Monday 26 August 2013

TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO VIỆT NAM !!!

Trống Đồng  - Tài liệu khảo cổ học .

Trống đồng là những tài liệu quý giá cho xã hội học và nhân chủng học cũng như cho văn hóa học và tiền sử học Việt Nam . Người ta bắt đầu tìm thấy ở châu thổ Bắc Việt , một chiếc thứ hai đào được ở làng Hòang Hạ , tỉnh Hà Đông giáp với tỉnh Hà Nam , cách mặt đất 1.50m . Đấy là hai chiếc trống tòan vẹn nhất .
 Hiện nay các nhà khảo cổ học theo cách vẽ chạm trổ trên mặt trống có xếp kiểu trống vào bốn lọai khác nhau : thứ nhất đều thuộc vào khỏang trước tây lịch kỷ nguyên . Đấy là lọai cổ nhất . Theo ông Paul Levy , Trường Viễn đông Bác Cổ
( E.F.E.O) thì đại khái các trống này đã được chế tạo trong một khu vực khá rộng , từ biên giới Hoa- Mông cho đến các đảo Tân Gui- Nê , ít nhất là từ 2000 năm nay . Các trống đồng lớn bày ở Bảo tàng Hà Nội trước 1945 là những cổ vật mà Viện Bác Cổ tìm thấy ở Thanh hóa , nhân dịp người ta còn tìm thấy những tiền đồng đời Hán bên tàu . Vì thế có thể định được niên đại : Một số các trống đào được đều thuộc vào lọai 1 và chế tạo vao khỏang đầu kỷ nguyên Dương lịch .
Trên mặt trống có nhiều hình vẽ . Nhất là sách Tàu chép rằng : xưa kia dân ở miền đồng bằng Bắc Việt , phía Bắc Trung Việt có thể chế tạo và sử dụng những trống đồng mà hình dáng kể lại trong sách cũng tựa như các trống mà ta thấy ngày nay . Bởi thế nên ta thấy rằng hình chạm và cách bài trí trên mặt trống đối với các nhà sử học và nhân chủng học có một lợi ích không phải nhỏ . Như thế thì hình dáng , quần áo , nhà cửa , thuyền bè , khí giới , các đồ vật khắc trên trống đồng rất có thể là hình dáng vật dụng của người Nam xưa kia . Mang so sánh ta thấy các cảnh trí ở nhiều điểm giống cảnh sinh họat hiện thời của những dân tộc Nam Dương
Indonesia )nên các hình vẽ trên mặt trống là những tài liệu lịch sử quý giá cho sự khảo cứu về nguồn gốc dân tộc Việt ‘’  Paul Levy .
‘’ Ngòai ra xét cách trang trí phụ thêm vào các hình chính người ta thấy rằng kỹ thuật làm các trống này nhất định có quan hệ với nghệ thuật nhà Hán bên Tàu . Nhưng không phải thế mà có nghĩa Trung Hoa là nơi phát sinh ra kỹ thuật mỹ nghệ trống đồng , vì có những bằng chứng chính xác cho rằng chính thực mỹ thuật Đông Dương ( Indo – China ) còn bị ảnh hưởng văn minh Âu – á ( Eurasie ) đầu tiên tràn xuống miền Nam Trung Hoa và về sau tới phía Bắc Đông Dương . Mãi đến đầu kỷ nguyên Tây Lịch , nghệ thuật mới được nghệ thuật Trung Hoa đời Hán phát triển thêm ‘’( Recherches prehistoriques dans la region de Mlu Prei P.Levy B.E.F.E.O t XXX 1943 ).
Thực vậy , chúng ta bây giờ biết chắc rằng vào khỏang thế kỷ thứ II hay III trước kỷ nguyên nghệ thuật Trung Hoa thời Hán đã bị văn minh trung bộ Áo Tế Á ảnh hưởng rồi . Vậy nếu ông V. Goloubew mang so sánh cách trang trí trên các trống cổ với cách trang trí trên trống của thầy phù thủy Mông Cổ , thuyết của ông rất hợp quan điểm khoa học ngày nay ,
( Les tambours magiques en Mongolie . V. Goleubew B.E.F.O XXXII )
Trống đồng để ở Hà Nội mang trên mặt hình vẽ sáu chiếc thuyền , ở giữa có những con chim lớn đậu . các thuyền đều cùng một kiểu . Vỏ thuyền khum khum vòng vòng nửa vành trăng . Ở giữa nhô lên một cái ụ có trang trí , có lẽ là cột buồm . Giữa cái ụ với đuôi thuyền có một kiến trúc mái phẳng , ở trong đó có một cái trống . Những trang trí ở mũi thuyền và đuôi thuyền đều gợi lên hình ảnh cái đầu và cái đuôi chim , thủy thủ của thuyền là một số những chiến sĩ mang dao , cầm tên hay rìu , và hai người trong số có một người đánh trống treo ở cột buồm , một người cầm mái chèo , một chiến sĩ đứng ở trên mũi thuyền , sẵn sàng bắn tên . Các đồng ngũ cũng có vẻ rộn rịp . Tòan bộ cho ta cảm tưởng một cuộc giàn trận theo nhịp trống và người cầm lài đang đẩy mạnh khiến mái chèo uốn cong trong tay y .
Nhìn kỹ đến cách trang sức của các nhân vật thì tất cả trừ người bắn cung đều mặc áo lông chim hay khóac  cánh chim dương lên không trung như là những mào kỳ quặc .
Sự trá hình như thế nào chưa hết . Các đồ vật , khí giới , dụng cụ trên thuyền cũng đều đột lốt , đến nỗi cái thuyền không còn hình dáng thông thường của chiếc thuyền nữa . Nhưng đấy không phải là sự hóa trang tầm thường , chắc hẳn là một sự biến cải tế nhị mà mục đích là để minh chứng cái đồng nhất của một bộ lạc chiến sĩ  , với một con chim vật tổ ( totem ) . Theo sách Đường Thư do ông Hirth đã trích dẫn có ghi trong các bộ lạc xứ Bắc Việt bây giờ dân Lào có cái đầu bay hay đầu chim mà lễ nghi thi hành theo điệu trống đồng .
Mắt chim hình ra bằng các vành khuyên có chấm ở giữa , ngòai ý nghĩa riêng còn là đề tài nhắc đi nhắc lại khắp các nơi khác ở đằng trước mũi thuyền , ở chổ mà người ta thường thấy đôi mắt của ghe tam bản , ở trên mái chèo , bánh lái , trên tất cả các trang trí và ở mũi tên nữa . Trên mặt trống cũng thấy những hình vẽ ấy , vành khuyên , lông cánh chim , khiến người ta có cảm tưởng cái trống có các đức tính siêu hình của hình vẽ , nhắc đi nhắc lại nhiều lần . Trên tang trống cũng thấy hình bóng nửa người , nửa chim . chắc hẳn tất cả những hình vẽ ấy có quan hệ với tín ngưỡng thần bí và nghi lễ gì đầy vẽ ma thuật của một đòan thể cổ xưa .
Muốn hiểu ý nghĩa Thần bí của các hình vẽ trên Trống đồng Đông sơn , chúng ta phải so sánh với tục lệ dân Dayak trên đảo Bornéo . Dân này rất ưa nghệ thuật cũng như dân miền thượng du Đông dương mà họ là bà con gần , họ ưa chuộng những màu sắc sặc sở của hình vẽ than . Hình văn thân của họ là kiểu mẫu của nghệ thuật đồ hình ( graphique ) cũng như những hoa dệt trên vải và chiếu chăn của họ , họ có một thế giới tưởng tượng riêng mà nguồn gốc xa xăm mờ mịt . Nhưng trong các đề tài xa xăm ấy có một đề tài giống hệt với những hình thuyền trên Trống đồng Đông sơn để ở Hà Nội , ấy là hình đảo Bornéo , sau khi thôi không đi biển nữa ‘’ thuyền vàng biến thành thuyền ‘’Bát nhã ‘’ chở linh hồn người quá cố sang hòn đảo cực lạc ở giữa Vân Hồ . Thuyền này do một vị Thần điều khiển gọi là ‘’ Tem phong Telou ‘’ . Mũi thuyền và đuôi thuyền phỏng theo đầu chim và đuôi chim Tingang
( Buceeos: cò ) mà nó mang tên . Cột buồm có lông chim làm chỗ đậu cho những con chim đưa đón người chết . Một cái mái bồng ở sau thuyền chứa những trống và chiêng . Không có người cầm mái chèo , người thủy thủ mang một cái giáo , chính ‘’ temphong Telou ‘’ cầm lái .

Xét kỹ những hình Dayak về đề tài Thần bí này người ta càng thấy giống với đề tài vẽ trên trống đồng Đông sơn , nào cột buồm chim đậu ở giữa thuyền , nào bài trí hình tượng chim , nào mạn thuyền chứa nghiêng thay cho trống thời xưa … Đấy là tất cả những hình vẽ trên trống đồng Đông sơn . Lại còn trên một hình vẽ Dayak , ở sườn thuyền có những hình vành khuyên . Ý nghĩa ma thuật của cách bài trí ấy không còn nghi ngờ gì nữa , vì là những hình thường thấy vẽ trên mộ và cửa nhà tang của dân Daysk . Cũng cái đề tài ấy thấy vẽ trên văn thân gợi cánh chim Asrgus : phượng hòang khổng lồ hay đi với hình ảnh chim buceros : cò , chim của thuyền người chết , hay là ‘’ Thần nanh mỏ đỏ ‘’ . Như vậy ý nghĩa các cảnh trí chạm vẽ trên mặt trống đồng có thể hiểu được nếu so với lễ Tiwah là lễ tang ma chon cất người chết của dân Dayak . lễ ấy như lễ ma chay siêu thóat cho linh hồn người chết khỏi bị trở ngại vì tục lụy và đưa đến sống an vui với cực lạc , siêu sinh tịnh độ .
Lễ suốt bảy ngày , sửa sọan mất hàng tháng rất phức tạp , cần đến thầy cúng và bà cốt ( blian ).
Trước khi làm lễ Tiwah người ta phải làm một cái nhà sàn ( sandong-raung) kiểu nhà trên trời để linh hồn tinh khiết của người dayak đến ở . xây cất cẩn thận như mộ nhà tang có tranh hòang tô điểm bằng những hình ảnh linh thiêng ma thuật . Khi nhà cất xong người ta chứa đầy tặng phẩm , dân làng tụ họp lại ở nhà bà con gần nhất của người chết mang theo nhạc khí như khèn ( Keluri ) và trống đồng , trống đánh đổ hồi suốt đêm ngày để xua đuổi tà ma và báo hiệu cho sự siêu thóat sắp đếm của thân chủ . Phù thủy , tầhy cúng đuổi các chim thần nanh mỏ đỏ canh gác rình chờ linh hồn và đe dọa thu cướp lấy . Đồng thời người ta giã gạo để cúng , các lọai nhảy múa , rước sách , cỗ bàn đóng vai trò trọng yếu trong lễ Tiwah , lễ đi đến một độ cực điểm vào lúc linh hồn sau khi thu nhận lễ vật sắp bước vào thuyền chay bát nhã Tempong Telou .
Chính là cảnh đám lễ ma chay giống hệt với lễ Tiwah ấy mà chúng ta mục kích ở hình vẽ trên mặt Trống đồng Đông sơn vậy . Cũng nhà mồ hay nhà tang với trang trí lông chim và hình vành khuyên , cũng phù thủy đuổi chim ‘’ Thần nanh đỏ mõ ‘’ rình chờ linh hồn trên nóc nhà , kẻ đánh trống , kẻ múa rước theo nghi lễ , kẻ giã gạo và cảnh thuyền bát nhã chở linh hồn sang thế giới bên kia với khí giới và trống đồng Như thế là tòan thể cảnh trí biểu diễn đề tài duy nhất quan hệ với người chết và tín ngưỡng linh hồn bất diệt . Trong tư tưởng dân dayak thì linh hồn người chết có cả một xã hội tựa như xã hội người sống . Người chết rồi cũng xây cất nhà , cũng cày ruộng và làm lụng như sinh thời . Cũng như người sống , ở xã hội người chết nhóm nọ giúp đỡ nhóm kia , người chết cũng vẫn giao dịch trao đổi việc làm với nhau . Người sống có thể giúp đỡ người chết , cúng dâng thực phẩm , đồ vật nhu cầu và người chết cũng lại phù hộ người sống hoặc cho thuốc thần bí , cho bùa , phép để chữa bệnh .
Như thế đủ để thấy trống đồng Hà Nội với những hình vẽ phong phú đã chứng minnh một nền văn minh nguyên thủy còn lại di tích ở dân Dayak xứ Bornéo tại quần đảo Nam Dương . Cả đến những đồ đồng khai quật được ở Đông sơn cũng có quan hệ với đồ đồng ở Nam Dương , điều ấy không chỉ lạ vì theo công cuộc khám phá của ông H. Keru người ta chứng minh từ lâu rằng : ‘’ dân Mã Lai – Polinesien – với các chủng tộc ở Đông Dương thuộc về cùng một chủng tộc . Người ta đã thấy những sọ ngườiIndonesia ở tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình phía Bắc đồng bằng Bắc Việt ngày nay .’’ và ông L. Finot đã kết luận về trống đồng kiểu Hà Nội rằng : ‘’ những đồ đồng xưa phô bày hình ảnh một dân tộc canh nông săn bắn , thủy thủ thờ vật tổ mà cách ăn mặc không còn thấy ở Đông Dương , nhưng trái lại , lại thấy ở trên các hải đảo ở Thái Bình Dương . Phải chăng chính đấy là dân tộc Indonesian mà về ngôn ngữ chủng tộc đã từng sống trên bán đảo Đông Dương rồi bỏ bán đảo lại cho dân mới đến để di sang những quần đảo trong Thái Bình Dương .  Trên bán đảo Đông Dương chỉ còn lại dấu tích về ngôn ngữ cùng phong tục mà chúng ta quên dần đi ‘’ ( B.E.F.E OXXIX 1929 . Lde bronze au Tonkin et dans le Nord Annam . Victor Goloubew ).
Và ông Olov Jansé , trong những bài giảng ở trường văn Khoa Đại Học Sài Gòn về nguồn gốc văn minh Việt Nam , có kết luận về cổ tích Đông Sơn như sau :
‘’ Trên năm trăm năm trước T.C , đã sống ở đây ( Bắc Việt chung quanh Đông Sơn , Thanh Hóa ) một dân tộc thuộc giống Mã Lai cổ sơ , tức là tiền nhân của dân cư miền núi mà ta quen gọi bằng danh từ đáng tiếc là Mọi , dân tộc ấy cũng coi như tổ tiên của dân Dayak ở Borneo . Thời ấy dân tộc kia chưa vượt quá trình độ Thạch khí thời đại . Nhà cửa của họ là những nhà tranh làm theo kiểu nhà sàn cao cẳng , trên bờ sông , căn bản kinh tế của họ là nghề đánh cá , săn bắn và canh nông thô sơ , ấu trĩ. Người thời ấy tin linh hồn vật linh
( animiste) va đi săn đầu người . Đồ gốm của họ rất thô sơ , gồm chum vại có quai nung chưa kỹ và không có trang trí .
Vào khoảng 500 trước TC , tình trạng ấy thình lình biến đổi do những yếu tố văn hóa mới mang lại . Dân Đông Sơn lúc ấy học được cách dùng kim khí , cách làm đồ nữ trang và búa bằng thứ đá khá quý giống lọai ngọc bích . Bấy giờ đồ gốm của họ đã tốt hơn , có trang trí với những mẫu theo hình học . Đồng thời cũng đã xuất hiện những kiểu trống lớn bằng đồng đỏ có những mẫu trang trí tượng trưng lọai hình học , hoặc phỏng theo hình người , hình thú hay nhắc lại những buổi lễ tôn giáo . Những hình trang trí trên những mẫu trống ấy chứng tỏ những quan niệm tôn giáo khác phát triển gồm có sự tôn thờ Trời và Mặt trời …
‘’ Vào giữa thế kỷ thứ I sau TC , văn minh Đông Sơn đã phải chịu một thất bại nặng nề gây nên bởi cuộc xâm lăng của Tàu .’’
‘’ Theo sử ký ( Annales ) người Tàu đã bắt đầu , từ thế kỷ IV trước TC , du nhập vào Bắc Việt , tuy mới có thiểu số . Đây là những lái buôn , thợ thuyền và hình như họ được tiếp đãi tử tế , sau này vào đầu kỷ nguyên , chính phủ Trung hoa , đã gửi đến nhiều nhà cai trị , biến dần xứ này thành thuộc địa . Nhân dân đã nổi dậy kháng cự .
Dưới sự điều khiển của Hai chị em Bà Trưng , quân Hán đã bị đuổi ra khỏi biên giới : để trả thù sự thất bại ấy , vua Tàu đã gửi vào năm 43 sau TC , nhiều đội quân do tướng Mã Viện chỉ huy , để chinh phục lại xứ này .
Theo sử chép , một trong những đạo quân đã vượt xuống miền châu thổ Thanh Hóa , dọc theo lưu vực song mã , nơi vị trí của làng Đông Sơn . Chắc hẳn lúc ấy làng Đông Sơn đã bị cướp bóc và thiêu hủy . Cuộc chém giết rất ghê tởm . Hàng ngàn người bị giết hay bị bắt làm nô lệ . Một vài lãnh tụ với một nhóm đồng ngũ cũng đã chạy thóat . biến cố lịch sử ấy đã đánh một đòn rất nặng vào nền văn minh Đông Sơn  , và đã bị suy sụp tại Bắc Việt vì cuộc xăm lăng của quân Tàu , nó vẫn còn sống sót lại ở nơi khác trong khu vực Đông Nam Á , nhất là nơi các cư dân miền núi .
                                                       Hình từ Internet

Ở đây chỉ cần đơn cử một vài tỉ dụ như là nhà sàn theo kiểu Đông Sơn. Cũng có thể rằng người Mọi cũng giống người khác gọi là Indonesia chẳng hạn , như dân Dayak ở Bornéo , đã giữ lại trong tín ngưỡng phong tục tập quán của họ những yếu tố nguồn gốc tự thời Đông Sơn . Nhiều hội hè tôn giáo ngày nay các dân tộc ấy vẫn còn cử hành nhắc nhở đến những cảnh tượng hình dung trên mặt trống đồng Đông Sơn . Bởi vậy sự chế tạo trống đồng này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay , người ta không lấy gì làm lạ khi thấy rằng ở nhiều địa phương hiện còn cô lập , có những quan niệm tôn giáo và những tư tưởng liên quan đến trống đồng Đông Sơn , Chúng ta cũng có thể tự hỏi phải chăng một vài kỳ niệm hội hè tôn giáo Đông Sơn còn tồn tại ở Bắc Việt ngày nay trong những hội đầu mùa , mà vào dịp tết la hội đầu mùa , mà trọng yếu nhất người ta chẳng đã muốn luôn luôn mở đầu bằng một hồi trống ? ( thuật theo Việt Nam Carrefour de peoples et de civilisations , trang 1648-1651 , Olov Janse ed. France Aise ).


hình từ Internet

Trên đây đại khái khảo cổ học cho ta thấy đặc trưng của nền văn minh Đông Sơn là trống đồng hay đồng cổ của nhóm dân tộc cổ sơ trên châu thổ Bắc Việt ngày nay trước khi bị làn song di dân từ Tây Bắc lục địa Châu Á tràn xuống bờ biển và hải đảo Đông Nam Á . Dân tộc ấy thuộc về hệ thống chủng tộc Indonesien- Malainesien-Polynesien rải rác khắp Thái Bình Dương . Trống đồng ấy cho ta biết trước hết về tín ngưỡng của dân Đông Sơn , bấy giờ là tín ngưỡng linh hồn ( animiste ) , vật cổ ( totemiste ) mà trống đồng là dụng cụ mô tả cuộc sinh họat tập thể về đường tinh thần . Muốn hiểu thêm về phong tục , tập quán của nhân dân thời Đông Sơn , của văn minh trống đồng , chúng ta hãy xét tài liệu sử ký và Thần thoại có liên quan tới trống đồng .




                                  ( Đền Đồng Cổ - thanglong.cinet.com )

















































---------------------

Tư liệu về 18 đời Hùng Vương.


Tư liệu về 18 đời Hùng Vương.



(tài liệu của Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá được in trong tạp chí “Nguồn Sáng“ số 23 trong dịp lễ Hội Giỗ Tổ Hùng Vương 1998. )



Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá viết:



Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm các truyền thuyết, thư tịch cổ, các ngọc phả các xã quanh vùng có đền thờ các Vua Hùng như xã Hy Cương (Vĩnh Phú) hiện lưu trữ tại Vụ bảo tồn bảo tàng, Bộ Văn Hóa (số hiệu HTAE 9) thì các tài liệu này không ghi chép là 18 đời Vua Hùng mà lại ghi là 18 chi. Mỗi chi gồm nhiều đời Vua, có cả năm Can, Chi lúc sinh và lúc lên ngôi.
Các đời Vua trong một chi đều lấy hiệu của Vua đầu chi ấy.

Mười tám chi ấy như sau:

1. Chi Càn: Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?).

2. Chi Khảm: Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr. TL), lên ngôi 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua. Chi này ở ngôi tất cả 269 năm, đều xưng là Hùng Hiền Vương, từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế).

3. Chi Cấn: Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL) lên ngôi khi 18 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương,272 năm, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr.TL. Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.

4. Chi Chấn: Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), không rõ truyền được mấy đời vua đều xưng là Hùng Hoa Vương, ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.

5. Chi Tốn: Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi. Không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Hy Vương ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.

6. Chi Ly: Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL), lên ngôi khi 29 tuổi, truyền 2 đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm đều xưng là Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương.

7. Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.

8. Chi Đoài: Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Vỹ Vương, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.

9. Chi Giáp: Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi khi 45 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Định Vương, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.

10. Chi Ất - Hùng Uy Vương, huý Hoàng Long Lang, 3 đời, 90 năm, từ 1251 đến 1162 tr.TL)

11. Chi Bính: Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.

12. Chi Đinh: Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Vũ Vương, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

13. Chi Mậu: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL) lên ngôi khi 23 tuổi, truyền 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

14. Chi Kỷ: Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Anh Vương, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 trTL Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.

15. Chi Canh: Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi truyền 3 đờianh Thân (661 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu



16. Chi Tân: Hùng Tạo Vương (Thần phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, ghi đời thứ 16 là Hùng Tạo Vương, đóng ở Việt Trì, có Thạc tướng quân đánh tan giặc Man, Vua phong là Chuyển Thạch Tướng Đại Vương - ‘NgườI anh hùng làng Dóng’ Cao Xuân Đỉnh (NxbKHXH 1969 trg 126-130), húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), 3 đời vua, lên ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu



17. Chi Nhâm: Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu



18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì - Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.

Tổng cộng là 2621 năm từ 2879 đến 258 tr. TL

Như vậy, họ Hồng Bàng, trị vì nước Văn Lang, với vương hiệu Hùng Vương, không phải chỉ có 18 đời (18 ông vua) mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều đời vua.
Điều này giải thích hợp lý sự tồn tại gần 3000 năm của thời đại Hùng Vương.

Đền Hùng hiện nay trong ngôi đền chính, có một bài vị chung, thờ các vị Vua Hùng, có hàng chữ « Đột Ngột Cao Sơn Cổ Hùng Thị thập bát thế thánh vương, thánh vị ». Do tục thờ cúng tổ tiên, chỉ chờ vị khai sáng đầu tiên, nên chữ « Thập bát thế » có thể hiểu là 18 Vương hiệu của các vị Tổ đầu tiên của 18 chi Hùng Vương, đã thay nhau cầm quyền trên đất nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của người Việt chúng ta ngày nay.



Thế thứ các Vua Hùng:

Mỗi chi Hùng Vương gồm nhiều đời con, cháu... kế ngôi, lấy tên hiệu và tên huý của đời Vua đầu chi chung cho các Vua tiếp theo trong chi đó. Triều đại Hùng Vương kéo dài 2621 năm (từ năm 2879 TCN đến 258 TCN), gồm khoảng 100 đời Vua.

1. Đức Kinh Dương Vương - Lộc Tục, tức Lục Dục Vương : sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi , Hai ngàn tám trăm bảy chín (2879 tcn), trị vì trong 86 năm , từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?).

2. Lạc Long - Sùng Lãm, Thiên nhân -Di Lặc - Phật Tổ :năm ra đời :18/3/Bính Thìn (2825 tr. TL), năm 33 tuổi lên ngôi, hiệu Hùng Hiền Vương , 269 năm tại ngôi từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL) , Thủ lĩnh khoảng độ mười đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế)

3. Hùng Lân - Hiệu Hùng Quốc Vương : sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL), lên ngôi năm 18 tuổi, trị vì 271 năm từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr.TL, truyền khoảng hơn 10 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.

4. Bửu Long - hiệu Hùng Hoa Vương : lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), trị vì trong 342 năm từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL), kéo dài hơn mười đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.

5. Bửu Lang - hiệu Hùng Hy Vương : sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi , trị vì trong 199 năm từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL) ,Ngót mười đời Chủ nguyên khai bấy giờ . Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.

6. Long Tiên Lang - hiệu Hùng Hồn Vương: sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL) , lên ngôi khi 29 tuổi , trị vì trong 80 năm từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL) ,Thủ lĩnh truyền kế hai đời , Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương.

7. Quốc Lang - hiệu Hùng Chiêu Vương :
 sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, trị vì 200 năm từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL) ,kéo dài 5 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.

8. Vân Lang - hiệu Hùng Vi Vương : sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi , trị vì 99 năm từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL), 5 đời kế thừa . Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.

9. Chân Nhân Lang huý – hiệu Hùng Định Vương:
 sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi năm 45 tuổi, trị vì 80 năm từ 1331 đến 1252 tr.TL , truyền thừa 3 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.

10. Hoàng Long Lang - hiệu Hùng Uy Vương :37 tuổi lên ngôi , trị vì 90 năm từ 1251 đến 1162 tr.TL ,truyền thừa 3 đời

11. Hưng Đức Lang - hiệu Hùng Trinh Vương :
 sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, trị vì 107 năm từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL), truyền được 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.

12. Đức Hiền Lang - hiệu Hùng Vũ Vương :
 sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, 85 năm trị vì từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL) ,3 đời làm Thủ lĩnh . Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

13. Tuấn Lang - hiệu Hùng Việt Vương : sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL), 23 tuổi lên ngôi, 105 năm nắm quyền từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL), truyền 5 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

14. Viên Lang - hiệu Hùng Anh Vương :
 sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, 99 năm trị vì từ 853 đến 755 trTL, trải qua 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.

15. Cảnh Chiêu Lang - hiệu Hùng Triệu Vương : sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi , 94 năm làm thủ lĩnh từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL), cả thảy 3 đời Cha Con . Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu

16. Đức Quân Lang -hiệu Hùng Tạo Vương, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), 91 năm trị vì từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL), 3 đời truyền nhau . Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu

17. Bảo Quang Lang - hiệu Hùng Nghi Vương : sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) ,9 tuổi lên ngôi, 159 năm trị vì từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL) , được 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu

18. Huệ Lang - hiệu Hùng Duệ Vương : 
sinh năm Canh Thân (421 tr. TL) , 14 tuổi lên ngôi, trị vì 150 năm từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL) , truyền khoảng 6 đời . Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.

sau đó cơ đồ Văn Lang được trao lại cho Thục Phán , cháu họ của vua Hùng.



Danh sách 100 người con trai của Lạc Long Quân - Âu Cơ



Lân Lang làm vua, 49 người con còn lại theo cha Lạc Long Quân là:

Xích Lang, 
Quynh Lang, 
Mật Lang, 
Thái Lang, 
Vĩ Lang, 
Huân Lang, 
Yên Lang, 
Tiên Lang, 
Diên Lang, 
Tích Lang, 
Tập Lang, 
Ngọ Lang, 
Cấp Lang, 
Tiếu Lang,
Hộ Lang, 
Thục Lang, 
Khuyến Lang, 
Chiêm Lang, 
Vân Lang, 
Khương Lang, 
La Lang, 
Tuần Lang, 
Tân Lang, 
Quyền Lang, 
Đường Lang, 
Kiều Lang, 
Dũng Lang, 
Aác Lang, 
Tảo Lang, 
Liệt Lang, 
Ưu Lang, 
Nhiễu Lang, 
Lý Lang, 
Châm Lang, 
Tường Lang, 
Chóc Lang, 
Sáp Lang, 
Cốc Lang, 
Nhật Lang, 
Sái Lang, 
Chiêu Lang, 
Hoạt Lang, 
Điển Lang, 
Thành Lang, 
Thuận Lang, 
Tâm Lang, 
Thái Lang, 
Triệu Lang, 
Ích Lang.
.
50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là:

Hương Lang, 
Kiểm Lang, 
Thần Lang, 
Văn Lang, 
Vũ Lang, 
Linh Lang, 
Hắc Lang, 
Thịnh Lang, 
Quân Lang, 
Kiêm Lang, 
Tế Lang, 
Mã Lang, 
Chiến Lang, 
Khang Lang,
Chinh Lang, 
Đào Lang, 
Nguyên Lang, 
Phiên Lang, 
Xuyến Lang, 
Yến Lang, 
Thiếp Lang, 
Bảo Lang, 
Chừng Lang, 
Tài Lang, 
Triệu Lang, 
Cố Lang, 
Lưu Lang, 
Lô Lang, 
Quế Lang, 
Diêm Lang, 
Huyền Lang, 
Nhị Lang, 
Tào Lang, 
Ngyuệt Lang, 
Sâm Lang, 
Lâm Lang, 
Triều Lang, 
Quán Lang, 
Cánh Lang, 
Ốc Lang, 
Lôi Lang, 
Châu Lang, 
Việt Lang, 
Vệ Lang, 
Mãn Lang, 
Long Lang, 
Trình Lang, 
Tòng Lang, 
Tuấn Lang, 
Thanh Lang.

trích Đại Việt Sử Ký Tòan thư
Kỷ Thuộc Tùy Đường
Quý Hợi, [603], (Tùy Nhân Thọ năm thứ 2). 158 Lưu Phương bắt được tướng cũ của Hậu Nam Đế, cho là gian ác, đều chém cả.

Ất Sửu, [605], (Tùy Dạng Đế Quảng, Đại Nghiệp năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, Lưu Phương mới dẹp yên nước ta, bầy tôi nhà Tùy có người nói nước Lâm Ấp có nhiều báu lạ. Vua Tùy bèn cho Phương làm Hoan Châu đạo hành quân tổng quản, đi kinh lược nước Lâm Ấp. Phương sai bọn thứ sử Khâm Châu là Nịnh Trường Chân đem quân bộ và quân kỵ hơn một vạn xuất phát từ Việt Thường159 . Phương thân dẫn bọn đại tướng quân Trương Tốn đem thủy quân xuất phát từ quận Tỷ Cảnh (huyện của nhà Hán, thuộc quận Nhật Nam; nhà Tùy đặt quận Tỷ Cảnh)160 . Tháng ấy quân đến cửa biển. Tháng 3, vua Lâm Ấp là Phạn [1b] Chí sai quân ra giữ nơi hiểm yếu, bị Lưu Phương đánh tan chạy. Quân của Phương qua sông Chà Lê. Quân Lâm Ấp cưỡi voi lớn từ bốn mặt kéo đến, quân của Phương đánh không lợi bèn đào nhiều hố nhỏ, phủ cỏ lên trên, cho quân khiêu chiến, đang đánh giả thua chạy. Quân Lâm Ấp đuổi theo, voi phần nhiều sụp hố ngã nhào, nhốn nháo kinh hãi, quân trở nên rối loạn. Phương cho dùng nỏ bắn voi, voi lùi chạy, xéo giẫm vào hàng trận. Phương nhân đó cho quân tinh nhuệ đuổi theo. Quân Lâm Ấp thua to, bị bắt, bị chém kể hàng vạn. Phương tiến quân đuổi theo, mấy trận đều được cả, qua phía nam cột đồng Mã Viện, đi tám ngày nữa đến quốc đô Lâm Ấp. Mùa hạ, tháng 4, Phạn Chí bỏ thành chạy ra biển. Phương vào thành lấy được 18 bộ thần chủ trong miếu đều đúc bằng vàng (tức là 18 đời vua), khắc đá ghi công rồi về. Binh sĩ thũng chân, mười phần chết đến bốn năm phần. Phương cũng bị ốm, chết dọc đường.

trích từ : vnthuquan 
Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên... soạn thảo (1272 - 1697).
Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 - 1992).
Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành (1993).
--------------

Người Nam Chiếu là con cháu vua Vũ Đế Triệu Đà. Thời Hán Vũ Đế, thừa tướng nước Nam Việt là Lữ Gia không phục, giết sứ Hán là bọn An Quốc, Thiếu Quý(1). Hán Vũ Đế sai tướng là bọn Lộ Bác Đức, Dương Phác đem quân chinh phạt, bắt Vệ Dương Vương Kiến Đức và Lữ Gia, thôn tính cả nước, phân đất cho các quan cai trị. 

Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn là những xứ vắng vẻ không có người. Khi bộ hạ đông đúc, họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu, cho nên họ mang danh hiệu ấy. 
Trích từ lsvietnam.infor

No comments:

Post a Comment