Tín ngưỡng Thiên động với dân Việt Nam
Trên đây là nhận xét cổ học trên đất Bắc việt của nhà khảo cổ học danh tiếng , hội viên trường viễn đông Bác Cổ ( E.F.E.O ) là ông Olov Jansé từng trình bày ở Đại Học Văn Khoa Sài gòn . Theo trình bày của ông thì tín ngưỡng Thiên Động ( Grotte – Ciel ) do cổ mộ hạt bắc Ninh đã khởi niệm , trong ấy ý tưởng chính là trong lòng ngọn núi lớn có hang động mà vòm tượng trưng vòm trời và đáy đại diện cho đất . Cửa động ấy là biên giới ngăn cách thế giới vật chất và thế giới siêu hình . Núi được coi như Thiên Đường của Đạo giáo , nơi cư trú của Thần tiên bất tử . Như vẫn theo giáo sư Olov Jansé cái ý tưởng hình ảnh ngọn núi với đạo phái hợp với hình ảnh núi Tuyết sơn ( Himalaya ) cao ngất trời ở Phương Đông đã tạo lập ra và ảnh hưởng sang Trung hoa và Việt Nam . Giáo sư viết :
‘’ Người ta tự hỏi phải chăng các Đạo sĩ chẳng đã mượn ý tưởng núi cao , cung điện của Thần tiên ( trên đây của Hy Lạp ) ?.
‘’ cả đến quan niệm cái động phủ siêu nhiên cũng nên tìm nguyên lai ở Phương tây và người ta khó thể giải thích chỉ bằng một lý ngẫu hợp các sự kiện quan niệm Động trời tràn lan lan sang phía Tây Trung Hoa và sang Việt Nam ở thời có cuộc xâm lăng của dân Hắc Hải . Sự thực , hang động đã có vai trò trọng đại trong tín ngưỡng bình dân ở Phương Tây kể từ thời xa xăm mà nó đã liên hệ với ý tưởng về nguồn gốc đời sống . sự sùng bái hang động hay động phủ được phổ biến nhất trong lớp bình dân Cận Đông và phía Đông Địa Trung Hải . Chỉ cần nhắc lại rằng trong tôn giáo Mithra Thần Mặt Trời của người Ba Tư ( Perse ) ý niệm phức thể về động phủ thần linh đóng vai trò trọng ýêu . Vị Thần đó đã giáng sinh trong một hang đá và sự thờ cúng đuợc cử hành trong hang thâm nghiêm . Tôn giáo ấy đã hứa hẹn cho tín đồ một đời sống vĩnh cửu ‘’ . (Trích dịch ‘’Việt Nam Ca Trích dịch ‘’ Việt Nam carrefour des peuples et des eivilistions’’ của Olov Jansé tr 1953 France Asie )
Chúng tôi biểu đồng tình với giáo sư Olov Jansé về việc liên hệ giữ hình ảnh cổ mộ ở Bắc ninh và ở các miền lân cận với tín ngưỡng Động trời hay Hang động hoặc Động phủ và của nhân lọai da vàng Phúc Lộc thọ .
Hơn thế nữa chữ Thọ hiện ra trong những đề tài thường hay được trình bày trong tranh ảnh bình dân của chúng ta và trong những đề tài trang trí . Nó được tưởng tượng bằng hình ảnh một ông già tuổi tác râu tóc bạc phơ , mặt mày nở nang hay là giản dị hơn bằng những trái đào xinh đẹp màu xanh hồng ‘’
Như thế đủ thấy Thần tiên trong con mắt nhân dân Việt Nam tự cổ lai là tượng trưng cho sự sống lâu , đời sống vĩnh cửu . Sự sống là một thực tại tối cao trong tư tưởng nhân dân Việt Nam xưa nay , và trong cả tư tưởng của tất cả nhân dân Á Châu thuộc mô thức văn hóa tháo mộc ( civilisation vegetale ) . Họ tin vào sự sống bất tuỵêt , sự sống vĩnh cữu ‘’ Sống gửi thác về ‘’ , về là về cái ‘’ Nhà Mồ ‘’ vậy !
Sống mỗi người một nhà
Già mỗi người một mồ
Nhà với mồ chỉ là một sự thay đổi chổ ở , hai giai đọan của một lịch trình biến hóa của một thực tại , linh động màu nhiệm là sự sống duy nhất . Ở giai đọan thể xác trên đời này là một hình thức sống , đến khi chết đi sự sống đi sang một giai đọan khác , tiếp tục ở một hình thức khác .
Chết là thể xác , còn là tinh anh .
( Kiều – Nguyễn Du )
Do dấy mà nông dân Việt Nam có tín ngưỡng về mồ mã , nơi cư trú của linh hồn tổ tiên , thường vãng lai môi giới cho hai thế giới , thế giới siêu hình với thế giới hữu hình , thế giới bên kia với thế giới bên àny , cho nên tất cả món ăn trên đời này không đủ nuôi sự sống lâu dài mà chúng ta tin tưởng :
Sống về mồ về mả
Chẳng ai sống về cả bát cơm .
Tuy bát cơm đối với nông dân Việt Nam trải qua các thời đại vẫn là một vật hết sức trọng yếu lớn lao ! Nhưng nó cũng không thỏa mãn được tất cả khát vọng về sự sống . Bởi thế mà xưa nay ở xã hội Việt Nam có cái tục làm cho con mắt phương tây kinh ngạc là cái tục xây nhà mồ hay sinh phần cho con người thân yêu còn đang sống , sắm sửa áo quan hay cỗ thọ cho cha mẹ già . Cả đến nhà vua , trước khi lên ngôi , việc đầu tiên là xây cất lăng tẩm , chổ ở cuối cùng lý tưởng của mình . Xem lăng tẩm của một nàh vua , có thể đóan biết khí phách , tâm hồn của ông ta lúc còn tại vị .
Viễn Đông Bác Cổ - Cao Bắc .
Nhà lịch sử tôn giáo giải thích cái tín ngưỡng vào thực tại sống của nhân dân nông nghiệp như sau :
‘’ Nông nghiệp phát lộ một cách bi kịch hơn , cái bí quyết của thảo mộc hồi sinh . Trong nghi lễ và kỹ thuật nông nghiệp , con người can thiệp trực tiếp , sự sống thảo mộc và sự thiêng liêng của thực vật sinh trưởng đối với con người không còn là ở ngòai . Nó tham gia vào khi trồng xới , khi cầu khẩn . Đối với người sơ khai , nông nghiệp cũng như tất cả họat động căn bản khác không phải chỉ là một kỹ thuật phàm tục . Có quan hệ với sự sống và theo đuổi sự nảy nở bồng bột của sự sống ấy , hiện tại trong những mầm hạt , những luống cày , trong trời mưa và trong thần linh sinh thực nông nghiệp , trước hết là một nghi lễ .
Chúng ta trước tiên phải chú ý đến sự quan trọng của vai trò thời tiết nhịp điệ bốn mùa , đối với kinh nghiệm tôn giáo của các xã hội nông nghiệp . Nhà nông không phải chỉ tham gia vào phạm vi thiêng liêng có tính cách ‘’ không gian ‘’- hòn đất màu mỡ , động lực trong hạt giống , trong nụ hoa – nhưng công việc của nó được hợp hóa và chỉ huy bởi cả một bộ phận thời gian , bởi cả một vòng thời tiết . Sự liên kết những xã hội nông nghiệp . Nhịp điệu vũ trụ bấy giờ xác định hệ thống của chúng ta và tăng thêm hiệu lực . Một quan niệm lạc quan về đời sống bắt đầu biểu lộ sau một sự thay đổi tạm thời trong thái độ hiện hữu ; mùa đông không bao giờ vĩnh viễn vì nó được kế tiếp bằng cả một sự hồi sinh tòan thể của thiên nhiên , một biểu hiện các trạng thái mới và vô hạn của sự sống , không có gì chết hẳn , thực chết , tất cả quy hồi vào nguyên liệu khởi thủy và yên chờ một mùa xuân mới ‘’ . ( trích dịch ‘’ Traite’ des religions – Miecca Eliade – Payot Paris , P 285 ).
Có lẽ vì thế mà ở khu vực văn hóa Á Đông , người ta đã quan niệm sự sống là thực tại tuyệt đối như Kinh Dịch bên Trung Hoa viết : ‘’ Cái đức vô hạn của vũ trụ là sự sống . ( Thiên địa chi đại đức viết sinh ) . Và ở kinh Upanishad bên Ấn độ viết : ‘’ Sự sống thì vô biên ‘’ ( Live is immense ) . Hay là ‘’ hãy tưởng niệm về ta là sự sống , sự sống thì vĩnh cửu và vĩnh cửu là sự sống ‘’ ( Meditate on me as life and intelligence . Life is Prana , Pranna is life , life is immortality and immortality is life – Self knowledge by Swami Abhedanada – Vedanta Society Calcutta .)
Bởi vì sự sống tự thân nó vĩnh cửu , không hủy diệt nó không đổi thay . Chúng ta không có thể nhìn thấy sự sống từ một sự sống thấp kém nảy nở lên . Sự sống ở trừu tượng thì luôn luôn y nhiên dù biểu hiện hay không biểu hiện ra ngòai . Sự biểu hiện có thể biến đổi nhưng sinh lực thì đồng nhất và bất biến . Khi nào chúng ta không thấy ở đâu có sự sống biểu hiện ra ngòai thì chúng ta gọi là chết . Ở đâu có sống thì không có chết . Người ta có thể nói được rằng , một đứa trẻ mới đẻ , một đứa trẻ nảy nở , nhưng sự sống của đứa trẻ thì không phải là vật nảy nở , trưởng thành . Nếu nó đã là vật đẻ ra , và nảy nở lên thì nó sẽ phải biến đổi và hủy diệt . Nhưng sinh lực , nguồn sống sinh linh là vật liên tục không có đẻ ra , suy đồi và hủy diệt . Tất cả những trạng thái ấy đều là những sự biểu hiện của sinh lực bất tuyệt . Vì thế mà Trần Thái Tôn viết :
‘’ Đã phản bội với cái không có sinh , không có hóa , tức là sinh lực tự thân , thì mãi mãi là có sinh có hóa . Không có sinh hóa thì không hóa không sinh . Có hóa sinh cho nên có sinh hóa ‘’ .
‘’ Ký bội vô sinh vô hóa , vĩnh vi hữu hóa hữu sinh . Vô sinh hóa tắc vô sinh , hữu hóa cố hữu sinh hữu hóa ‘’ ( Khoá Hư )
Nhưng để mô tả hay diễn đạt cái thực tại sống tối cao linh động ấy , nhân dân nông nghiệp của văn hóa thảo mộc không bắt đầu bằng suy luận khái niệm mà bằng những thái độ sống cảm thông như thái độ trai gái Yên Bái hàng năm vào hang động Thẩm Lệ để khai xuân hưởng ứng hay khích động vào nhịp điệu sinh lực của tạo vật , hay là như trai gái Bắc Ninh hàng năm kéo nhau lên sườn đồi để xướng họa tập thể trong các hội xuân .
Thành cổ Bắc Ninh 1884 - Bác sĩ Hocquard
Hơn nữa thì hàng năm nhân dân già trẻ trẩy hội hành hương vào động phủ như động Hương Tích , như phủ Giầy để chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên thanh tĩnh cao siêuhay u huyền để cảm thông với nguồn sống linh động vĩnh cửu siêu nhiên do thần tiên đại diện , làm trung gian giữa hai thế giới trần thế với thiên đường , tương đối với tuyệt đối đau khổ với cực lạc .
Đền Hóa - new.hungyen.gov.vn
Nhà bác học Alfred Meynard viết trong Revue Indochinoise tháng 5 năm 1928 về các Hội Hành hương Việt Nam ở Bắc Việt xưa kia , có kết luận :
‘’ Tôi cho rằng cái điều mà mâu thuẫn giữa phương Đông và phương Tây mà hiện nay người ta đang thắc mắc , chẳng phải là một vấn đề phức tạp chi lắm , như người ta đã tưởng . Nó qui về có một điểm là người phương Đông đã đem cái vô hình xuống cuộc đời hằng ngày của họ . Họ sống với thế giới huyền bí , nhờ có những cái gì họ tưởng đã thấy được , trái lại người Âu Tây sống bên lề cái vô hình , không thân mật với vô hình , phủ nhận nó nữa vì không biết đến có nó . hay là họ bị xô đẩy vào nó mà không nhìn .
‘’ Cái sự mâu thuẫn ấy ai là người biết nhìn với con mắt thệin cảm chứ không phải thái độ nhân nhượng của kẻ tự ý đi đày biệt xứ , thì có thể nhận thấy hàng ngày ở tại cái gì mà chúng ta miệt thị cho là những mê tín Việt Nam . Chúng ta làm như là trong tất cả thế giới và đối với tất cả tín ngưỡng , những điều mê tín tối sơ không phải là cách tương đối mô tả về cái chân lý ngòai giới hạn người thường .
‘’ Ở dân Việt Nam tục lệ tín ngưỡng đã pha trộn và hợp hóa Thần bí tâm linh của Phật giáo với chủ nghĩa ma thuật của Lão giáo vào tín ngưỡng nguyên thủy một phần họat động và tư tưởng đã dành cho phương diện vô hình của thiên nhiên . Đời sống hàng ngày của họ đã kết cấu bằng những đề tài huyền bí làm đề tài chính thức . Vào dịp mùa xuân , có rất nhiều hội hè tượng trưng cho quyền năng thần linh hành động ở thế giới và mặc dầu cách thức của họ đối với chúng ta có vẻ lạc hậu mấy đi nữa , cách thức ấy cũng bảo tồn những nghi lễ mà chúng ta thấy có sự đồng nhất về chủ nghĩa bí truyền của tất cả những sự sùng bái . Chẳng hạn nói đến nghi lễ dâm dục của một số bộ lạc thái , trà trộn linh thiêng với tình dục nam nữ để mô tả nhịp điệu hồi xuân , suốt ba tháng đầu năm của dân Việt nam cũng có rất nhiều nghi lễ , trong ấy người ta thông cảm với thần linh hay kéo thần linh xuống một lúc gần với người , cùng với người san sẻ những nổi lo âu hay hy vọng .’’
Đấy là cái tinh thần nối hiện thực với siêu nhiên qua hang động núi non vì thiên nhiên ở nhỡn giới phương Đông không phải quyền năng vật chất mà là nhịp cầu bắc qua hai thế giới vô hình . Bởi thế mà hang động không những được nhân dân sùng bái đến hành hương mà còn là đề tài cho văn nghệ sĩ đến tìm nguồn cảm hứng siêu việt . hang động vốn âm u , nơi cư trú của Thần tiên bất tử , thế giới ‘’ tàng ư mật ‘’ ( ẩn trong kín đáo ) . Ở đây đạo sĩ được truyền đạo , cho nên đề tài truyền thụ quan hệ mật thiết với những hang động . ĐỘNG có nghĩa huyền bí , thâm sâu , siêu nhiên . chữ ĐỘNG cho người ta liên tưởng đến những nghĩa xa hơn , như ĐỘNG phòng ở bản thân là nơi mặc niệm trầm tư . Theo sách Thần bí học bên Tàu : Quảng Bí Cấp , mục nói về ĐỘNG ĐÌNH rằng : ở trời là không , ở núi là động , ở người là phòng , chổ rỗng trong lòng núi là động đình ( Động đình cũng tên Động Đình Hồ , một trong số 36 động thiên có liên quan đến thần thọai về giống Việt ) Chỗ ‘’ không ở đỉnh đầu người ta là Độn phòng . Thần thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ Ngũ Lĩnh – Triệu Việt Vương . Vậy Động hay Động thiên là thế giới biệt lập , ở trong cái động thì cửa vào rất nhỏ để tượng trưng cho một cõi Thần thoại ma thuật . đấy là cõi thiên nhiên hoàn toàn một vũ trụ tượng trưng giả tạo . sách ‘’ Ô Châu Cận Lục ‘’ của Dương Văn An ( 1553 ) , tả về hang động đến Chấn Linh :
‘’ Đền ở huyện Chấn Linh , châu Bố Chính . Lưng giáp núi biếc , mặt trông xuống duyền xanh . Ở dưới thì nước biếc như màu chàm , ở trên thì non xanh như tấm thảm . Động có cửa vào , cửa hẹp chỉ vừa lọt một chiếc thuyền con . Càng vào trong càng thấy rộng . Những du khách đi trên thuyền đến vãn cảnh trước hết phải thanh tâm trai giới thì tự khắc thấy nước lặng sóng êm , gío vào , nghe gió thổi như đàn , động vang tựa sáo . Đi ước hơn trăm bước bỗng mở ra một khỏang trống , trông thấy trời đất bùng sáng , chói lọi nhật quang .
‘’ Cỏ đẹp mây êm sạch lòng trần tục , hoa cười đón khách ,chim hót chào người , cảnh trí riêng biệt một bầu trời . Biệt nhất kiến khôn thế giới ‘’
‘’ Trong động có tảng đá nhẵn nhụi , có bàn cờ bằng đá . Vách núi xung quanh như gọt , ngắm những vật nhỏ lấm tấm , chổ như đồng tiền , chỗ như sợi tóc , chổ tựa hình người , chổ thì hình như viên ngọc . nước biếc như mắt Sư , núi xanh như tóc Phật , châm chim in mặt cá , cá lượn trong hang , dầu phong cảnh Đào Nguyên cũng không hơn thế nữa .
‘’ Những thi nhân trong hạt đề thơ ngâm vịnh từ lâu đời , người sau tìm kiếm các bài chỉ còn lờ mờ như nét khuyên dấu chấm .
‘’ Tục truyền trong động có chiếc hộp vàng chìm sâu đáy nước . Có một người thuật sĩ muốn đi tìm , khi đến cửa Động thổ nhân cho biết sóng gió không êm chớ nên mạo hiểm , song y cậy mình cao tay phù phép , cứ chở thuyền vô . trong chốc lát , bỗng nghe có tiếng còi , tiếng trống ầm ầm , cả bọn nhìn nhau sợ hãi phải quay thuyền ra . Ấy đại khái linh dị như thế ! Thơ cổ có câu :
Động môn vô tỏa thược
Tục khách bất tằng lai
Cửa hanh không đóng khóa
Khách tục chớ đi về
( Ô Châu Cận Lục bản dịch Văn Hóa Á Châu )
Đầm Dạ Trạch - từ internet .
Trên đây hang động đã làm nguồn cảm hứng nghệ thuật cho văn sĩ Việt Nam dùng mỹ cảm kinh nghiệm để thăng hoa tình cảm cá nhân vào thế giới siêu hình Bồng lai , Tiên cảnh , bất tử trường sinh vậy . Chúng ta chỉ cần đọc lại những truyện Thần thọai hết sức điển hình lưu truyền trong giới trí thức Việt Nam qua các thời đại như truyện tình duyên giữa chàng Từ Thức với nàng Giáng Tiên , mà sân khấu bắt đầu từ hạt Tiên Du , Bắc Ninh , nơi có nhiều Cổ mộ , hay là truyện Thần thọai Xã Đa Hòa , giáp giới Bắc Ninh , về tình duyên giữa chàng Chử Đồng Tử với nàng công chúa Tiên Dung Mỵ Nương trên bãi Tự Nhiên , truyện rất phổ thông trong giới bình dân . Chử Đồng tử được tôn thờ như vị Đạo tổ bậc nhất trong hàng ‘’ Tứ Bất Tử ‘’ của hệ thống tín ngưỡng Thần Tiên Việt nam .
Đền Chữ Đồng Tử - anhvan81
Lễ Hội Chữ Đồng Tử - Tiên Dung - hình từ Internet .
( Đền Đồng Cổ - thanglong.cinet.com )
---------------------
Tư liệu về 18 đời Hùng Vương.
Tư liệu về 18 đời Hùng Vương.
(tài liệu của Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá được in trong tạp chí “Nguồn Sáng“ số 23 trong dịp lễ Hội Giỗ Tổ Hùng Vương 1998. )
Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá viết:
Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm các truyền thuyết, thư tịch cổ, các ngọc phả các xã quanh vùng có đền thờ các Vua Hùng như xã Hy Cương (Vĩnh Phú) hiện lưu trữ tại Vụ bảo tồn bảo tàng, Bộ Văn Hóa (số hiệu HTAE 9) thì các tài liệu này không ghi chép là 18 đời Vua Hùng mà lại ghi là 18 chi. Mỗi chi gồm nhiều đời Vua, có cả năm Can, Chi lúc sinh và lúc lên ngôi.
Các đời Vua trong một chi đều lấy hiệu của Vua đầu chi ấy.
Mười tám chi ấy như sau:
1. Chi Càn: Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?).
2. Chi Khảm: Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr. TL), lên ngôi 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua. Chi này ở ngôi tất cả 269 năm, đều xưng là Hùng Hiền Vương, từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế).
3. Chi Cấn: Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL) lên ngôi khi 18 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương,272 năm, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr.TL. Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.
4. Chi Chấn: Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), không rõ truyền được mấy đời vua đều xưng là Hùng Hoa Vương, ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.
5. Chi Tốn: Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi. Không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Hy Vương ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.
6. Chi Ly: Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL), lên ngôi khi 29 tuổi, truyền 2 đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm đều xưng là Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương.
7. Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.
8. Chi Đoài: Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Vỹ Vương, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.
9. Chi Giáp: Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi khi 45 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Định Vương, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.
10. Chi Ất - Hùng Uy Vương, huý Hoàng Long Lang, 3 đời, 90 năm, từ 1251 đến 1162 tr.TL)
11. Chi Bính: Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.
12. Chi Đinh: Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Vũ Vương, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.
13. Chi Mậu: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL) lên ngôi khi 23 tuổi, truyền 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.
14. Chi Kỷ: Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Anh Vương, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 trTL Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.
15. Chi Canh: Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi truyền 3 đờianh Thân (661 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu
16. Chi Tân: Hùng Tạo Vương (Thần phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, ghi đời thứ 16 là Hùng Tạo Vương, đóng ở Việt Trì, có Thạc tướng quân đánh tan giặc Man, Vua phong là Chuyển Thạch Tướng Đại Vương - ‘NgườI anh hùng làng Dóng’ Cao Xuân Đỉnh (NxbKHXH 1969 trg 126-130), húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), 3 đời vua, lên ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu
17. Chi Nhâm: Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu
18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì - Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.
Tổng cộng là 2621 năm từ 2879 đến 258 tr. TL
Như vậy, họ Hồng Bàng, trị vì nước Văn Lang, với vương hiệu Hùng Vương, không phải chỉ có 18 đời (18 ông vua) mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều đời vua.
Điều này giải thích hợp lý sự tồn tại gần 3000 năm của thời đại Hùng Vương.
Đền Hùng hiện nay trong ngôi đền chính, có một bài vị chung, thờ các vị Vua Hùng, có hàng chữ « Đột Ngột Cao Sơn Cổ Hùng Thị thập bát thế thánh vương, thánh vị ». Do tục thờ cúng tổ tiên, chỉ chờ vị khai sáng đầu tiên, nên chữ « Thập bát thế » có thể hiểu là 18 Vương hiệu của các vị Tổ đầu tiên của 18 chi Hùng Vương, đã thay nhau cầm quyền trên đất nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của người Việt chúng ta ngày nay.
Thế thứ các Vua Hùng:
Mỗi chi Hùng Vương gồm nhiều đời con, cháu... kế ngôi, lấy tên hiệu và tên huý của đời Vua đầu chi chung cho các Vua tiếp theo trong chi đó. Triều đại Hùng Vương kéo dài 2621 năm (từ năm 2879 TCN đến 258 TCN), gồm khoảng 100 đời Vua.
1. Đức Kinh Dương Vương - Lộc Tục, tức Lục Dục Vương : sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi , Hai ngàn tám trăm bảy chín (2879 tcn), trị vì trong 86 năm , từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?).
2. Lạc Long - Sùng Lãm, Thiên nhân -Di Lặc - Phật Tổ :năm ra đời :18/3/Bính Thìn (2825 tr. TL), năm 33 tuổi lên ngôi, hiệu Hùng Hiền Vương , 269 năm tại ngôi từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL) , Thủ lĩnh khoảng độ mười đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế)
3. Hùng Lân - Hiệu Hùng Quốc Vương : sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL), lên ngôi năm 18 tuổi, trị vì 271 năm từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr.TL, truyền khoảng hơn 10 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.
4. Bửu Long - hiệu Hùng Hoa Vương : lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), trị vì trong 342 năm từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL), kéo dài hơn mười đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.
5. Bửu Lang - hiệu Hùng Hy Vương : sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi , trị vì trong 199 năm từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL) ,Ngót mười đời Chủ nguyên khai bấy giờ . Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.
6. Long Tiên Lang - hiệu Hùng Hồn Vương: sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL) , lên ngôi khi 29 tuổi , trị vì trong 80 năm từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL) ,Thủ lĩnh truyền kế hai đời , Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương.
7. Quốc Lang - hiệu Hùng Chiêu Vương : sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, trị vì 200 năm từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL) ,kéo dài 5 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.
8. Vân Lang - hiệu Hùng Vi Vương : sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi , trị vì 99 năm từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL), 5 đời kế thừa . Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.
9. Chân Nhân Lang huý – hiệu Hùng Định Vương: sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi năm 45 tuổi, trị vì 80 năm từ 1331 đến 1252 tr.TL , truyền thừa 3 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.
10. Hoàng Long Lang - hiệu Hùng Uy Vương :37 tuổi lên ngôi , trị vì 90 năm từ 1251 đến 1162 tr.TL ,truyền thừa 3 đời
11. Hưng Đức Lang - hiệu Hùng Trinh Vương : sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, trị vì 107 năm từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL), truyền được 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.
12. Đức Hiền Lang - hiệu Hùng Vũ Vương : sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, 85 năm trị vì từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL) ,3 đời làm Thủ lĩnh . Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.
13. Tuấn Lang - hiệu Hùng Việt Vương : sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL), 23 tuổi lên ngôi, 105 năm nắm quyền từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL), truyền 5 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.
14. Viên Lang - hiệu Hùng Anh Vương : sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, 99 năm trị vì từ 853 đến 755 trTL, trải qua 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.
15. Cảnh Chiêu Lang - hiệu Hùng Triệu Vương : sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi , 94 năm làm thủ lĩnh từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL), cả thảy 3 đời Cha Con . Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu
16. Đức Quân Lang -hiệu Hùng Tạo Vương, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), 91 năm trị vì từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL), 3 đời truyền nhau . Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu
17. Bảo Quang Lang - hiệu Hùng Nghi Vương : sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) ,9 tuổi lên ngôi, 159 năm trị vì từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL) , được 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu
18. Huệ Lang - hiệu Hùng Duệ Vương : sinh năm Canh Thân (421 tr. TL) , 14 tuổi lên ngôi, trị vì 150 năm từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL) , truyền khoảng 6 đời . Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.
sau đó cơ đồ Văn Lang được trao lại cho Thục Phán , cháu họ của vua Hùng.
1. Đức Kinh Dương Vương - Lộc Tục, tức Lục Dục Vương : sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi , Hai ngàn tám trăm bảy chín (2879 tcn), trị vì trong 86 năm , từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?).
2. Lạc Long - Sùng Lãm, Thiên nhân -Di Lặc - Phật Tổ :năm ra đời :18/3/Bính Thìn (2825 tr. TL), năm 33 tuổi lên ngôi, hiệu Hùng Hiền Vương , 269 năm tại ngôi từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL) , Thủ lĩnh khoảng độ mười đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế)
3. Hùng Lân - Hiệu Hùng Quốc Vương : sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL), lên ngôi năm 18 tuổi, trị vì 271 năm từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr.TL, truyền khoảng hơn 10 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.
4. Bửu Long - hiệu Hùng Hoa Vương : lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), trị vì trong 342 năm từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL), kéo dài hơn mười đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.
5. Bửu Lang - hiệu Hùng Hy Vương : sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi , trị vì trong 199 năm từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL) ,Ngót mười đời Chủ nguyên khai bấy giờ . Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.
6. Long Tiên Lang - hiệu Hùng Hồn Vương: sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL) , lên ngôi khi 29 tuổi , trị vì trong 80 năm từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL) ,Thủ lĩnh truyền kế hai đời , Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương.
7. Quốc Lang - hiệu Hùng Chiêu Vương : sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, trị vì 200 năm từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL) ,kéo dài 5 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.
8. Vân Lang - hiệu Hùng Vi Vương : sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi , trị vì 99 năm từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL), 5 đời kế thừa . Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.
9. Chân Nhân Lang huý – hiệu Hùng Định Vương: sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi năm 45 tuổi, trị vì 80 năm từ 1331 đến 1252 tr.TL , truyền thừa 3 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.
10. Hoàng Long Lang - hiệu Hùng Uy Vương :37 tuổi lên ngôi , trị vì 90 năm từ 1251 đến 1162 tr.TL ,truyền thừa 3 đời
11. Hưng Đức Lang - hiệu Hùng Trinh Vương : sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, trị vì 107 năm từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL), truyền được 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.
12. Đức Hiền Lang - hiệu Hùng Vũ Vương : sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, 85 năm trị vì từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL) ,3 đời làm Thủ lĩnh . Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.
13. Tuấn Lang - hiệu Hùng Việt Vương : sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL), 23 tuổi lên ngôi, 105 năm nắm quyền từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL), truyền 5 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.
14. Viên Lang - hiệu Hùng Anh Vương : sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, 99 năm trị vì từ 853 đến 755 trTL, trải qua 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.
15. Cảnh Chiêu Lang - hiệu Hùng Triệu Vương : sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi , 94 năm làm thủ lĩnh từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL), cả thảy 3 đời Cha Con . Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu
16. Đức Quân Lang -hiệu Hùng Tạo Vương, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), 91 năm trị vì từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL), 3 đời truyền nhau . Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu
17. Bảo Quang Lang - hiệu Hùng Nghi Vương : sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) ,9 tuổi lên ngôi, 159 năm trị vì từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL) , được 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu
18. Huệ Lang - hiệu Hùng Duệ Vương : sinh năm Canh Thân (421 tr. TL) , 14 tuổi lên ngôi, trị vì 150 năm từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL) , truyền khoảng 6 đời . Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.
sau đó cơ đồ Văn Lang được trao lại cho Thục Phán , cháu họ của vua Hùng.
Danh sách 100 người con trai của Lạc Long Quân - Âu Cơ
Lân Lang làm vua, 49 người con còn lại theo cha Lạc Long Quân là:
Xích Lang,
Quynh Lang,
Mật Lang,
Thái Lang,
Vĩ Lang,
Huân Lang,
Yên Lang,
Tiên Lang,
Diên Lang,
Tích Lang,
Tập Lang,
Ngọ Lang,
Cấp Lang,
Tiếu Lang,
Hộ Lang,
Thục Lang,
Khuyến Lang,
Chiêm Lang,
Vân Lang,
Khương Lang,
La Lang,
Tuần Lang,
Tân Lang,
Quyền Lang,
Đường Lang,
Kiều Lang,
Dũng Lang,
Aác Lang,
Tảo Lang,
Liệt Lang,
Ưu Lang,
Nhiễu Lang,
Lý Lang,
Châm Lang,
Tường Lang,
Chóc Lang,
Sáp Lang,
Cốc Lang,
Nhật Lang,
Sái Lang,
Chiêu Lang,
Hoạt Lang,
Điển Lang,
Thành Lang,
Thuận Lang,
Tâm Lang,
Thái Lang,
Triệu Lang,
Ích Lang.
.
50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là:
Hương Lang,
Kiểm Lang,
Thần Lang,
Văn Lang,
Vũ Lang,
Linh Lang,
Hắc Lang,
Thịnh Lang,
Quân Lang,
Kiêm Lang,
Tế Lang,
Mã Lang,
Chiến Lang,
Khang Lang,
Chinh Lang,
Đào Lang,
Nguyên Lang,
Phiên Lang,
Xuyến Lang,
Yến Lang,
Thiếp Lang,
Bảo Lang,
Chừng Lang,
Tài Lang,
Triệu Lang,
Cố Lang,
Lưu Lang,
Lô Lang,
Quế Lang,
Diêm Lang,
Huyền Lang,
Nhị Lang,
Tào Lang,
Ngyuệt Lang,
Sâm Lang,
Lâm Lang,
Triều Lang,
Quán Lang,
Cánh Lang,
Ốc Lang,
Lôi Lang,
Châu Lang,
Việt Lang,
Vệ Lang,
Mãn Lang,
Long Lang,
Trình Lang,
Tòng Lang,
Tuấn Lang,
Thanh Lang.
trích Đại Việt Sử Ký Tòan thư
Kỷ Thuộc Tùy Đường
Quý Hợi, [603], (Tùy Nhân Thọ năm thứ 2). 158 Lưu Phương bắt được tướng cũ của Hậu Nam Đế, cho là gian ác, đều chém cả.
Ất Sửu, [605], (Tùy Dạng Đế Quảng, Đại Nghiệp năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, Lưu Phương mới dẹp yên nước ta, bầy tôi nhà Tùy có người nói nước Lâm Ấp có nhiều báu lạ. Vua Tùy bèn cho Phương làm Hoan Châu đạo hành quân tổng quản, đi kinh lược nước Lâm Ấp. Phương sai bọn thứ sử Khâm Châu là Nịnh Trường Chân đem quân bộ và quân kỵ hơn một vạn xuất phát từ Việt Thường159 . Phương thân dẫn bọn đại tướng quân Trương Tốn đem thủy quân xuất phát từ quận Tỷ Cảnh (huyện của nhà Hán, thuộc quận Nhật Nam ; nhà Tùy đặt quận Tỷ Cảnh)160 . Tháng ấy quân đến cửa biển. Tháng 3, vua Lâm Ấp là Phạn [1b] Chí sai quân ra giữ nơi hiểm yếu, bị Lưu Phương đánh tan chạy. Quân của Phương qua sông Chà Lê. Quân Lâm Ấp cưỡi voi lớn từ bốn mặt kéo đến, quân của Phương đánh không lợi bèn đào nhiều hố nhỏ, phủ cỏ lên trên, cho quân khiêu chiến, đang đánh giả thua chạy. Quân Lâm Ấp đuổi theo, voi phần nhiều sụp hố ngã nhào, nhốn nháo kinh hãi, quân trở nên rối loạn. Phương cho dùng nỏ bắn voi, voi lùi chạy, xéo giẫm vào hàng trận. Phương nhân đó cho quân tinh nhuệ đuổi theo. Quân Lâm Ấp thua to, bị bắt, bị chém kể hàng vạn. Phương tiến quân đuổi theo, mấy trận đều được cả, qua phía nam cột đồng Mã Viện, đi tám ngày nữa đến quốc đô Lâm Ấp. Mùa hạ, tháng 4, Phạn Chí bỏ thành chạy ra biển. Phương vào thành lấy được 18 bộ thần chủ trong miếu đều đúc bằng vàng (tức là 18 đời vua), khắc đá ghi công rồi về. Binh sĩ thũng chân, mười phần chết đến bốn năm phần. Phương cũng bị ốm, chết dọc đường.
trích từ : vnthuquan
Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên... soạn thảo (1272 - 1697).
Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 - 1992).
Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành (1993).
--------------
Người Nam Chiếu là con cháu vua Vũ Đế Triệu Đà. Thời Hán Vũ Đế, thừa tướng nước Nam Việt là Lữ Gia không phục, giết sứ Hán là bọn An Quốc, Thiếu Quý(1). Hán Vũ Đế sai tướng là bọn Lộ Bác Đức, Dương Phác đem quân chinh phạt, bắt Vệ Dương Vương Kiến Đức và Lữ Gia, thôn tính cả nước, phân đất cho các quan cai trị.
Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn là những xứ vắng vẻ không có người. Khi bộ hạ đông đúc, họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu, cho nên họ mang danh hiệu ấy.
Trích từ lsvietnam.infor
Danh sách các đời tổ tiên của các triều vua Việt Nam
| |
---|---|
Nhà Đinh |
Đinh Công Trứ
|
Nhà Tiền Lê | |
Nhà Lý | |
Nhà Trần |
Trần Kinh · Trần Hấp · Trần Lý · Trần Thừa · Trần Tự Khánh · Trần Thủ Độ
|
Nhà Hồ |
Hồ Hưng Dật · 12 đời chưa xác định · Hồ Liêm · 4 đời chưa xác định
|
Nhà Lê sơ | |
Nhà Mạc |
Cơ Chất Khiết · nhiều đời chưa xác định · Mạc Hiển Tích · Mạc Dao · Mạc Thúy · Mạc Tung · Mạc Bình · Mạc Hịch
|
Nhà Lê Trung hưng (từ Anh Tông) |
Lê Trừ · Lê Khang · Lê Thọ · Lê Duy Thiệu · Lê Duy Khoáng
|
Nhà Tây Sơn | |
Nhà Nguyễn |
No comments:
Post a Comment