại mộng thấy Thần mang bài thơ để báo cho biết là có ba vị Vương định gây sự biến , rồi sau quả nhiên có thực sự .
Nhân thế , liền phong làm chức ‘’ Thiên Hạ Minh Chủ ‘’ , nghĩa là ‘’ Chủ đồng minh của thế giới ‘’ , thăng lên làm Thượng Đẳng Thần và hàng năm bắt đắp đàn ở trước cửa đền , sai các quan đến lễ và đọc lời tuyên thệ như sau :
Tới khi bình được giặc , liền lập miếu để thờ . sau khi Thái tử lên ngôi , lại mộng thấy Thần mang bài thơ để báo cho biết là có ba vị Vương định gây sự biến , rồi sau quả nhiên có thực sự .
Núi Khả lao ( Khả Phong ) và Đền Đồng cổ |
Nhân thế , liền phong làm chức ‘’ Thiên Hạ Minh Chủ ‘’ , nghĩa là ‘’ Chủ đồng minh của thế giới ‘’ , thăng lên làm Thượng Đẳng Thần và hàng năm bắt đắp đàn ở trước cửa đền , sai các quan đến lễ và đọc lời tuyên thệ như sau :
‘’ Thần tử chi đạo , hệ hồ cương thường , vi tử bất hiếu , vi Thần bất trung , Thần minh mạc giám , diễn điệt kỳ môn ‘’
‘’ Đạo làm tôi con cốt ở luân lý cương thường . Làm con không hiếu với cha mẹ . Làm bầy tôi không hết lòng với nước với vua , xin Thần minh ngầm xét tru diệt cả nhà ..’’
Khỏang đầu nhà Lê Trung Hưng (1561 ) , quân Mạc xâm chiếm các huyện Vĩnh Ninh , An Định , thuyền quân nhà Lê đóng ở thượng lưu sông Mã , tướng nhà Lê liền sai người trinh sát , mới biết là tiếng trống do tự núi Khả Lao phát ra . Đến sang hôm sau quân Lê theo đánh quân Mạc , trong khi giao chiến , bỗng có nước trào dâng lên rất mạnh , quân nhà Lê bèn thừa thế dong buồm thẳng tiến , khí thế hăng hái bội phần , làm cho quân Mạc phải thua bỏ chạy .
Khoảng năm Hoằng Định 9 đời vua Lê Kính Tôn – 1600 ) trong tờ sắc phong Sơn Thần có câu : ‘’ Trên sông sóng gió giúp cho trận thắng của quan quân ‘’ tức là truyện này vậy .
Khỏang năm Cảnh Hưng ( đời Lê Hiển Tôn – 1740 ) thường thấy có các tàn vàng hiện ngay trên quán triều thiên , suốt ba ngày mới tan . Lại có một hôm vào buổi gần chiều tối , trong miếu bỗng có mây đen lại từ khắp phía , rồi mưa gió nổi lên đùng đùng , có người ở từ đằng xa nom lại thấy con rồng đen từ trên trời quanh co lượn xuống , đến sáng sớm mai ra xem ngòai miếu thì có vẩy rồng vẫn còn rãi rác trên sân miếu . Đó đều là những linh tích hiển nhiên nhiên nhiều người cùng biết . Trải qua các đời nhà Lý và Lê , mỗi khi vào khỏang đầu năm xuất quân , các tướng sĩ hội thề thì lại rước Thần để chứng giám cuộc lễ . Quan Thái Phó triều Lê là Nguyễn Văn Khải nhân có bài thơ sau :
Đài phong củng chiếu thủy loan hòan
Dục tú chung tinh tại thử gian
Đàn thượng phiên biểu tiêu hạn bạt
Không trung xao cổ tẩu cuồng man
Qui bi thạch triện kinh sương lục
Phượng trát kim chương chiếu nhất đan
Kim cổ diệt canh kỳ kỷ cục
Lẫm nhiên chính khí cựu gian nan
Tạm dịch :
Non Đài chầu lại nước bao vây
Chung đúc anh linh tại chốn này
Bầu giốc trên đàn mưa tưới khắp
Trống khua trời thẳm giặc tan bay
Bia rùa , triện đá ngàn sương biếc
Trát phượng , niêm vàng chói nắng gay
Kim cổ cuộc cờ bao xóa đổi
Lẫy lừng chính khí nước non đầy .
Trong đền có một cái trống đồng , nặng ước 100 cân , đường kính hơn 1 thước 5 tấc , cao hơn 2 thước , trong rỗng , không có đáy , bên tai hơi khuyết , trên mặt có 9 vòng khuyên , lưng thắt mà rốn kín , bốn bên có giây khắc chữ thập ngoặc , có văn như lối chữ khoa dầu nhưng lâu ngày không thể trông thấy rõ .
Tương truyền khi Tây sơn vào đánh miền đó , cho chở cái trống ấy vào Phú xuân . sau đó người huyện Hậu Lộc lại bắt được ở nơi bến song , rồi báo về tỉnh , tỉnh bắt đem nộp trả về đền . Hiện nay vẫn còn tại đó .
Xét trong Hậu Hán Thư có nói , khi Mã Viện sang Giao chỉ có được một cái trống của Lạc Việt . Lại trong Quảng Châu Ký có nói : ‘’ Tục mán , Mèo đúc đồng làm trống , càng cao càng quý , rộng chừng hơn trượng . Khi mới đúc xong treo ở giữa sân . đặt tiệc rượu mời con trai , con gái các nhà hào phú tới lấy vàng bạc đúc những cành thoa lớn để gõ vào trống , rồi những cành thoa ấy lưu lại cho chủ nhân ‘’ . Và trong Tùy thư cũng nói :’’ Các họ Mán hay đúc những trống đồng to , khi có việc đánh trống đó gọi là Đô lão . Trống đúc cao chừng ¾ thước , có mặt không có đáy , tiếng kêu cũng không to lắm . Gọi tên là trống Chư cát , cho là Chư cát Khổng Minh chế ra vậy . có thể khi Khổng Minh hùng mạnh Hạch cho đúc trống đồng theo xuống để hạ khí dân Nam .
‘’ Trong sách Minh Nhất Thống Chí – lại cho là cái chiêng của Chư Cát khi đi đánh man di . Xem đó thì trống đồng đã có từ thời Đông Hán , mà không phải bắt đầu từ thời Khổng Minh mới có ‘’ ( Đại Nam Nhất Thống Chí – tỉnh Thanh Hóa , tập Thượng , Văn Hóa Tùng Thư tập 4 )
‘’ Trong sách Minh Nhất Thống Chí – lại cho là cái chiêng của Chư Cát khi đi đánh man di . Xem đó thì trống đồng đã có từ thời Đông Hán , mà không phải bắt đầu từ thời Khổng Minh mới có ‘’ ( Đại Nam Nhất Thống Chí – tỉnh Thanh Hóa , tập Thượng , Văn Hóa Tùng Thư tập 4 )
Lê quí Đôn cũng chép trong tác phẩm ‘’ kiến văn tiểu lục ‘’ của ông : ‘’ Vua Thái tông nhà Lý dựng miếu thờ Thần Đồng Cổ Sơn ở đằng sau chùa Thành thọ . hàng năm cứ đến ngày mồng 4 tháng 4 lập một đàn ở trước miếu này , rồi dàn binh lính , đọc lới thề để quần thần cùng thề . đến vua Nhân Tông thì họp quân nhân trong thiên hạ thề ở sân Long Trì .
‘’ Vua Nhân Tông lại định lệ : hàng năm cũng theo ngày mồng 4 tháng 4 , sáng sớm hôm ấy đức vua ngự cửa bên điện Đại Minh , quần thần đều vận binh phục tới lễ hai lễ rồi lui ra . Các quan đi đều có xe ngựa , binh lính theo đi ra lối cửa Tây thành rồi đến hội thề ở miếu Đồng Cổ Thần . Quan Kiểm chánh đọc lời thề rằng :
‘’ Vi Thần tận trung vi quan thanh bạch ‘’
‘’ Làm bầy tôi thề hết lòng , làm quan thề trong sạch ‘’
Thề xong quan tể tướng kiểm điểm từng người , nếu ai vắng mặt phải phạt 5 quan tiền .
Lễ này thời ấy cho là một lễ rất thịnh vậy ! ‘’
( Kiến văn Tiểu lục , trang 113-114 , Lê quí đôn – bản dịch Lê mạnh Liêu – t3 sách dịch thuật 1963 )
No comments:
Post a Comment