Monday, 5 August 2013

NGỤ Ý TRIẾT HỌC CỦA TRỐNG ĐỒNG !!! TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO CỦA VIỆT NAM !!!


Ngụ ý triết học của Trống Đồng

Trên đây là một số tài liệu liên quan đến trống đồng , từ tài liệu khảo cổ học , cho đến tài liệu sử học , văn học , Thần thọai tụ truyền . qua những tài liệu ấy chúng ta có thể tìm thấy ngụ ý triết học đầu tiên của dân tộc từ điểm khởi phát của bộ tộc Đông Sơn đến quá trình chuyển biến của dân tộc trưởng thành .
Trống đồng đã tập trung tất cả các tinh thần văn hóa Lạc Việt thời đại Đông Sơn , tức là thời kỳ mà Việt tộc mới chỉ là một bộ lạc ấu trĩ , các phần tử còn sống chìm trong tinh thần vật tổ thần bí . Vật tổ ấy là con chim Hồng lạc hay Lạc Hồng ( Bceros hay argus ) theo các nhà khảo cổ học , mà ngày nay người ta còn mường tượng qua hình ảnh con cò , nhất là qua hình ảnh người thôn nữ Bắc Việt , chít khăn mỏ quạ , khóac cái áo tơi lá gối , lom khom dưới ruộng trời mưa .

Vậy ở thời vật tổ tất cả những phần tử Lạc Việt đều tự đồng nhất với con chim vật tổ , chỉ có một ý thức là ý thức vật tổ , chỉ có một mệnh lệnh tối cao là mệnh lệnh vật tổ , không một cá nhân nào tự ý thức mình còn là cái gì một khi rời khỏi hồn thiêng vật tổ . Vật tổ bấy giờ hòan tòan thay thế , đại diện cho Việt tộc , là hiện thân hồn nước .

Nhưng rồi chẳng bao lâu , khi biết dùng kim khí , nhân dân Lạc Việt Đông Sơn đã chế tạo ra được cái trống đồng , và từ đấy về sau cái ý thức rất linh thiêng nhưng bàng bạc của vật tổ dã được cụ thể hóa ra hiệu lệnh của tiếng trống đồng rồi vậy . 

Bởi thế mà trống đồng là dấu hiệu củan quyền thế chúa tể quần chúng , tù trưởng bộ lạc , lãnh tụ của đòan thể , nổi hiệu trống để kêu gọi nhân dân , điều động ba quân , nào trống thúc quân , trống thu quân , trống cầm canh , trống ngũ liên , trống thu không , tất cả sinh họat của đòan thể hầu như khuôn theo nhịp trống . 

Bởi vì tiếng trống đồng vang động như sấm , nên cũng có quyền năng uy lực siêu việt . Do khi đánh lên , âm thanh có thể động tới cõi u minh , linh thiêng huyền diệu . Tục ngữ Việt Nam nói ‘’ đánh trống qua cửa nhà sấm ‘’ cũng là nói đến cái năng lực ma thuật của tiếng trống đồng với tiếng sấm là một quyền năng thiên nhiên được các dân tộc cổ xưa thần thánh hóa , như ở Ấn Độ Thần Sấm Indra là Thần quyền thế điều khiển vũ trụ vậy .

Vì tiếng trống dùng làm trống trận , cụ thể hóa cái ý thức vật tổ thần bí tức là ý thức đòan thể dân tộc , cho nên tiếng trống càng có hiệu lực , uy linh , đại diện cho tiếng nói của đòan thể , mà sớm được Thần hóa phụng thờ như một Thần linh thay vì vật tổ như là ý chí tối cao tòan năng của quốc gia vậy . 

Hơn thế đến khi dân tộc đã quật cường bằng xương máu của biết bao liệt nữ , anh hùng thì ý thức tập thể quốc gia càng trở nên uy linh để bảo vệ đất nước , nhà vua với quần thần lãnh đạo quốc gia càng phải đồng tâm nhất trí , cho nên Thần Đồng Cổ tức Thần Trống đồng cũng như Thần Sấm , Thần Sét biểu thị ý chí tòan dân , có uy lực tru diệt kẻ phản quốc , phản dân tộc . 

Vì thế mà nhân dân đã chọn ngày mồng 4 tháng 4 hàng năm để cho quần thần uống máu ăn thề , vì Thần Trống Đồng đã đồng nhất hòan tòan với Thần Sấm , hàng năm chỉ bắt đầu lên tiếng vào giao tiết cuối xuân sang hạ , báo hiệu nhân dân nông nghiệp sắp có nước để cày cấy .

Xem như thế thì lịch trình biến hóa ý nghĩa tượng trưng của trống đồng đã theo sát với lịch trình tiến hóa ý thức quốc gia dân tộc của Việt tộc . 

Từ một bộ lạc với ý thức vật tổ Thần bí thời đại Đông Sơn , Việt tộc đã tiến đến ý thức quốc gia sau khi mở rộng khu vực định cư , tăng mật độ nhân khẩu , sáp nhập các bộ lạc vật tổ khác . Lúc đầu mối liên hệ giữa bộ lạc với bộ lạc còn rời rạc như thời Nhà Ngô , Nhà Đinh , dần dần liên hệ trở nên vững chắc kiên cường với Nhà Lý , nhờ sự tăng tiến thế lực của vai trò lãnh đạo càng ngày càng trở nên hiện thân cụ thể cho uy quyền quốc gia . 

Bởi thế mà bắt đầu với Nhà Lý mới có nghi lễ ( uống máu ăn thề ) của quan chức hứa trung thành với vua , trong sạch với nhân dân trước đền thờ Thần Đồng Cổ , nhà xã hội học viết : ‘’ Sự trung thành với vua là một liên hệ chính trị cơ bản … Dân tộc đồng nhất với triều đại , do một hiện tượng tương tự với hiện tượng chuyển giao tất cả thế lực của tín ngưỡng cổ xưa xuất phát ra , tất cả Thần lực huyền bí của vật tổ cho các vua chúa đầu tiên ‘’ ( Frazer- Les origines magiques de la royaute’ )
Trên lịch trình tiến hoá ý thức dân tộc mà nhà xã hội học nhận thấy trong lịch sử tiến hóa của tất cả các xã hội nhân lọai nói chung , thì ở đây cái ý thức dân tộc của Việt tộc cũng tiến hóa theo cái định luật chung của xã hội học , nhưng chỗ riêng biệt của Việt tộc là trên lịch trình tiến hóa về ý thức dân tộc nó cũng mang theo sự tiến hóa về ý nghĩa tượng trưng của trống đồng từ chỗ tượng trưng cho uy lực thủ lĩnh , tù trưởng một bộ lạc , đến dụng cụ của việc cúng tế , múa hát , hoan lạc , mời thần , cầu đảo , để rồi trở nên một vị Thần linh đại diện cho hồn nước , cho ý chí thiêng liêng mãnh liệt như sấm sét của dân tộc , của quốc gia để bảo vệ lòng trung tín của con dân đối với Tổ quốc , của triều đình quan chức đối với nhà vua , thủ lãnh của dân tộc . vậy trống đồng quả là tượng trưng cho tinh thần dân tộc của Việt Nam , cái ý chí độc lập tự cường qua thời gian và không gian vậy .

Cái ý chí dân tộc ấy tập trung cả vào người lãnh đạo mà lý tưởng đã được nông dân Việt Nam chất phác phô diễn qua truyện cổ tích phổ thông , truyện Bánh Chưng , Bánh Dầy . 

Qua truyện ấy chúng ta thấy vai trò lãnh đạo lý tưởng của nông dân , trước hết có một tin tưởng mạnh mẽ vào linh hồn tổ tiên bất tử , hàng năm lấy kết quả mồ hôi , nước mắt của nông dân , dâng lên kỷ niệm với ý nghãi ‘’ ăn quả nhớ kẻ trồng cây ‘’ ‘’ uống nứơc nhớ nguồn ‘’ . 

Người lãnh đạo ấy cũng phải coi thiên hạ quốc gia là của chung , không phải của riêng một nhà , một họ , cho nên Hùng vương không nhường ngôi vua cho con trưởng , mà là cho người có tài , có đức , thông hiểu phương pháp tổ chức xã hội kinh tế của nông dân , thích ứng với thiên thời , địa lợi , nhân hòa như tượng hình vuông tròn của Bánh chưng , Bánh dầy đã qua hàm ngụ ý nghĩa:

Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông

Hay là  :
Trời thời , đất lợi lại người hòa
( Phan Thanh Giản )

Quan niệm vai trò lãnh đạo dân tộc ấy quả in sâu vào tâm khảm giới sĩ phu Việt Nam trải qua các thời đại lịch sử , thời bị đô hộ cũng như thời được độc lập , chỉ cần chúng ta kê cứu hành động và tư tưởng các minh quân lương tướng Việt Nam không hiếm , thì đủ thấy chứng minh vậy .


Nhưng tinh thần dân tộc ấy không phải và cũng không có thể biến thành chủ nghĩa quốc gia dân tộc quá khích , bế quan , vì không phải một mình trống đồng tượng trưng nền văn minh Đông sơn là nguồn gốc khởi thủy của tư tưởng Việt Nam . 

Bên cạnh nền văn minh thứ hai , văn minh Lạch Trường , mà đặc thù là cổ mộ phỏng theo hình dung các động thiên tạo hay Thiên động . Ấy là nguồn gốc khởi thủy thứ hai của tư tưởng Việt Nam , nguồn gốc có một ảnh hưởng chẳng kém phần quan trọng so với nguồn gốc thứ nhất trên đây .

Trần Tuấn Kiệt biên sọan và sưu tầm cùng với các tác giả khác trong và ngoài nước .



No comments:

Post a Comment