Friday, 23 June 2017

662-23-06-17-FRI- XUAN THU TRONG DOI NGUOI - TRAN TUAN KIET - BAO NVNBP - LONDON - MOON SUN BY NAMNHIEN - BOXING DAY


662-23-06-17-FRI- BAO NVNBP - LONDON - MOON SUN BY NAMNHIEN

NGUOIVIETNAMBONPHUONG-WORLDTIANS

 DAIVIETTHAN DAO-VIETTIANS

 23-06-17- FRIDAY – THU SAU
 






































































































































































































































































































































































































































 

Xuân thu trong đời người – TRAN TUAN KIET

Bỗng dưng tôi nhớ đến Nghiên Đề, đến Mặc Tửng những người bạn đã khuất trong thời đại tạm gọi là Xuân Thu của đất nước ta

Tôi nhớ tới bài thơ “ Buồn Vọng Trăng xuyên qua ngôi đền cổ “ mà nguyễn Nghiệp Nhượng và Đào Trừng Phúc rất ca ngợi

Chúng tôi khởi nghiệp từ tuần báo Ngàn Khơi của vợ chồng Nguyễn Hữu Đông và vợ chồng Trần Dạ Từ , Nhã Ca , thuở ấy tôi vô cùng nghèo khó đến nổi Bùi Giáng ôm một đống sách tư tưởng hiện đại xuống khu Mã Lạng Nguyễn Cư Trinh bảo cho bà Hương là vợ tôi đem bán lấy tiền mua gạo , thế mà tâm hồn chúng tôi lúc nào cũng bay bổng đến chín tầng mây. Thời đó Nguyễn Vỹ còn làm báo Phổ Thông , Lê Văn Trương còn lậm cậm ôm bàn đèn đến căn nhà lá ọp ẹp để hút á phiện trắng , Nguyễn Thụy Long cũng hay đến ru dùm thằng con tôi là Trần Triều Miên nằm ngủ trên chiếc võng nhỏ , và sau này nó đã đi vào thiên thu bất tận . Thế rồi Nguyễn Vỹ ch ba ngàn để in Thơ Trần Tuấn Kiệt , nhờ có Nhã a bán được 100 quyển cũng có được ít tiền mua gạo muối

Tôi và Bùi Ngọc Tuấn thường uống café ở trường Đại Học Văn Khoa với Phạm Quốc Bảo và Hồ Đắc Tâm cùng nhau đánh xì phé ở sau sân trường và đánh bóng chuyền suốt những chiều rất trẻ trung và vui thích biết bao

Thế rồi Cộng Sản đánh úp Tết Mậu Thân và người lính chiến VN Cộng Hòa phải chiến đấu  để lấy lại từng tất đất

SG máu lửa , Chu Tử làm báo chỉ có một mình tôi chạy ra đường săn bài. Chu Tử lo dàn máy in tờ báo Sống

Còn tất cả đều về quê ăn Tết Mậu Thân , khói lửa ngất trời Bùi Giáng vẫn xuống nhà rủ tôi đi ăn tiết canh ở ngã bảy

Cũng tại ngã bảy có đoàn văn nghệ của đại úy Tô Công Biên là đoàn văn nghệ địa phương quân nổi tiếng nhất với những anh hề Thanh iệt , Phi Thoàn , những thạc sỹ Lam Phương hằng ngày tôi viết sopo cho ca sĩ lên đài hát, Du Tử Lê lúc đó làm thiếu úy và Ngô Xuân Hậu là hai người bạn thơ cùng tôi café cà pháo hằng ngày

Nghiên Đề về Quản Ngải nơi đó còn có Trần Thanh Ngọc và Phạm Tường đến nay đã sang Mỹ

Tôi nhớ Nghiên Đề viết bài thơ

Chiều trong về phương Bắc

Mây trắng nổi bầng bầng

Binh pháp xưa đã dạy

Là nơi giặc đồn quân

Ta chợt nhớ đến ngươi

Nổi trôi về phương ấy

Chiều xuống rồi bạn ôi

Nhìn theo ta chẳng thấy

Ngựa nào trắng như tuyết

Vừa sài qua trời Tây

Thôi tối rồi đi ngủ

Trong mơ ước gặp mầy

Ngủ xong rồi vui chơi

Lòng có sâu tợ biển

Chỉ đứng lặng trông trời

Tết Mậu Thân đã qua , với mấy giòng thơ của tôi trong lời gởi cây bông vải

Giặc Bắc rút khỏi thành

Để lại nhiều xác thối

Uống café ở trước cửa tòa soạn Phổ Thông có tôi và Nguyên Vũ tác giả Vòng Tay lửa bán chạy nhất , Nguyên Vũ kêu lên

-Sao mầy gọi chúng là giặc Bắc

Tôi chưa kịp nói thì Trần Lam Giang đã hét lên

-Chúng nó là giặc chớ là gì?

Nguyễn Vỹ trên xe hơi mới mua đi vào tướng lùn và nghiêm nghị , ông cất tốt lúc phổ thông bán chạy nhất in 25 ngàn số ở nhà in Thư Lâm Ấn Quán , người thợ cả là Nguyễn Vương tức Năm Ô là người thợ trình bày báo đẹp nhất thời đó . Anh có làm thơ dân Sa Đéc sau này anh trình bày tở báo Nghệ Thuật của nhà ăn Mai Thảo , lúc này ca sĩ nổi tiếng là Anh Ngọc làm quản lý chi thu tiền bạc

Khi tôi nhớ bạn thì tôi vào chơi với H.Đ.Tâm và Bùi Ngọc Tuấn ở văn khoa có lúc nào đó một buổi sáng tôi khoác vai Bùi Ngọc Tuấn và chỉ đám mây trắng vừa bay qua trời đọc 2 câu thơ

Tóc bay khuất dãy ngân hà

Tuyệt với thấm mộng đêm là đêm xưa

Sau này 2 câu thơ đó in trong tập Nai và tặng cho cô Mỹ Linh là một phụ nữ đẹp tóc như suối huyền , là con nhà văn Thanh Tịnh , chúng tôi thường làm trong tòa báo nhật báo của Nguyễn Vỹ có cả bà Ái Lan nữ sỹ và ông Triệu Công Minh làm tổng thơ ký , báo được một thời gian rồi cũng tàn như Tết Mậu Thân

Đất nước sáng sủa trong thời đại Xuân Thu đầy loạn lạc , Bùi giáng một ngày nào đó đem vài bài thơ của Tuyết Linh đọc cho tôi nghe , có những câu

Chậm chậm chiều ơi về chi vội vã

Ta cô đơn chiều ghé xuống đây chơi

Lời gió dịu e làm ta sa ngã

Chiều ơi chiều chậm chậm chiều ơi!

Một nữ sinh xinh đẹp mà làm thơ thật trữ tình và tuyệt với. Từ đó tôi thường tìm báo nào có thơ Tuyết Linh để mà sưu tầm viết vào quyển thi ca VN hiện đại cùng một số tác giả tài danh khác như Nhã Ca , Tuệ Mai , …

Rất nhiều người đọc thơ Tuyết Linh lúc đó và rất yêu chuộng

Bùi Giáng đi dạy học ở trường Tân Thanh , có một giai thoại ông dạy văn chương nhưng không theo chương trình , ông chỉ dạy theo ý ông nhất là dạy luôn truyện Kiều

Đang lúc dạy ông bảo học sinh đứng cả dạy chào cờ , rồi ông lại bảo tất cả trai gái trong lớp đem dầy dép lên để cả trên bàn học và bàn giáo sử của ông

Ai cũng bảo Bùi Giáng khùng , đang học lại cho học sinh ra ngoài chơi cả. Kỹ sư Phan Út là giám đốc nổi giận nên không trả tiền

Bùi Giáng xuống nhà Phan Út đi thẳng vào bếp đập bể hết nổi niêu xoong chảo của Phan Út rồi bỏ ra về

Lúc đó ông có viết những câu thơ tiên tri về chiến tranh VN như sau

Những đứa em ngày mai chết hết

Khi tôi ra đời ngó xung quanh!

Quả nhiên một thời gian sau đó chiến tranh càng khốc liệt , cả hai miền giao tranh con số thương vong cho cuộc chiến đồi tranh đó có đến 15 triệu người . Đó là tội ác! Mà Bùi Giáng đã linh cảm được cho những người con đất Việt và ta tạm gọi là nội chiến !

Nhưng dân tộc chết điên đảo mà cảnh vật vẫn trường tồn

Hằng trăm năm gian khổ

Ngọn dừa lá vẫn xanh

Sao cày đêm vẫn tỏ

Biển vẩn vơ nhạc tình

Nhớ em buồn lắm đó

Đó là mấy câu thơ trên đường Kiên Giang Rạch Giá trở về SG thuở ấy

Tôi nhớ Tú Kếu Trần Đức Uyển nó hết lòng lo cho tôi từ lúc còn năm trong quân lao Gò Vấp cho đến lúc ra tòa án mặt trận

Tôi không ngờ một nhà thơ trào phúng vào bật nhất VN nó lại mất sau chỉ sau năm 1975 một thời gian

Đào Trường Phúc giờ ở Mỹ , nó viết truyện ngắn thật hay mà Trần Thanh Ngọc vẫn nhắc tới luôn với tôi . Tôi gặp Nguyễn Nghiệp Nhượng ở Pleiku trong lúc đi với Nguyễn Vạn Hồng , Tống Minh Phụng , Hồ Đắc Tâm và Phạm Quốc Bảo . Nhớ đến Hồ Đắc Tâm bạn thân với cả Trần Lam Giang bây giờ nó đã lãng tai , chống gậy đến nhà thăm tôi và khóc nức nở mặc dầu còn ở VN mà cả chục năm chúng tôi không hề gặp nhau

Chỉ có một lần trên xe về Sa Đéc đi thăm coi cầu Bắc Mỹ Thận có cả anh Văn Quang nhà thơ nữ lừng danh là Ý Nhi cùng xuống thăm Hồ Đắc Tâm lần đó mà thôi

Cuộc đời của những kẻ ở lại như các anh chàng thứ dân bèo bọt trôi nổi khắp nơi

Tôi gặp chị Hồ Điệp một lần chị bảo tôi

-Thèm ngâm thơ quá anh Kiệt ơi!

Thế rồi vài năm sau nghe nói chị vượt biên và đã chết đâu đó ở rừng rậm

Hề Khả Nặng gặp tôi kỳ đi cải tạo về tỏ vẻ hài lòng lắm . Còn Duyên Anh nghe nói cải tạo ở chung với Nguyễn Mạnh Côn

Cái chết đói khát của Nguyễn Mạnh Côn trong tù dường như có sự nhúng tay vào của hắn thật không ngờ!

Thời đại Xuân Thu mà! Ngày nào gặp Hồ Hữu Tường về từ Côn Đảo lúc này ông bận viết thuốc Trường Sinh đã được xuất bản một thế kỷ lầm than và loạn lạc lao tù đã chiếm hơn phân nửa đời người . Không ngờ răng cỏ rụng hết rồi không còn ngâm thơ thổi sáo gì được nữa

Thôi thì cứ làm thơ cho những nàng thơ là sự sống của đời mình , nên tôi viết

Mai ta về sao núi

Mà cất am tỵ trần

Vẽ hình nàng lên gối

Ngồi ngắm suốt mùa xuân

Mà than ôi! Xuân đã tới rồi , có về sau núi cất am được nữa đâu! Tôi ngồi nhớ đến cụ Lê Thương nhớ đến bài trường ca số 1 VN bản Hòn Vọng Phu và mng có ngày những đứa con từ xa xăm trở về đòi lại quê hương của chúng ta

Cũng có một vài người về ghé thăm như Thái Dương thuở nào còn trẻ h5oc hành với nhau, lúc về thăm mình nhìn mãi không ra , Xuân Thu cũng làm thay hình đỏi dạng bao người , Trầm Tử Thiêng ngày ấy chùng con cháu nhà ăn Lê Văn Thương chơi thân với Mặc Tưởng thì đã mất

Thùy Dương Tử hết những vần thơ ,

Lang thang hết tối rồi chiều

Nằm nghe năm tháng đìu hiu dưới trời

Không biết ở bên trời Âu Mỹ bạn bè còn lại và thương nhớ nhau được mấy người , có lẽ có một người đơn thương độc mã là Viên Linh liệu còn đủ sức để gánh vác bao nhiêu khổ lụy vì những trang báo Khởi Hành đến nay

Những câu chuyện và cảnh đời gây cấn nhất xảy ra trong thời đại này mà cụ Hồ Hữu Tường đã gọi là Tân Xuân Thu . Thế giới còn đắm chìm trong khói lửa mịt mùng càng ngày càng khóc liệt khiến những cuộc di cư càng ồ ạt náo loạn và thảm khốc hơn bao giờ , viết đến đây chợt nhớ đến Nguyễn Đức Sơn ở trên rừng như một nhà đại ẩn cũng bình an và kỳ thú biết bao

Xuân Thu trong đời người đã gần trọn cuộc , bao nhiêu vần thơ bao nhiêu người bạn kẻ mất người còn đến còn lại chỉ trên đầu ngón tay . Chiến tranh tàn khốc đãqua cuộc sum hợp tan dần như tiệc rượu tàn canh

Tuy nhiên hoa Hướng Dương vẫn nở , ánh mặt trời vẫn rọi vào cõi u ám nhất

Càng ngày càng sáng dần ra ta moong cho một thế giới hòa bình và sự bình an cho mọi người để cùng hưởng trọng cái Xuân còn lại cho đầy đủ nguồn Vui Sống như ngày nào nhà văn Bình Nguyên Lộc đã viết vậy

Tân Xuân Thu một thời để quên và một thời để nhớ chỉ còn lại thằng bạn văn chí thân là Đặng Phi Bằng xuất hiện cùng tôi từ hồi Văn Hóa Ngày Nay của cụ nhất linh vẫn là sống với nghề văn và dịch tác phẩn để bán cho nhà xuất bản . Hai thằng còn lại ngồi nhắc chuyện cũ từ 1975 Đặng Phi Bằng chạy kiếm cơm với nghề bán thuốc Tây còn tôi sau đó viết sách dạy võ để sống

Chúng tôi thường nhắc tới Kim Anh con gái Nguyễn Thị Vinh, thuở ấy cùng đi bán sách ở gần rạp Rex với tôi . Nói tới rạp Rex lại nhớ tới cô Hồng vợ Tạ Ký nhà thơ đã mất từ thuở ấy trong việc mưu tìm con đường vượt biển ở miền Tây

Xuân Thu một thời để nhớ để yêu thương bây giờ không còn nữa , cả đến thương xá Tax rồi đến chợ cũ cũng sắp được đổi thay thật là thảm họa trùng trùng để thành tựu cho chúng tôi những tác phẩm của thời đại mình và sống với nó cho đến trọn đời

Ở cuối bài này tôi muốn nhắc tới Phan Bá Thụy Dương , Phan Nhật Nam , hai người bạn đồng hành với tôi còn ở rất xa xăm mà lâu tôi không có tin tức. Nhất là Mai Vi Phúc nó bệnh đã nhiều lần nào về VN cũng ghé tôi và mang đi bài viết hằng ngàn trang trong tù của tôi nói đem qua Tây Đức để in ấn gì đó

Nói đến trong tù tôi nhớ tới Trần Dạ Từ đã có gắng im lặng để giúp đỡ tôi trong lúc tôi đã kiệt sức khi làm ở đội làm ruộng trên núi ở trại gia trung

Tôi kết thức bằng cái tình bằng hữu thương nhau vô bờ bến đến họ , nào là Thái Dương , Tuyết Linh , Bùi Ngọc Tuấn, Ngô Xuân Hậu, vợ chồng họa sĩ Bé Ký , Nhã Ca , Minh Đức , Hoài Trinh ở Âu Mỹ và những người nổi tiếng đã mất ở VN như Anh Việt ,Thu Dương , Nghiểm Mậu , nhất là Lê Văn Trương và ông Nguyễn Vỹ , cụ Hồ Hữu Tường và Nhất Linh

Đây là bài thơ mới nhất của Tuyết Linh

Bao năm vẫn tự ru mình
Với thơ hoa mỹ với tình tự hoa.
Cõi người mưa nắng phôi pha
Cõi tôi bến vắng, thuyền xa mịt mùng.
Tôi đi những bước vô cùng
Về xem trời cũ chập chùng sương vây.
Nụ cười, thôi, gửi ngàn mây
Tôi thu tôi lại giữa ngày biệt tăm.
Thế là một cõi xa xăm
Thế là một cõi trăm năm đi về !

 

TL 28/5/17

 

Thơ TTK

Mai ta về sau núi

Mà cất am tỵ trần

Vẽ hình nàng lên gối

Ngồi ngắm suốt mùa Xuân

                                                                                    TTK

 

662-23-06-17-FRI- BAO NVNBP - LONDON - MOON SUN BY NAMNHIEN

NGUOIVIETNAMBONPHUONG-WORLDTIANS

 DAIVIETTHAN DAO-VIETTIANS

 23-06-17- FRIDAY – THU SAU

NANG MOT NGAY

GIO LAY LAY

 CHIM TROI BAY

TUNG CANH MONG

 NGUOI XA TRONG

 CHO VOI VOI

SUN ALL DAY

 WIND THROUGH LIGHT

WILD BIRD FLIGHT

 YOU FAR WAIT

FOR LONG TIME

 

Ngày tặng quà (tiếng Anh: Boxing Day) là ngày sau ngày Giáng sinh, thời điểm mà những người được yêu thương sẽ nhận quà, với tên gọi "Hộp quà Giáng sinh" từ người yêu của mình. Ngày nay, "Ngày tặng quà" là một ngày lễ công cộng hoặc ngày nghỉ của ngân hàng diễn ra vào ngày 26 tháng 12. Nếu ngày này trùng ngày vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật thì có thể ngày thứ Hai sau đó sẽ là ngày nghỉ công cộng, tùy thuộc vào luật pháp quốc gia hoặc khu vực.[1]

Ngày tặng quà có nguồn gốc từ Vương quốc Anh và được công nhận ở Úc, Canada, New Zealand, và Ireland. Tại Ireland, và ở Vương quốc Anh nó được công nhận là Ngày thánh Stephen hoặc ngày của Wren (tiếng Ireland: Lá an Dreoilín). Thánh Stephen là vị thánh hộ mạng cho các con ngựa, cho nên ngày này còn được liên kết với việc đua ngựa và săn chồn.[1]

Nam Phi, ngày tặng quà được đổi tên thành Ngày của thiện chí trong năm 1994. Trong lịch sử, nó được tổ chức vào Ngày thứ hai của Giáng sinh (2 Weihnachtsfeiertag.) tại Đông Đức cũ. Mặc dù một đạo luật tương tự - Đạo luật về ngày nghỉ lễ ngân hàng 1871 - ban đầu thiết lập ngày nghỉ ngân hàng trên khắp Vương quốc Anh, một ngày sau khi Giáng sinh đã được định nghĩa là tặng quà ở Anh, Scotland và xứ Wales, và ngày lễ của Thánh Stephen Ireland Một kỳ nghỉ ngân hàng thay thế cho ngày 26 tháng 12 chỉ có thể ở Bắc Ireland, phản ánh sự khác biệt pháp lý trong ngày đó của Thánh Stephen không tự động chuyển sang ngày thứ hai trong cùng một cách như Boxing Day.

Tại Canada, ngày tặng quà được đưa vào Bộ luật lao động Canada là một ngày tùy chọn. Chỉ có tỉnh Ontario quy định đây là một ngày nghỉ bắt buộc theo quy định và người lao động được nghỉ có lương.[2]

Boxing Day is a holiday celebrated the day after Christmas Day. It originated in the United Kingdom, and is celebrated in a number of countries that previously formed part of the British Empire. Boxing Day is on 26 December, although the attached bank holiday or public holiday may take place either on that day or two days later.

In the liturgical calendar of Western Christianity, Boxing Day is the second day of Christmastide,[1] and also St. Stephen's Day.[2] In some European countries, notably Germany, Poland, Belgium, the Netherlands and the Nordic countries, 26 December is celebrated as a Second Christmas Day

There are competing theories for the origins of the term, none of which is definitive.[4] The Oxford English Dictionary gives the earliest attestations from Britain in the 1830s, defining it as "the first week-day after Christmas-day, observed as a holiday on which post-men, errand-boys, and servants of various kinds expect to receive a Christmas-box".[5] This is mentioned in Samuel Pepys' diary entry for 19 December 1663In South Africa (a former British colony) as recently as the 1980s, milkmen and garbage collectorsChristmas.

The European tradition, which has long included giving money and other gifts to those who were needy and in service positions, has been dated to the Middle Ages,

to the Feast of Saint Stephen St. Stephen's Day, or the Feast of Saint Stephen, is a Christian saint's day to commemorate Saint Stephen, the first Christian martyr or protomartyr, celebrated on 26 December in the Latin Church and 27 December in Eastern Christianity. The Eastern Orthodox Church adheres to the Julian calendar and mark St. Stephen's Day on 27 December according to that calendar, which places it on 9 January of the Gregorian calendar used in secular contexts. In Latin Christian denominations, Saint Stephen's Day marks the second day of Christmastide.[1][2]
 
 

No comments:

Post a Comment