Friday, 2 August 2013

ĐỀN BẠCH MÃ - TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO VIỆT NAM




ĐỀN BẠCH Mà
TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO VIỆT NAM 


Đền Bạch Mã nằm ở phường Hà Khẩu  , huyện Thọ xương ( nay  thuộc Hà Nội ) . Đền này được lập ra vào khỏang cuối thế kỷ thứ 9 . Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ( quyển 13 ) khi giới thiệu về đền miếu của Hà Nội , đã dẫn sách Việt Điện U Linh của Lý Tề Xuyên , viết rằng :“ Vào đời Đường Hàm Thông , quan đô hộ của Nhà Đường , ở nước ta là Cao Biền  đã cho đắp thành Đại La . 

Ngựa trắng thờ trong đền Bạch Mã - hình từ Internet .
Một hôm Cao Biền ra chơi ngòai Đông cửa thành , chợt thấy trong mây mù tối tăm , có bóng người kỳ dị , mặc áo hoa , cưỡi rồng đỏ , tay cầm thẻ bài màu vàng , bay lượn mãi theo mây . Cao Biền kinh sợ , định lấy bùa trấn yểm . Bỗng đêm hôm ấy thấy Thần báo mộng rằng :

-         Ta là tinh anh ở Long Đỗ , nghe tin ông đắp thành nên đến để hội ngộ , việc gì mà phải trấn yểm ?

Cao Biền lấy làm lạ , bèn lấy vàng đồng và bùa chôn xuống để trấn yểm . Chẳng dè , ngay hôm đó mưa gió , sấm sét nổi lên dữ dội ,sáng ra xem , thấy vàng đồng và bùa ( trấn yểm ) đều đã tan tàn cát bụi . Cao Biền sợ hãi , bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho Thần là Thần Long Đỗ .




Đền Bạch Mã - Hình từ Internet


Đến đời Lý Thái Tổ ( húy là Lý Công Uẩn ) , vua đầu tiên của nhà Lý , làm vua từ năm 1010 đến năm 1028  dời kinh đô đến đấy , đổi gọi ( Đại la ) là Thăng Long . Nhà vua sai đắp lại thành , nhưng hễ thành đắp xong lại lở , bèn sai người đến cầu đảo ( ở Thần  Long Đỗ ) thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra , dạo quanh thành một vòng , đi đến đâu để dấu chân rành đến đó , và cuối cùng vào đền rồi biến mất . Sau nhà vua theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa , bèn nhân đó , phong làm Thành hòang của Thăng Long . Các vua đời sau cùng theo đó mà phong lần tới Bạch mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần .

Vài nét văn hóa cổ pha trộn vào văn hóa Tàu xưa , có nhiều nhà học giả nghiên cứu về văn minh Việt Nam cổ đại gọi là nền văn minh Nam Phương . Văn minh lúa nước v..v.. Và ghi đậm đà các Thần thọai Việt Nam đã ảnh hưởng sâu đậm cho triết học Tàu từ ngàn xưa ( xem Kim Định ) . 

Lọai Rùa Thần , trên mai có vạch .
Hình từ Internet

Những sách  ngàn xưa để lại , nói về chính giáo Thần Đạo của ta , sự thờ phụng về chính giáo Thần Đạo của ta , đến nay bị bọn giặc phương Bắc cướp về Tàu hết  . Có những tư tưởng hay , thì chúng tạo thành tư tưởng của chúng như thời Đường Nghêu dùng lịch rùa ( qui lịch ) chép lại chữ Khoa Đẩu trên mai rùa của sứ Việt Thường sang dâng , lại viết chữ trên mai rùa làm ra lọai nền in từ thượng cổ của chúng . 


Ngựa trắng thờ trong đền Bạch Mã - hình từ Internet .

Sách Lạc thư của giòng Lạc Việt chúng ta thì chúng lấy biên sọan lại , cùng với sách Hà Đồ ( do don Long mã ) xuất hiện ở sông lạc mà tạo ra cả nền triết học Tàu là ( Hà Đồ Lạc Thư – Sách Việt ) tượng hình – mà chép thành Tiên thiên Bát quái  và sọan ra Hậu thiên Bát Quái , sự vận hành của vũ trụ vạn vật – có lý Tùân Hòan và phép làm lịch Âm Dương và Qui Lịch của người Việt ( Xem lại rõ hơn trong các sách của Kim Định ) .


Hà Đồ - Lạc Thư

HẬU THIÊN BÁT QUÁI

Hình từ Internet

Thời thượng cổ và cận đại , vấn đề thờ Thần Minh ở các nước trên thế giới đâu cũng có . Và trong  văn hóa Thần Đạo ở các tôn giáo đều có học về Bí pháp - Thần chú – theo từng thứ bậc từ thấp đến cao , để định thứ bậc trong địa vị của các thầy cả . Việc Cao Biền giỏi bùa chú và địa lý không có chi lạ của thời đó . Trong sử còn ghi Cao Biền dùng Diều Giấy đi trấn áp các Long Mạch ở xứ ta ( lúc hắn làm quan đô hộ đời nhà Đường ) .



Khiến cho nước ta bị diệt các các Long Mạch cho nên đời sau đó không có ai được lên là vua chúa cả . Theo truyền thuyết , nhưng xét về lịch sử thì không phải như vậy . Vì sự trấn áp Long Mạch , cũng như trấn áp dân Giao chỉ của chúng đã không thành công . Thần Đạo Việt Tộc đã phá cả bùa trấn của chúng ra tro bụi , như câu chuyện Thần Bạch Mã này .


Tranh minh họa về Cao Biền

 Và nước ta sau đó có những anh hùng hào kiệt nổi lên chống lại nhà Đường , đời nào cũng có , cho tới khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng . Chấm dứt luôn sự cai trị hàng ngàn năm của chúng . Đồng thời Lý Thường Kiệt phân định ranh giới Việt và Tàu ở bài Thần thi bất hủ trên sông Như Nguyệt , khi đánh quân xâm lược Tống ( Đọc ở đền thờ Trần Trương Hát ) .



Đền Bạch Mã với sự tôn thờ của nhân dân có từ thời nhà Đường , cả tên phù thủy cao tay nhất của Tàu là Cao Biền cũng phải thờ kính sắc Thần của dân tộc Việt , là ngôi đền thiêng liêng vĩ đại vô cùng , không kém chi Thần Kim Qui tại nước ta .
Các vua đời sau phong lần tới vị Thần hiển linh này đến chức vị “ Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần “ .



Như thế chúng ta có những sử liệu hết sức quan trọng về Thần Đạo tối cổ của dân tộc Việt Nam – như một báu vật của tôn giáo thờ Thần Minh của dân tộc – xưa nay bị thất truyền , nay hiển linh trở lại vậy . Như hình tượng thờ của Đền Bạch Mã theo sự tích như sau : Thần mặc áo hoa cỡi rồng đỏ , tay cầm thẻ bài màu vàng , bay lượn trên mây , sau lưng có Ngựa Thần  màu trắng theo .

Trần Tuấn Kiệt 

No comments:

Post a Comment