Về triều Lý bấy giờ ở trước cửa chùa Vạn Phúc ( Phật tích ) có một cây mẫu đơn , hoa ấy nguyên là danh hoa , chắc là phải lấy giống tự đất Giang Nam bên tàu mà đem về . Cái cây hoa ấy không những là cảnh nhà Phật mà chính là cảnh nhà vua . Cái người phải đương cái trách nhiệm giữ gìn cây hoa ấy , là thầy trò Ô Chuyết Thiền Sư . Độc giả phải biết rằng chùa này có thế lực lắm , chẳng khác gì viên thị vệ , mà cây hoa mẫu đơn ở chùa này cũng là một cây Thần thánh bất khả xâm phạm vậy .
Một hôm nhân có cơ hội chùa , nữ sĩ du quan đông lắm . Thầy Từ Thức bấy giờ cai trị huyện Tiên Du , vì phận sự địa phương quan phải lên coi sóc . Chợt thấy một chú tiểu thiền cầm dây trói một thiếu nữ vừa xấp xỉ xuân xanh , nhan sắc tuyệt trần .
Chùa Phật Tích -hình từ internet
Người thiếu nữ ấy khóc lóc kêu van , trông màu hoa lệ đã đầm đìa giọt mưa mà chú tiểu thiền vẫn không tha thứ , cứ dang ta trói chặt . thầy Từ Thức phải chạy lại hỏi , thì ra người thiều nữ ấy vì yêu hoa , bẻ cành mẫu đơn , dắt lên mái đầu , ngờ đâu lại phạm về tội trọng cấm .
‘’ Thầy Từ Thức ta bấy giờ không biết nghĩ thế nào , phép vua cũng phải trọng , mà kẻ đào thơ liễu yếu cũng nên thương . Nhân cởi ngay cái áo cẩm bào mình đang mặc ra tặng cho chú tiểu thiền khẩn khỏan với chú để tha tội cho người thiếu nữ , người thiếu nữ ấy mời được khỏi tội mà ra về .
‘’ Thầy Từ Thức bấy giờ , âu cũng là thấy kẻ trầm luân mà ra tay tế độ đấy thôi , chứ cũng không phải là vì ‘’ bóng hồng nhác thấy nẻo xa ‘’ mà có ý mặn mà với xuân lan thu cúc chi cả . Nhưng nghĩ cho kỹ ra , Thầy Từ Thức đối với người thiếu nữ không phải là tình dâm , nhưng cũng là cái tình hiệp , người thiếu nữ đối với thầy Từ Thức không phải là cái tình ái , nhưng cũng là cái tình duyên ‘’
Trên đây là thuật theo lời của Tùng vân trong Nam Phong , số 91 và Tùng vân viết tiếp :
‘’ Chao ôi ! người thiếu nữ đó là ai ? Tức là Giáng tiên ở trên Ngọc quàn Huyền đổ xuống chơi hạ giới đó ! Giáng tiên , Giáng tiên ! Nước đời hạ giới có lạ lùng khắt khe không ? Cũng phải nềm mùi hạ giới tí chứ ! Giáng tiên ! Nhân vật hạ giới có hào hoa phong nhã không ? Cũng phải chung tình với hạ giới tí chứ ! Huyện này thành tên là huyện Tiên Du âu cũng là vì sự đó ‘’ ( Nam Phong , số 91 , Tùng vân )
Hang Từ Thức - skydoor.net
Sách Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ , sách Hội Chân Biên của Thanh Hòa Tử ( 1847 ) và sách Đại Nam Nhất Thống Chí mục nói về Bích đào động hay Từ Thức động đều kể tiếp câu chuyện trên đây . Vì ở đây chúng tôi chú ý vào vấn đề Động thiên ( Grotte – ciel ) liên hệ với cổ mộ và cho mỹ cảm nghệ thuật , nên tôi xin thuật tiếp theo ‘’ Đại Nam Nhất Thống Chí ‘’ như sau :
‘’ Rồi cách đấy không bao lâu , Từ Thức cũng treo ấn từ quan trở về tìm thú tiêu dao phong cảnh Tông Sơn ( Thanh Hóa ) và nơi sở thích từ xưa .
‘’ Một hôm Từ Thức xa trông trên mặt cửa bể Thần phù có một đám tường vân năm sắc , kết tụ như hình hoa sen , chàng lấy làm lạ , chở thuyền đền nơi là trái núi rất xinh . Từ Thức lần mò trèo lên núi , trải qua tầng đứng sững , cao vót nghìn tầm , tự nghĩ nếu mình không có cánh bay thì sao lại trèo lên đây được ? Nhân đề bài thơ như sau :
Thiên chương bích thụ quải triều đôn ,
Hoa thảo nghinh nhân nhập động môn .
Bàng giản dĩ vô tăng thái dược,
Lâm lưu thặng hữu khách tầm nguyên .
Lữ du ti vị cầm tam lộng ,
Điếu đỉnh sinh nhai tửu tất tôn.
Nghi hướng Vũ Lăng ngư phủ vấn,
Tiền tài viễn cận thực đáo đôn .
Tạm dịch
Đầu cành biến ảo dáng trời phô ,
Hoa động vui mừng đón khách vô .
Cạnh suối dâu là người hái thuốc ,
Tìm nguồn bờ nước gã bơi đò .
Mùi dời đất khách cầm ba khúc,
Đủng đỉnh thuyền câu rượu một vò .
Ướm hỏi Vũ Lăng chàng đánh cá ,
Đào nguyên đâu có cách chừng mô ?
‘’ Từ Thức đề xong , một mình vơ vẩn ngắm quanh , chợt thấy vách đá nứt ra một lỗ tròn , có thể vừa người chui lọt . Chàng lần chui vào trong cửa hang đó lại đóng bịt ngay lại .
Từ Thức càng hỏang hốt lần đi về phía trước ước chừng vài dặm đường thì thấy tòan là vách đá cheo leo , tít trên tầng trời cao thẳm , mà tự mình vẫn ung dung lần bước đi không tịnh chút gì trở ngại . chàng ta đi mãi lên tới đỉnh núi thấy là một nơi đẹp đẽ phong quang , lâu đài bát ngát , rõ ràng khác hẳn trần gian . Vừa hay khi ấy chợt có hai thanh y đồng nữ chạy lại đón chào Từ Thức mà nói : Phu nhân cho triệu ông vào ‘’. Nói đọan hai người đi trước và dẫn đường mời họ Từ cùng đi . Từ Thức theo vào tới trong thì thấy có một tiên nga đương ngồi dựa trên giường thất bảo , bên cạnh đặt một cái ghế bằng gỗ đàn hương . Tiên Nga thấy Từ Thức vào , trỏ bảo cho ngồi xuống ghế đó mà cất giọng khoan thai mà nói :
- Đây là cái hang thứ 6 trong 36 động của Phù Lai .
Ta là Ngụy phu nhân Địa Tiên ở Nam Nhạc , thấy khanh là người có cao nghĩa , cứu người trong lúc nguy khốn , nên ta cho mời tới dấy …
Động Từ Thức - Tiếp thị Sài gòn
Nói tới đó liền truyền thị nữ gọi một cô con gái ra . Từ Thức đưa mắt nhác trông thì ra cô con gái đó chính là người con gái đánh gãy hoa mẫu đơn mà mình đã cởi áo bào chuộc ra khi trước . Tiên Nga trỏ vào cô gái và nói tiếp :
- Đây là Giáng Hương , con gái của ta , bữa trước mắc nạn trong lúc xem hoa , được khanh cứu giúp , ơn ấy chưa quên và nay mốn kết nhân duyên để đền nghĩa cũ …
Đọan không đợi Từ Thức trả lời , lập tức làm lễ thành hôn ngay đêm đó . Từ Thức ở trong động đó được đúng một năm thì xin phép trở về nhà và hẹn sau sẽ lại tới . Tiên Nga bèn cấp cho một cỗ xe cẩm vân , rồi Giáng Hương viết một bức thư trao cho Từ Thức và dặn rằng :
- Ngày sau trông thấy vật này , chớ quên tình cũ …
Đọan Từ Thức lên xe , chỉ trông chốc lát đã tới ngay nhà . bấy giờ trông cảnh vật khác hẳn ngày xưa , hỏi ra thì đã hơn 80 năm xa vắng , nay mới tới nơi đây . Từ Thức đang ngẩn ngơ muốn lại lên xe đi ngay , thì xe đã hóa con chim loan mà bay đi mất . Chàng mở bức thư ra xem thì thấy trong có mấy câu :
Kết loan lữ ư vân trung , tiền duyên dĩ đọan ,
Phỏng tiên san ư hải thượng , hậu hội vô nhân .
Nghĩa là :
Bạn loan kết ở trong mây , duyên xưa đà dứt ,
Hỏi núi tiên trên mặt biển , dịp sau không còn .
Từ Thức từ đó bỏ nhà đi thẳng vào núi Hòang Sơn , rồi sau không hiểu còn mất ra sao ‘’
Đại nam Nhất Thống Chí – tỉnh Thanh Hóa tập Hạ .
Câu chuyện mộng tưởng trên đây cũng như tất cả những văn thơ khác như ‘’ Mai Đình Mộng ký ‘’ của Nguyễn Huy Hổ , hay ‘’Bích Câu Kỳ Ngộ ‘’ đều do Hang Động khởi hứng để đáp ứng nhu cầu siêu hình của dân tộc . Ở đấy người ta mô tả một thế giới siêu nhiên đằng sau thế giới thiên nhiên hiện thực và sự tương quan giữa hai thế giới ấy với nhau bằng một thứ cửa cực tế vi , ma thuật ‘’ động môn vô tỏa thực , tục khách bất tằng lai ‘’ Ma thuật vi hình tướng biến ảo vô cùng , ẩn hiện bất thình lình , hốt nhiên tưởng hết lại còn :
Nào ngờ tiêu lĩnh trời xây
Lối vào đã vén mây trông rõ
Vạn trạng thiên hình vô số
Vẫn hãy còn giấc ngủ lơ mơ
( Thám hoa Vũ Phạm Hàm )
Qua cái cửa hang nhỏ hẹp , người ta lọt vào một chỗ như thế , như là một cõi mộng ảo , một thế giới tàng ẩn , một ‘’ Biệt nhất kiền khôn thế giới , một’’ Động thiên’’ của Thần tiên hội họp , làm môi giới cho Thượng Đế tuyệt đối với nhân lọai tương đối , cho nên Ấn Độ với Trung Hoa cổ xưa , có hạng người ẩn sĩ đến đấy tu luyện thuốc trường sinh bất tử như Ngụy Bá Dương ( 121 sau T.C ) nói trong Tham Đồng Khế : Tu đan giả pháp Thiện Tượng đại , phản thân nhi cầu tắc thân trung tự hữu nhất hồ thiên : người luyện đan hay thuốc trường sinh bắt chước Trời mà phỏng theo hình Đất . Y quay vào bản thân mà tìm lấy thi ở chính trong thâm tâm tự nhiên có một cái trời hình như cái bầu ‘’
Nhưng ở Việt Nam , giới sĩ phu trí thức , sau khi đã làm tròn phận sự với quốc gia xã hội ở đời , mới tìm vào hang động để kiếm cảm hứng hay mỹ cảm kinh nghiệm cho văn thơ nghệ thuật . Và bình dân Việt Nam cũng đến đấy hành hương , chiêm ngưỡng ngõ hầu thỏa mãn cho khát vọng siêu hình .
Phật Quan Âm Thiên tạo một tòa ,
Bốn bể như gấm như hoa ,
Đố ai lấy nhân công mà vẽ được .
( Vũ Phạm hàm – Hương Sơn phong cảnh )
Vậy cứ theo luận lý lọai suy , người ta từ Hang động liên tưởng đến cái Bầu , từ Động Thiên người ta nghĩ đến Băng Hồ , đến Băng tâm như câu thơ trứ danh của Vương Xương Linh đời Đường :
‘’ Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ ‘’
Cái tâm trong suốt như là băng tuyết trong cái bầu ngọc .
Nghĩa là từ cảnh thiên nhiên của hang núi hướng lên thế giới siêu nhiên của tâm linh vậy . Đấy là cái luận điệu thấy trong tinh thần cố hữu sĩ phu Việt nam xưa , cho nên ông Rolf Stein , trường Viễn đông Bác cổ ( E.F.E.O) có viết trong tập kỷ yếu trong XLII 1942 , mục Bồn cảnh ở á Đông ( jardins en miniature dême Orient ) .
Trần Nguyên Đán rút về ở ẩn năm 1385 trong động Thanh hư tại núi Côn Sơn
Bàn Cờ Tiên - Consonkiepbac.org
Bàn Cờ Tiên - Consonkiepbac.org
( Hải Dương ) . Dưới chân núi ấy có hồ Long Mục Tĩnh . Trên núi nhà sư Pháp Loa có xây ngôi nhà , một tên là Hồ Thiên , một tên là Chân lạc . Trai gái đến hành hương mỗi đầu năm . Ứng với cảnh ấy , nơi hưu trí của ông , Trần Nguyên Đán tự đặt tên hiệu là Băng Hồ , danh từ theo Gaspardonne đã nhận định làm cho người ta đồng thời cũng liên tưởng đến cảnh ấy và câu thơ trứ danh của Vương Xương linh đời đường – Những thuộc tính dặc biệt của Hồ Thiên ( Ciel – Grotte ) : một mặt là núi , một mặt là nứơc , ở hình thức cái hồ nước biểu thị như một cái giếng . Nhưng ở đây đề tài gặp gỡ giữa người và tiên – gặp gỡ tình duyên – mất vẻ đạo giáo và văn nghệ để biểu lộ phương diện xã hội của nó . Hồ Thiên với tất cả đặc tính của một Địa Linh ( Sơn Thủy ) là nơi hẹn hò mùa xuân của trai gái . Ngừơi ta biết kể từ Granet sự trọng đại của những hội hè đầu xụân , trai gái xướng họa và giao tình ở nước Tàu cổ xưa . Nhưng người ta cũng không nên quên rằng những phong tục ấy vẫn luôn luôn lưu hành và linh động ở trên đất Việt Nam .
Bàn cờ tiên - baodanang.vn
hình từ opera .
Trần Nguyên Đán rút lui về Thanh Hư động . Tên hiệu là Băng Hồ không phải chỉ ngụ ý văn chương của một bài thơ trứ danh . Danh từ ấy còn tất cả giá trị nguyên thủy của nó . Chúng ta biết được rằng Bầu Hồ có thể là những thế giới bầu trời hệt như một số hang động là những tầng trời , thế giới Thiên Đường , Động Thiên , Trời động . vậy mà tên hiệu Thanh Hư đặt cho cái động ở cạnh đấy lại chính là tên hiệu của cái Động Thiên đệ nhất nói trong sách ‘’ Vô Thượng Bí Yếu ‘’ trong ‘’ Dao Tạng ‘’ . Vậy thì Băng Hồ là một thế giới thanh khiết như là cảnh giới Thần tiên thứ nhất . Nhưng cái lọai thanh khiết ấy là thế nào ? Một bài thơ của Vũ Đế nhà Lương ‘’ Phương chư khúc ‘’ liên hệ sự thanh khiết đặc biệt của hư không , Thanh Hư với tấm gương Phương Chư dùng để hứng nước ‘’ minh thủy ‘’ của mặt trăng , tức là sương . Đồng thanh tương ứng . Gương Phương Chư thuộc về âm tính như Thủy và hấp dẫn nước của mặt trăng cũng thuộc âm , ví như gương Tọai thuộc tính dương , hấp dẫn lửa của mặt trời cũng thuộc dương . Ngòai ra gương Phương Chư được quan niệm như cái bồn trong Thuyết Văn . Cái bồn nước chứa đựng bồn cảnh được ngắm và tu luyện dưới ánh trăng và người ta hứng lấy sương vào buổi mặt trời mọc . Mặt nước ở một cảnh hòan hảo hình hang động lại được đồng hóa với một cái giếng . cái giếng là một tấm gương . động thanh hư , thanh khiết đặc biệt của gương Phương chư lại được liên hệ với một vũng nước gọi là giếng . Long Mục Tỉnh . Nhưng cái thanh hư danh tiếng ấy trỏ vào cảnh giới Thần tiên thứ nhất lại cũng là danh từ đặc biệt trỏ trạng thái tinh thần của sự định niệm trầm tư hòan tòan . Cái trạng thái tinh thần hoan hỉ cùng tột , trong một thế giới hồn nhiên được phô diễn trong nghệ thuật Á đông và trong những mỹ dụ của các nhà Thần bí học bằng hình ảnh vầng trăng tròn phản chiếu vào mặt nước phẳng lặng .
Từ địa danh và tiên cảnh , thế giới của Thần tiên bất tử , đến phương pháp ma thuật tiền hóa học và đến mạc niệm Thần bí , tất cả đều thu về một tòan bộ rất hệ thống mạch lạc , những đề tài , hình ảnh , liên tưởng hệt như thống cảnh Núi Non bộ , Giả Sơn , Núi giả
( trang 59-60 Hà Nội , 1943 )
No comments:
Post a Comment