TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO VIỆT NAM !!!
BÁCH VIỆT CHUNG MỘT GỐC NGUỒN
Chữ Việt có hai cách viết bằng chữ Nho : một thuộc bộ tẩu và một thuộc bộ mễ.
Chữ Việt bộ tẩu biểu tượng cho ý nghĩa cao quý dấn thân , khai phá những nơi còn âm u tăm tối bằng ánh sáng văn hóa tình người , dựng nên xã hội định cư ấm cúng , với nền văn minh tồn trữ , khác biệt với nền văn minh du mục của người phương Bắc.
Chữ Việt bộ mễ biểu tượng ý nghĩ định cư khai khẩn đất hoang , be bờ dân nước , làm thành một nền văn minh nông nghiệp , có tính cách tồn trữ , cao cả vượt trên cả các bộ tộc còn lang thang đây đó mưu việc sinh nhai .
Vì chữ Việt có hai cách viết khác nhau , đã có người lầm tưởng Việt bộ tẩu là ViệtNam ta , Việt bộ mễ là dân Việt ở Vùng Quảng Tây , Quảng Đông , Phúc Kiến , Triết Giang …
Theo Bách Việt Tiên Hiền Chí , một bộ Lĩnh nam Di Thư quý báu được sử quán Nhà Minh khắc in trọn bộ , góp vào Nghệ Văn Chí, làm sử liệu chính xác , các nhà viết sử nương tựa vào để trích dẫn hoặc dẫn chứng Việt bộ tẩu và Việt bộ mễ là một .
Theo Khang Hy tự điển , bộ tự điển nghiêm túc được văn học giới Trung Hoa tin tưởng , Việt bộ Tẩu và Việt bộ mễ là một .
Theo Tứ Hải , bộ bách khoa từ điển của Trung hoa , Việt bộ tẩu và Việt bộ mễ là một , vậy phân biệt hai cách viết của chữ Việt và gán cho mỗi cách viết mang một ý nghĩa khác nhau chỉ là tưởng tượng mơ hồ của người hay chữ lỏng , nếu không phải là chủ trương phân ly Bách Việt của kẻ có ý đồ đen tối .
BÁCH VIỆT CHUNG MỘT GỐC NGUỒN
Chữ Việt có hai cách viết bằng chữ Nho : một thuộc bộ tẩu và một thuộc bộ mễ.
Chữ Việt bộ tẩu biểu tượng cho ý nghĩa cao quý dấn thân , khai phá những nơi còn âm u tăm tối bằng ánh sáng văn hóa tình người , dựng nên xã hội định cư ấm cúng , với nền văn minh tồn trữ , khác biệt với nền văn minh du mục của người phương Bắc.
Chữ Việt bộ mễ biểu tượng ý nghĩ định cư khai khẩn đất hoang , be bờ dân nước , làm thành một nền văn minh nông nghiệp , có tính cách tồn trữ , cao cả vượt trên cả các bộ tộc còn lang thang đây đó mưu việc sinh nhai .
Vì chữ Việt có hai cách viết khác nhau , đã có người lầm tưởng Việt bộ tẩu là Việt
Theo Bách Việt Tiên Hiền Chí , một bộ Lĩnh nam Di Thư quý báu được sử quán Nhà Minh khắc in trọn bộ , góp vào Nghệ Văn Chí, làm sử liệu chính xác , các nhà viết sử nương tựa vào để trích dẫn hoặc dẫn chứng Việt bộ tẩu và Việt bộ mễ là một .
Theo Khang Hy tự điển , bộ tự điển nghiêm túc được văn học giới Trung Hoa tin tưởng , Việt bộ Tẩu và Việt bộ mễ là một .
Theo Tứ Hải , bộ bách khoa từ điển của Trung hoa , Việt bộ tẩu và Việt bộ mễ là một , vậy phân biệt hai cách viết của chữ Việt và gán cho mỗi cách viết mang một ý nghĩa khác nhau chỉ là tưởng tượng mơ hồ của người hay chữ lỏng , nếu không phải là chủ trương phân ly Bách Việt của kẻ có ý đồ đen tối .
Về thủy tổ Bách việt truyền khẩu cũng như sử sách Việt Nam đều đồng nhất . Cháu ba đời của vua Thần Nông là Đế Minh đi tuần du pgương Nam đế Ngũ Lĩnh , gặp nàng vụ tiên ( nàng tiên đẹp , cần mẫn , nết na ) lấy nhau sinh ra Lộc Tục .
Lộc Tục có thánh đức , Đế Minh muốn truyền ngôi . Lộc Tục cũng khiêm không dám nhận . Đế Minh bèn truyền ngôi cho con trưởng là Đế Lai làm vua Phương Bắc , phong Lộc tục làm vua Phương Nam . Lộc Tục xưng là Kinh Dương Vương ( vua châu Kinh và châu Dương ) đặt quốc hiệu là Xích Quỷ .
Nước Xích Qủy bắc giáp Động Đình Hồ , Nam giáp nước Hồ Tôn , tây giáp Ba Thục , đông giáp bể Nam Hải . Vua lên ngôi năm Nhâm Tuất ( 2879 trước kỷ nguyên Tây Lịch ).
Kinh Dương Vương kết hôn với nàng Long Nữ , con gái vua xứ Động đình sinh ra Sùng Lãm .
Sùng Lãm nối ngôi xưng Lạc Long Quân , kết hôn cùng nàng Âu Cơ con gái vua Đế Lai , sinh được trăm trứng , nở thành trăm con trai .
Một hôm Lạc Long Quân bảo Bà Âu Cơ : ''Ta là dòng dõi rồng , nàng là dòng dõi tiên , ăn ở với nhau lâu không được . Nay được trăm con trai , nàng hãy dẫn 50 con lên núi , ta dẫn 50 con xuống miền Nam Hải . Dù ở đâu cũng không được bỏ nhau ''.
Con trưởng được dựng lên làm vua , đổi quốc hiệu là Văn Lang , xưng là Hùng Vương , truyền được 18 đời , đến năm Quý Mão ( 258 TCN ) thì mất về nhà Thục .
Một trăm con trai của Lạc Long quân và bà Âu Cơ là tổ của Bách Việt .
Đọan sử trên hàm chứa nhiều ẩn dụ mang sắc thái huyền thọai . Đó là điều thường gặp nơi cổ sử của các dân tộc Á cũng như Âu . Lý giải theo nghĩa của ngôn từ này sẽ đưa đến nhiều kết luận khác biệt .
No comments:
Post a Comment