Saturday, 31 August 2013

TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO VIỆT NAM !!! TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VÀ MỘ CỔ BẮC NINH


KẾT LUẬN

Trên đây là căn cứ vào hai thực tiễn cổ học là Trống đồng Đông Sơn với Mộ Cổ Bắc ninh , là những thực kiện lịch sử thuộc thời kỳ trước khi Việt Nam thành quận huyện của Tần , Hán bên Tàu . hai thực kiện ấy đã biểu lộ hai khuynh hướng hiện thực tư tưởng chính yếu của dân tộc , khuynh hướng hiện thực và khuynh hướng siêu nhiên . 
Đền Đồng Cổ


 Trống Đồng , dấu hiệu của quyền thế , từ một công cụ nghệ thuật biến thành một tượng trưng cho mệnh lệnh và ý chí thần bí linh thiêng của đòan thể , của quốc gia để duy trì trật tự luân thường của xã hội . Hiếu và Trung . hiếu để làm người , bắt đầu từ con người đối với cha mẹ , đầu mối của đạo nhân ái , yêu người . Trung để làm công dân trong một nước đối với Thủ lĩnh quốc gia , đầu mối đạo tín nghĩa tương quan giữa người với người trong vòng trật tự chính đáng .

Trống đồng Đông Sơn

 Đấy là khuynh hướng luân lý nhân sinh thực tiễn để bảo vệ sự sống còn của đòan thể trong điều kiện thời gian và không gian , tức là tinh thần Quốc gia Dân tộc  , truyền thống Việt Nam mà chúng ta thấy biểu dương cụ thể hiển nhiên ở bản thân các vị Liệt nữ anh hùng , kể từ Hai Bà Trưng cho đến Phan Thanh Giản , suốt bốn ngàn năm hồ đứt lại nối , tưởng hết lại còn . Vậy Trống Đồng đại diện cho cái tinh thần luân lý Quốc Gia Dân tộc . Nhưng cái tinh thần luân lý ấy tuy hiện thực thực tiễn , nhưng phải chăng là một hệ thống giá trị bế quan , thiển cận , công lợi duy vật ?

Chùa Phật Tích

Xét lịch sử triết lý nhân sinh của thế giới , đại khái có hai khuynh hướng chính làm cốt cán cho tất cả các khuynh hướng khác , ấy là khuynh hướng công lợi nguyên tắc ích lợi ‘’ tối đại đa số , tối đại hạnh phúc ‘’ làm lý tưởng tiêu chuẩn . khuynh hướng tâm linh không căn cứ vào số lượng mà căn cứ vào động cơ hay dụng tâm . Một hành vi thiện hay ác tùy theo với động cơ trong lòng thúc đẩy , động cơ tốt thì việc làm tốt , động cơ xấu thì vịêc làm xấu . Khuynh hướng công lợi hạn chế giá trị nhân sinh vào thời gian không gian , không cho phép mở cửa cho con người vươn lên chỗ chí thiện tuyệt đối ngòai thời gian không gian . Còn khuynh hướng tâm linh không tính tóan kết quả của hành vi mà nhắm vào sự cởi mở tâm hồn vươn lên tuyệt đối siêu việt trên không gian và thời gian .

Động Từ Thức - SGTT 

Khuynh hướng trên thì duy lý , khuynh hướng dưới  thì thần bí . Trong hai khuynh hướng ấy , thì tư tưởng nhân sinh Quốc gia Dân tộc Việt nam tuy thực tiễn nghĩa có tính cách công lợi vì mục đích bảo vệ sống còn của dân tộc giới hạn vào biên giới thời gian  không gian nhất định , nhưng cũng có tính cách tâm linh huyền bí nữa cho nên mới có Đền Đồng Cổ để thờ Thần Linh Trống Đồng , tượng trưng mệnh lệnh tối thiêng liêng của Quốc gia , hàng năm quần thần đến trước đền uống máu ăn thề . 

Đền Hai bà Trưng

Bởi thế mà hai chị em Bà Trưng tuẫn tiết , được quốc dân phụng thờ , bởi thế mà Phan Thanh Giản  ‘’ sát nhân dĩ thành Nhân ‘’ ( giết cái thân thể thuộc không gian thời gian để được cái siêu hóa vào đức Nhân , tình yêu thần bí ) . 

Phan Thanh Giản 1863 chụp khi qua Pháp - Viki

Tư tưởng Quốc Gia Việt Nam đến Lý Thường kiệt có thể nói là quá khích cực đoan , mà sau khi công thành danh tọai đối với Dân Tộc còn biết tìm giá trị siêu nhiên qua thiên nhiên như văn bia Lĩnh Xứng đã ghi chép :
‘’ Nhân tri sở lạ sơn dã , thủy dã . thế đại sở truyền đạo yên danh yên . Nhược phi thác kỳ sơn nhi trứ đạo danh bất túc dĩ quí hồ ? ‘’
Nghĩa là : ‘’ Kẻ nhân trí vui la vui với núi sông . Đời đời truyền lại là danh với đạo . nếu không dựng Chùa ở trên núi này để mở đạo thì danh không đủ lấy làm quí vậy ‘’



Đền Mẫu Âu Cơ

Xem đấy đủ thấy Tinh thần Quốc Gia Dân tộc Việt Nam vốn căn bản tâm linh thần bí , sẵn sàng cởi mở , luôn luôn khai phóng , ngòai việc đánh đuổi xâm lăng , bảo vệ đất nứơc , nhưng cứu cánh không quên nhân nghiã .


‘’ Nhân nghĩa chi cử yếu tại an dân , điếu phạt chi sư mạc tiên khư bạo ‘’ ( Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi 1380-1442 ).
‘’ Làm việc nhân nghiã cốt để yên dân , cầm quân chinh phạt trước hết trừ phường tàn bạo .’’

        Đền thờ Lữ Gia

Vậy tư tưởng luân lý Quốc Gia Việt Nam khác với các chủ nghiã Quốc Gia Dân tộc Âu Tây ngày nay , có tính cách kinh tế chính trị thực tế duy vật hơn là Thần bí tâm linh để tiếp nối với tinh thần nhân bản tòan diện . 

Thành cổ Bắc Ninh - Bác sĩ Hocquard

Huống chi bên cạnh khuynh hướng nhân sinh hiện thực ấy , đồng thời phát triển khuynh hướng thiên nhiên Thần tiên để thảo mãn nhu cầu siêu nhiên của dân tộc do Cổ mộ và Động thiên đại diện .

3 ngôi mộ Tam đừơng họ Trần to như núi ở Thái Bình 


Động thiên , sơn thủy như trên kia đã nói về ý nghĩa triết lý Thần tiên từng ảnh hưởng thâm sâu vào hai dòng tư tưởng Việt nam , tư tưởng bình dân ở dòng Đạo Nội là một thứ Đạo giáo Dân tộc , vì nó đã nối tục sùng bái anh hùng dân tộc với sùng bái Thần tiên kiểu Lão Giáo bên Tàu .

Tháng tám giỗ Cha
Tháng Ba giỗ Mẹ .




Đền Kiếp Bạc 

Cha đây là Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương , người anh hùng bậc nhất đã làm nên một kỳ tích đánh đuổi quân Nguyên , có tiếng kiêu hùng cường bạo ngược nhất thế giới bấy giờ , đi đến đâu ngọn cỏ cũng không mọc được ở đấy , mà nhân dân đã đồng hóa anh linh Ngài với nguyên lý Kiền là Phụ của vũ trụ . 

Thánh mẫu Đại Ngàn 

Còn nguyên lý Khôn là Mẫu thì do Tiên Chúa Liễu Hạnh  đại diện . Đền thờ Thánh Trần ở Kiếp Bạc ngày hội vào tháng tám , mà đền thờ Chúa Liễu ở Phủ Giầy , ngày hội vào tháng ba . Nhân dân Bắc Việt đến ành hương hai nơi này như nước chảy , các triều đại đều có sắc phong Thần , coi như quốc giáo vậy .

Đền Bá Chuá Kho

Đấy là tinh thần quốc gia được nối tiếp với khuynh hướng tâm linh thần bí của đạo thần tiên , đã dân tộc hóa nên gọi là Đạo Nội , thờ các chư vị , những thế lực thiên nhiên thần thánh hóa .

Ngòai nghành sùng bái Thần tiên do Động thiên hay Sơn Thủy khởi hứng ở tâm hồn bình dân Việt nam , Động Thiên hay Sơn Thủy còn làm nguồn cảm hứng văn nghệ cho giới trí thức qua các thời đại , như cụ Tam Nguyên Trần Bích San thời Tự Đức đã tóat yếu vào câu thơ trứ danh .


Vân phi sơn thủy vô kỳ khí
Nghĩa là :
Văn chương không có núi và nứơc thì không có hồn khí mới lạ .

Bởi vì Sơn Thủy  , hai hiện tượng thiên nhiên được nhân lọai Á đông từ cổ lại nhìn với ý nghĩa tượng trưng cho cuộc hôn nhân vũ trụ hóa của hai nguyên lý Âm Dương , Mái Trống , Nữ Nam  ở bình diện vũ trụ :

Sông nước chảy , Núi mây bay
Mình ơi ! Có biết ta đây nhớ mình ! ( Tản Đà )

Nhưng Động thiên hay Sơn Thủy cũng còn là đề tài cho triết lý nghệ thuật . Núi non bộ hay núi giả mà Nguyễn Du đã khéo léo diễn tả vào bốn câu thơ êm ái tài tình cái mộng Thiên thai do hang động gợi cảm ở giới văn nghệ , tìm một đường thông giữa hai thế giới trần gian và thiên đường , hiện thực và siêu nhiên :

Lần theo núi giả đi vòng
Cuối đường có nẻo thông mới rào
Sắn tay mở khóa Động đào
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai  ( Kiều )

Nhưng tục chơi núi giả ở Việt Nam bắt đầu từ triều đình nhà Tiền Lê ( Lê Đại Hành) . việt sử lược chép :
‘’ Năm Ất Dậu , hiệu Thiên Phúc năm thứ 5 ( 985 ) mùa thu , tháng bảy , ngày Đinh tỵ là ngày sinh của vua . Vua sai người đóng thuyền , ở giữa sông dùng tre làm núi , ở trên thuyền gọi là Nam Sơn . Rồi vua bày lễ đua thuyền ‘’ V.S.L. 20 a .
Nghệ thuật tiêu khiển ấy còn được phát triển mạnh vào thời đại nhà Lý dưới triều Thái Tông . Việt Sử lược viết :
‘’ Tháng sáu lấy ngày sinh vua là tiết Thiên thánh . Xây Vạn Tuế Sơn  ở Long Trì có năm ngọn , ngọn ở giữa dựng bức tranh trường thọ tiên , hai bên tã hữu đều có hạc trắng , trên núi làm những hình tiên bay , chim , thú , lưng chừng núi lại có Thần long vây quần , cắm cờ , treo vàng ngọc , sai bọn phường tuồng ( linh nhi) ở trên núi thổi sáo , ca múa làm vui ( V.S.L II 5b .)
Chúng ta biết rằng về sau này nghệ thuật núi giả vẫn được nhân dân , hoặc ở công viên , hoặc ở tư gia tiếp tục phát triển . Và cái nghệ thuật ấy do hang động hay sơn thủy hứng khởi , có ngụ ý nghĩa triết lý thâm trầm về một vũ trụ quan mà Marcel Granet trong ‘’ la Pensée Chinoise ‘’ đã tóat yếu như sau :
Toute réalité est soi totale
Tout dans I ‘’ univers est comme I .( p.341 ) nghĩa là : ‘’ tất cả thực tại tụ bản thân là tòan thể . Tất cả trong vũ trụ tựa như là vũ trụ ‘’ câu nói thực như dịch nguyên văn một bài kệ của Từ Đạo Hạnh tức Từ Lộ đời Lý ?

Tác hữu sa trần hữu , vi không nhất tướng không .
Hữu không như thủy nguyệt , vật trứ thị không không .

Phan Kế Bính dịch ra nôm trong ‘’ Nam Hải Dị Nhân ‘’ rằng :

Có thì có tự mảy mảy ,
Không thì cả thế gian này cũng không .
Thử xem bóng nguyệt dòng sông ,
Ai hay không có , có không là gì .

Đấy là một vũ trụ quan tương đối , tất cả đều hỗ tương quan hệ với nhau mà có hay không có thật , tâm dựa vào vật mà có , vật biến tâm cùng biến , Tâm , Vật đều cùng có cùng không ; hổ tương quan hệ không rời nhau được vì nói Tâm là tâm chủ quan của ta , nói Vật là vật khách quan bên ngòai , cả hai đều là hai phương diện  của một bản thể , một thực tại tối cao , tòan diện là ‘’ vạn vật đồng nhất thể ‘’ . Cái ‘’đồng nhất thể ‘’ấy  tuyệt đối có thể là Phật tính , có thể là ‘’ Thiên mệnh chi vị tính ‘’ , có thể là ‘’ Tự nhiên ‘’ , có thể là cái ‘’ Thiên địa chi tâm ‘’ hay là cái nguồn sống sáng háo không ngừng vô hạn ‘’ Sinh  sinh chi vị ‘’ v..v.. biểu hiện hai phương diện một lúc mà chúng ta đứng ở trong không gian , thời gian , tùy theo quan đểim mà gọi là khách quan và chủ quan , vật và tâm , ngọai và nội , cái ‘’ non moi ‘’ và cả ‘’moi’’…
Như vậy , dòng tư tưởng do Trống đồng đại diện tinh thần luân lý quốc gia dân tộc với dòng tư tưởng do Cổ mộ , Thiên động đại diện tinh thần sùng bái Thần tiên , cả hai ở Việt nam đã tiến triển đồng đều ở giới bình dân , cũng như ở giới trí thức , để cùng chảy vào vũ trụ quan Tâm linh là cơ sở chung cho ba hệ thống tư tưởng chính yếu Á đông sớm du nhập vào Giao Châu để kết tinh ra tinh thần Tam Giáo thời nhà Lý , khi dân tộc bắt đầu giành lại chủ quyền của một quốc gia dân tộc độc lập tự cường , tự ý thức mình là một cá thể có thật .
Tư tưởng nhân lọai xưa nay xoay quanh hai cái trục Nhân sinh và Vũ Trụ , Người và Trời , như một học giả Tàu đời Tống đã nói : ‘’ Học bất tế thiên nhân bất khả dĩ vị chi học ‘’ . Học không quan hệ Trời Người thì không thể gọi được là học . vấn đề Trới Người là vấn đề căn bản nòng cốt cho nhân lọai Đông Tây suy tưởng . Từ khi hãy còn ‘’ mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm ‘’ ( Ôn Như Hầu ) con người đã nghe thấy hai tiếng gọi , tiếng gọi của xã hội , tiếng gọi của siêu nhiên , tiếng gọi nhập thế và tiếng gọi xuất thế , bổn phận và tự do . Đấy là hai đầu mối cho tất cả các vấn đề suy tưởng khác , nào vấn đề tri , ta biết được gì ? Nào vấn đề hành , ta phải làm thế nào . Đấy cũng là vấn đề khoa học và đạo đức , vật chất và tinh thần , đời và đạo ..v.v..

Hai đầu mối , dân tộc Việt nam đã sớm phát triển từ vô ý thức đến ý thức thành hai chiều hướng tư tưởng , hai dòng , dòng quốc gia dân tộc và dòng thiên nhiên Thần tiên , sinh tồn hiện thực và nghệ thuật . cả hai đều từ trong nguồn Thần bí xuất hiện , vẫn giữ bản chất chung nhất nguyên thần bí tâm linh trên lịch trình tiến háo trước khi thâu hóa ngọai lai .

Hình từ Internet .

No comments:

Post a Comment