Saturday 24 June 2017

24-06-17- SAT- Trường phái thơ của TRAN TUAN KIET !!!VAN THO 5.000 YRS - LICH SU 5.000 YRS - DAI VIET

Cầu nguyện
Tóc mềm như sợi tơ trời
Dáng thu ngày ấy hoa trôi theo giòng
Tình buồn man mác hư không
Thùy dương rủ bóng bên sông lạnh lùng
Đêm dài sao mắt hoài mong
Chờ ai em đợi mòn lòng mắt xanh
Tóc mềm tóc xõa chiều sương
Nhớ nhung em đứng trên nguồn sầu xưa
Tình cờ em đến trong mơ
Cung đàn lỗi nhịp bài thơ độ nào
Tình buồn gởi với trời cao
Cho tôi lại gặp khách đào nguyên xưa

Trường phái hiện tượng luận là nét chính của nghệ thuật, thơ của TTK (Em Hát)
Tư tưởng và trường phái triết lý qua thi ca TTK căn bản từ hiện tượng luận mà ra đồng thời kết hợp với triết lý duy Mỹ ca ngợi nét đẹp của trần gian là chính vì thế trong thơ có muôn vàn tia sáng chói lọi lấp lánh như ánh sáng thanh bình tỏa ra khắp nơi trần thế, thơ kết hợp từ không gian huyền ảo đến trần gian muôn màu đua tinh thể thi ca lúc nào cũng vươn lên hình nhi thượng của trời đất giao hòa nên TTK gọi thơ là “Em chủ vườn hoa hạnh của trời”
Trời (Thiên) đất (Địa tượng trưng vẻ đẹp là cội đào) rừng sao và cội đào liên kết giao hòa để cho chân lý xuất hiện là tiếng hát trong rừng sao hiện tượng của trời đất, trời đất giao tình để cho con người có cái động lực sinh hóa vũ trụ ấy mà được hồng ân của tạo hóa
Nhưng cái định mệnh của trời đất cũng xuất hiện theo cái hồng ân của tạo hóa là chợt mùa đông tuyết phủ cả trời đất bỗng bao trùm lên cái định mệnh Tuyết phủ như thế giới chiến tranh chẳng hạn làm tan biến tất cả và lúc đó Em, Nàng Thơ, Cô chủ vườn hoa Hạnh của trời cũng trở về thái không tịch mịch.
Đó là thảm họa của con người trần thế. Thảm họa bất thường không ai ngờ bvà ngăn chống lại được và biến mất luôn cái vẻ đẹp vô cùng, cái phúc lớn của nhân loại , biết tìm em phương nào. Tiếng thơ isêu hình lời thơ siêu thực chân chính không có trường phái nào cả, cả đến hiện tượng luận , siêu thực hư ảo , toàn nhiên, đạo là thơ, thơ tải đạo nhập vào càn khôn vũ trụ vạn vật mà tiến hóa đi mất
Và lúc đó điêu linh , hiểm họa vô cùng xảy ra không ngờ làm hoang phế điêu linh của thế gian và con người đời!
Cõi người ta sẽ phải trở cái cái lỗ đen vô tận đó nếu không còn tinh thể của vũ trụ vạn vật là Nàng Thơ, Là cô chủ vườn hoa Hạnh của trời, vườn hoa Hạnh và tiếng hát sự xuất hiện ánh sáng vĩnh cửu đó cứu cuộc đời vốn dĩ vô thường như lời đức Phật bảo hay là triết học  Hư Vô của Tây Phương trong suốt 30 thế kỷ và khi có tiếng hát ó cô chủ vườn hoa Hạnh của trời xuất hiện trở lại cõi đời mới có ánh sáng , lẻ đẹp trần gian trường cửu nên Bùi Giáng viết Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư không là thế.những khuynh hướng trong thi ca TTK
Triết lý chỉ duy nhất hoặc hoằng viễn cao sâu hoặc trở về với cuộc sống bình thường còn thi ca thì có nhiều khuynh hướng, có nhiều tư tưởng nghệ thuật sáng tạo của nhà thơ và phải đạt tới tinh thể của nghệ thuật. Những khuynh hướng này tùy theo dạng tuổi tác, liên hệ với các trường phái sẵn có từ trước hay mới xuất hiện cũng theo thứ tự thời gian , tuổi tác và định hình ở khả năng sáng tạo nghệ thuật.
Tuổi trẻ TTK học làm thơ với Đồng Tân, dạy TTK làm thơ vả chỉ bảo làm sao nguồn cảm hứng được viết nên vần điệu mới và các phong trảo thơ mới thơ siêu thực và tượng trưng lúc còn ngồi ghế học đường ở Tân Thanh có cả Thiên Giang và Tam Ích, Trịnh Chuyết sử gia khi làm thơ chịu ảnh hưởng trường phái thi sơn về thuở hồng hoang lịch sử nhân loại như mê hồn ca của Định Hùng TTK viết thi phẩm cuồng loạn (17-18 tuổi)
Chịu ảnh hưởng Đinh Hùng, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử (giòng thơ thi sơn cuồng loạn rừng rú thuở bình minh lịch sử)
Chịu ảnh hưởng sự nghèo đói cùng khổ bệnh hoạn của H.M.Tử viết bài thơ (Tỉnh Bất diệt) và than thân trách phận đồng thời có tư tưởng xã hội của Tam Ích Thiên Giang bắt đầu quật cường với bài thơ trường ca, chiếc bị mù sương đăng ở báo Sống (Hội Nạn nhân C.S) của Lưu Hùng và Duy Sinh lúc đó có Trần Dạ Từ ký bút danh Hoài Nam …
Gặp Trần Dạ Từ họa sỹ vị ý Thanh Hữu nhà thơ dân tộc có câu thơ nổi tiếng nước VN cong cong hình chữ S
Tản Trung Hoa đè xuống sập công mình giao du với Thanh Hửu từ Bắc vào với nhóm Đàm Trường Viễn Kiến, Nguyễn Đức Quỳnh nghe và gần Thanh Hữu người có tài ngâm một mình cả vở kịch Kiều Loan của Hoàng Cầu, TTK bắt đầu có khuynh hướng làm thơ dân tộc và cuộc sống phiêu du trong thơ như ngoài đời như một lãng tử bụi đời, thơ cũng thế qua các bài Hành Lý chiếc bị mù sương, Hy Sinh
Khoảng 58-59 cùng với Bạch Lộ chương đình thu(giúp đỡ Kiệt hằng ngày)
Hàn giang Dương Thành Long
Anh Mẫn hiệu Giang Châu ở xóm củi
Ký tên Sa Giang lập nhóm Tam Giang với các bạn này
Trong lúc đó Kiều Thệ Thủy lập ra nhóm hoa mười phương (thơ)
Khi bắt đầu quen biết Nguyễn Vỹ và đăng thường ở báo Phổ Thông , TTK làm thơ theo trường phái Bạch Nga từ 2 chữ 2 vận 2 cước đến 12 chữ …. Thực ra là làm để chìu lòng Nguyễn Vỹ để hướng ra trường phái Bạch Nga từ tiền chiến nhóm Bạch Nga lấy Phổ Thông làm cư cứ địa phổ biến thơ Nguyễn Vỹ là chủ soái có bà Tuệ Mai , Phương Đài, Thu Nhi, Phương Duyên, Ngọc Hân, Nguyễn Thu Minh và vợ là nữ sĩ ở Pháp là Minh Đức Hoài Trinh ... Và đại tá Nguyễn Tuấn Phát (người thầy thuốc)
Đăng thơ cùng lúc ở Văn Hóa Ngày Nay Nhất Linh đặt cho cái hiệu là Lan Sơ Khai đăng bài Bá Nha Tử Kỳ truyện thơ theo sự tích cổ và bài Đàn Thu viết theo thể loại tượng trưng
ở báo Phổ Thông đăng bài Tình bất diệt về chuyện cô giáo Minh và tác giả ở Phan Thiết như loại thơ Hàn Mặc Tử đầy tuyệt vọng và oán trách tình đời, bài thơ bị gia đình ô giáo Minh ở Cần Giuộc đòi kiện gây sôi nổi nhất trong các nhà thơ trẻ vì viết rất đau thương và rất dài cả trăm câu đó cũng là loại thơ đau thương , lãng mạng có nét ít nhiều của tôn giáo và chủ nghĩa hư vô có cả tính chất xã hội của bài thơ.
Đồng thời đăng trên báo Sống của Phạm Giật Đức (làm Tổng Thư Ký) các bài lãng mạng và tranh đấu Tam Ích hằng ngày dạy TTK làm thơ có nhạc tính , tượng trưng , ở tại nhà ông ở đường Ngô Tùng Châu đường ra ngã 6 Sài Gòn.
Từ ngày có báo Tân Phong của bà Nguyễn Thị Vinh TTK viết những bài thơ có nhiều nhạc tính như các bài thơ của Hoàng Cầm, nhất là Nguyễn Hoàng Quân (Bài trăng Minh Hà) bài thơ điệu trầm bồng ngôn từ tiết tấu đầy nhạc tính là bài Sa mạc ca …
Quen với Bình Nguyên Lộc , viết bài dướt Phật đài và bài người Ấn Độ già nổi tiếng. Thất tình quên cả người mình yêu lúc đó. Ăn chay 6 tháng và chép tất cả các bộ kinh Phật, sau thỉnh thoảng làm thơ có nét tư tưởng của Phật
Từ ngày có sách Nieztsch, Sartre và các nhà tư tưởng hiện sinh TTK chuyển qua thơ theo lối siêu thực mới và quan trọng là bài thơ Tự Tả viết theo tinh thần Hiện Sinh Vô Thần bài này 2 trang đăng ở báo Văn Trần Phong Giao
Đầu tiên làm báo viết báo có tờ Ngàn Khơi của vợ chồng Nguyễn Hữu Đông và Trần Dạ Từ Nhã Ca, nhóm tuổi trẻ Tú Kếu Trần Đức Uyển, Nguyễn Thụy Long Trần Tuấn Kiệt Trần Áng Sơn chơi với nhau nên người ta hay gọi là ba nhà họ Trần (Từ , Kiệt, T.Đ.Uyển)
Học quốc gia âm nhạc làm các bài thơ nhạc tính và làm truyện thơ Bá Nha Tử Kỳ đăng ở báo Văn Hóa ngày nay của Nhất Linh loại sử thi
Sau đi chơi thân với Bùi Giáng dạy trường Tân Thanh, và từ từ bỏ lối thơ cũ viết theo siêu thực và cổ thi
Hết tập niềm hoan lạc thần linh và ngục tù theo lối cổ phong thơ xưa nhất thời cổ đại của Tr.Q và VN ông tổ thơ nhân loại Khuất Nguyên, thơ lúc đó chưa có luật như một bài ca cuối có chữ Hề!
-Thơ TTK chịu ảnh hưởng và thực hiện tất cả mọi trường phái khi in tập này (1963) siêu hình, sử thi, cổ phong, tượng trưng, hiện thực xã hội, siêu thực mới
-Nai (1964) hiện sinh chống lại duy lý hủ nghĩa tôn thờ khoa học một cách mù quáng, đánh lạc hết sự thần bí và thiên nhiên đã phá chiến tranh và tội ác của lớp người dùng khoa học máy móc tàn phá thiên nhiên
-Bài ca thế giới thực hiện chủ nghĩa đại đồng nhân loại theo tinh thần của Hoelderlin Mark sự hiện hữu của con người hiện diện trước cuộc đời và thế giới
-Cổng gió lúc chơi thư từ với các bạn ngưởi Hy Lạp 2 cô gái Hy Lạp gởi cho mình 1 tấm hình chụp đứng ở dưới cổng Hoàng Gia có Jupe hay xòa tung thật đẹp nên viết tập này kỷ niệm với 2 người đó, và một số thơ siêu thực phản phục siêu hình …
-Triều Miên ngâm khúc trường ca như bản kinh ầu cho trẻ thơ, viết về sự bất hạnh của Trần Triều Miên đứa con trai đầu lòng mất 4 tuổi
Thơ gồm 990 câu để nói lên đời không bao giờ toàn vẹn cả.
-Lời gởi cây bông vải (viết theo lối tượng trưng và siêu hình Đông Phương, còn gọi là trường mộng siêu hình (giải nhất 1969)
Sau này còn có 27 tập thơ khác chứa đựng toàn bộ cá khuynh hướng của văn học hiện đại thi ca mới và siêu thực mới
-Thi phẩm thái hằng (gồm toàn bộ hệ thống thi ca sau 75) nói về cái uyên nguyên của tồn thể, cái tinh thể của thi ca
-Quán cơm chiều (viết cho Tuyết)
Lúc làm bạn với Tuyết viết đậm về Hồng Ân tạo hóa cho một người thiếu phụ tên là Lan -ở Đà Lạt thi phẩm Mộng Tưởng người đạo thiên chúa
-Lúc gặp Thiên Hương mẹ Dũng viết tập thơ trữ tình theo tinh thần huyền ảo trữ tình
Tôn nữ Minh Diệu ở Củng Sơn Phú Yên viết thi phẩm
1/ Nàng tôn nữ (vài trăm bài)
2/ Nàng tôn nữ( song thất lục bát)
(các bản này thất lạc từ lâu)
Đó là loại thơ thể loại cung đình viết cho người con gái đẹp nhất Phú Yên tên là Tôn Nữ Minh Diệu
-Thái hằng thơ viết về sự hình thành dân tộc Việt có tinh chung nhân loại tính
Đó là loại thơ huyền thoại lịch sử nguyên lý vũ trụ hiện ra uyên nguyên của lịch sử nối dài với trường phái trường mộng siêu hình thơ  Bách Việt là Khuất nguyên
Tính chất thi ca có sự quan hệ mật thiết đến đời sống của gia đình xã hội dân tộc và lịch sử đương thời
-Trở về nguồn cội lịch sử huyền sử dẫn đến thời đại ngày nay phàn kháng lịch sử bạo quyền tội ác và kết nối đại hồng đồng tinh thần triết học đạo học từ thần bí đến lịch sử đấu tranh tự do nhân quyền vài thể nghiệm tương ứng với các thi tài thế giới như Jacques Prevert , Audre Preton, Edgar Poe, Andre Chénier, Tagore, Trần Tử Ngang, Lý Bạch Đỗ Phủ
-Loại thơ biên tái có bài ta lên miền biên giới hạ Lào
-Loại thơ chống chiến tranh tả thự (đốt than)
-Ngồi nhậu ở bến Chương Dương nội chiến
-Loại hiện thực đấu tranh có Đêm
-Ngạo thuyết Hoài Nghi – Hoài Nghi
-Trở về nguồn cội thiên nhiên
Cung điện vĩnh hằng
Một thoáng mơ hoa
Thi phẩm trữ tình (mới 2)
Nghịch hành
Tia chớp hoàng hôn
Các bản trường ca thần bí
Làn chớp (5 ngàn câu) thơ xuôi
Trăng khuê các (tình yêu thiên nhiên)
-Trường phái Cửu Long – viết về quê hương Cửu Long
-Hồng hạc – viết cho mẹ và Sa Đéc
-Lạc đạo thi (viết cho Hạc)
Trữ tình và siêu thực lẫn lịh sử hiện đại tinh thần hiện hữu trước lịch sử
Thơ khuynh hướng hoài cổ trào lộng mình và trào lộng chống lại thuyết Hoài Nghi
(Trương Lương Hạng Võ)
-Ngạo thi – kêu ngạo trước vấn nạn C,S quan niệm về chiến tranh VN là tranh đấu cho tự do nhân quyền chống Mark và chuyên dính độc tài.

Kết luận
Tất cả thơ TTK lúc mới bài thơ đầu qua tất cả tác phẩm đã sáng tác – 27 tập thơ đó đa hình đa dạng đa khuynh hướng của nỗi đời và tư tưởng đông tây cổ kim tất cả các thi bàn đó được điều hòa kết hợp lại thơ TTK là một khuynh hướng mới của trào lưu sáng tác hiện tượng luận đầy ánh sáng muôn màu sắc của trần gian của tư tưởng hiện đại là hiện tượng luận của Duy Sinh trên toàn cầu sau đệ nhị thế chiến đã trở thành bản chát mới gây chấn động khối triết học hiện sinh trong thế kỷ vừa qua
Và chân lý chiếu rọi tỏa sáng khắp nơi để gieo rắc cái đẹp cho trần gian đó cũng là tiếng hát của cô chủ vườn hoa Hạnh của trời và đó chính là yếu tính tư tưởng hiện hữu qua tinh thần thơ của TTK từ lâu nay và cũng vì thế mà hứng sáng tác của TTK dù viết trên 10 vạn bài thơ cũng là chưa đến đâu vào đâu cả vì nguồn cảm hứng đó là ở trời là do xuất hiện từ muôn màu sắc khôn cùng của tạo hóa đó là ánh sáng là chân lý vĩnh hằng, những bài thơ ngắn của TTK cũng như loại thơ ngắn , 3 câu, 4 câu của ông cha chúng ta viết từ cổ thi cho tới Trần Tế Xương, Bùi Ưu Thiên … mà TTK gọi là thơ ngắn hoặc thơ nhỏ đó chuyển chở muôn màu sắc của vũ trụ và con người nó đạt tinh thể và trở thành thơ của trào lưu mới V.Nam cả Bùi Giáng và TTK tiếng thơ siêu thực siêu hình trường mộng siêu hình hay mọi khuynh hướng khác mà các cụ xưa gọi là thơ của Bề Trên nó bao la vô tận như trời đất buông thả chân lý vĩnh cửu xuống cõi trời khác với thơ Hai Kai Tan Ka của Nhật một trời một vực dù người đó là BaSho đi nữa cũng trở nên tầm thường trước phong trào , xu hướng H.T.Luận này cả ông bạn Phạm  cũng sai lầm như Đinh Hùng thuở trước coi thơ Kiệt ảnh hưởng từ thơ Nhật
 Coi thơ TTK như là thứ thơ lãng mạng cần phài tiêm vào đó chất đấu tranh đòi tự do dân chủ cho đất nước ngày nay thành ra chẳng khác nào chỉ nhìn thơ Kiệt ở khía cạnh xã hội hiện thực mà thôi.

Các chủ đề thơ
Những giòng thơ đã thể nghiệm
Thời trẻ thơ tình cảm về sự mất mát cha mẹ kiếp mồ côi hè phố giang hồ
Thơ lãng mạng và tượng trưng (Đàn Thu)
Thơ trữ tình viết cho người yêu (thi phẩm trữ tình_
Thơ hiện thực xã hội (Bà già lượm củi)
Thơ có tính cách tiên tri (Bến tàu khuya)
Thơ tôn giáo , thời trẻ (Người Ấn Độ già)
Dướt Phật Đài , Tình Bất Diệt (tu khổ hạnh)
Thơ lịch sử, Trương Lương như Kinh Kha VH
Thơ thi sơn, cuồng oạn, (Như Đ.Hg` MHCa)
Thơ thời thế (ngồi uống rượu)
Thơ nhạc tính , sa mạc đi (Tân Phong)
Thơ tượng trưng (tập Cồng Gió)
Đàn thu dăng V.H.Ng.May
Thơ có tính chất tranh đấu cứng mạnh theo hiện thực xã hội (Đêm) buồn vọng trăng XQN.Đền Cồ
Thơ kiêu bạc (tự tả)
Đám cháy - tả thực
Thơ siêu thực mới
Lụt - 60 lại 1 lần
Thơ siêu hình
Thơ nội chiến , chiến tranh , (tập lời gởi cây)
Thơ trong tù và theo cổ thi, cồ phong, (Niền H.Lạc)
thơ ngắn , cô động đạt tới tinh thề nghệ thuật
thơ lục bát siêu thực (bến ngựa)
(em đi bước lạc đà)
Người về đồi cát
Thơ tả chân chiến đấu – đêm
Thơ trào lộng (mùi tả đạo)
Thơ làm cho Sa Đéc và mẹ ( đủ tính chất hồng Hạc)
Thi ca tư tưởng
Nghịch Hành, Thái Hằng, Tia Chớp Hoàng Hôn, Thơ Hiện Hữu( Mục tử ca)
Thơ có chất cổ thi(ta đi MB giới hạ Lào ) có chất tả hiện thực đồng lũy chiến tranh
Thơ viết cho 2 cô gái Hy Lạp – Cổng Gió
Thơ siêu thực (Nai)
Thơ viết khóc con (Tr.M.Ng.Khúc)
Thơ trong tù (N.H.Lạc Th.Linh và ngục tù) Q.Gia
Thơ tù C.S
Truyện thơ, Bá Nha Tử Kỳ, Trương chi
Thơ ký sự, đủ tính chất (4 màu tý)
Thơ nói về bằng hữu, khóc bạn M.Tưởng , Thùy Dương Tử , Nghiêu Đề
Thơ tả cảnh, thơ viết về thiên nhiên
Thơ lịch sử hiện đại, giòng sông thị nghè
Thơ cho tình yêu Lạc Đạo Thi, Mộng Tưởng,Quán cơm chiều
Thời thế , xuân thu, tự trào lộng
Thơ hoài cồ, hoài niệm, tình xuân vạn cồ
Thơ ca tụng thần đạo
Thơ viết theo tư tưởng , Bạch Vân, thượng đế, lạc đà
Thơ thần linh (Làn chớp)
Thơ chống văn minh cơ giới (Nai)
Thơ siêu hình (lời gởi cây bông vải)
Thơ ngắn mục đồng, tiếng hát, trăng, mục tử ca
Thơ viết về cửu long giang và đồng ruộng thiên nhiên con người Nam Bộ miền Tây
Trường ca đất (đăng ở Nghệ Thuật)
Siêu hình đ.ph
Thơ viết điệu Hoelderlin , bài ca thế giới sự hiện hữu hiện diện
Đặc biệt thơ lục bát ngắn mà có âm hưởng theo điệu trường ca, xa (Nai)
Tinh thể nghệ thuật (hát thầm)
(siêu hình đông phương)
Thơ trữ tình ca gợi vũ trụ thiên nhiên
Thơ luôn xuất phát vượt mọi biên giới con người.
Hệ thống hóa thơ, thái hằng
Lịh sử hồng hoang
Khai thiên lập địa
Căn bản của đời sống (bánh nếp)
Thơ trào lộng (hoài nghi) tự tả
Chủ tg hoan lạc
Lao tù
Cành hoa bụp nở đót cháy hư vô
Ngồi hong nắng chiều
Thơ vĩnh cửu , cung điện vĩnh hằng
Ngợi ca thế giới hiện hữu (bài ca thế giới)
Sự khởi đầu uyên nguyên của tư tưởng
Thơ nghịch hành (đối lại thế giới bình an)
Trường mộng siêu hjình
Xưa kia ta bước lên đường
Trăng ơi ngủ với hồn ta
Siêu thực mới, chống chiến tranh (trăng ơi ngủ với hồn ta đầu hôm nghe vọng tiếng gà bình minh)

Những tập thơ tình
1 – Thơ Trần Tuấn Kiệt đề tặng X.Hương sau là bà cả mẹ của Triều Miên và các cháu (1963)
2 – Sau có viết tặng cho Hương Sa mạc mấy bài thơ khác
3 – Thi phẩm Nai viết tặng cho Mỹ Linh con gái ông Thanh Tịnh (1964)
4 – Bài ca thế giới có ý viết cho cô Bạch Vân lúc đó ở Phan Đình Phùng
5 – Cổng gió viết cho 2 cô gái Hy Lạp (lúc ở nhà Nguyễn Xuân Hòa đi học ở trường Tân Thanh) vì trao dồi tiếng Anh nên có thư từ qua lại một thời gian. Sau đó 2 cô đòi qua thăm mình ở VN nghĩ mình cơm không có ăn đủ 2 buổi nhà ở đậu không biết bị đuổi từ lúc nào nên làm thinh luôn không trả lời thư. Tuy nhiên có hình ảnh 2 cô gái Hy Lạp chụp dưới vòm cổng Hoàng Cung rất đẹp nên cảm hứng viết Cổng Gió
6 – Triều Miên ngâm khúc viết sau khi con Trần Triều Miên qua đời trên 4 tuổi
7 – Lúc này viết tập 1 bộ 4 truyện thời chiến Mê Cung , quốc gia cấm vì đả phá chiến tranh
Màu kỷ niệm , Tiếng đồng nội viết theo hiện tượng luận và siêu thực, đề nghị hạng nhất về truyện nhưng ban giám khảo anh Nguyễn Mạnh Côn ghé nhà đề nghị nhường cho Đỗ Tiến Đức ( Má Hồng ) nên đồng ý vì đã có tin chiếm giải nhất về thơ ( lời gởi cây bông vải )
Sa mạc lan dần , Mê cung, Màu kỷ niệm, Tiếng đồng nội ( đều bán bản quyền cho Khai Trí, nhưng không in được các quyển truyện này Mê cung bị cấm
Sa mạc lan dần viết kể sự lan nhanh của phong trào CS ở miền Nam
8 – a/Nàng tôn nữ ( song thất lục bát – Cô Hồng Vân có ngâm trong chương trình nghệ thuật truyền thanh
b/ Nàng tôn nữ ( bài trăm bài ) viết cho tôn nữ Minh Diệu người đẹp Phú Yên Củng Sơn vào Sài Gòn coi phòng trà , quán café ở Ph.Đ.Phùng bìa do Nguyên Khai vẽ tập này bán cho Minh Tiền Giang xuất bản
9 – Lời gởi cây bông vải viết từ cảm hứng đi đảo Phú Quốc với Hải Quân đề đốc Trần Văn Chơn ( lảnh khinh tốc đỉnh ) và lúc đi Pleiku với Phạm Quốc Bảo, Phan Minh Hồng ( Cung Văn )
* Chú ý: đọc 4 bài viết về “Lục bát quốc thi VN” để rõ quan điểm về thơ Việt của TTK
10 – Mạch hồn tôi, Tình bất diệt viết cho cô giáo Minh dạy Pháp văn ở Ban Mê Thuột quê ở Cần Đước gặp nhau trên chuyến xe lửa từ nhà ga Sài Gòn đến Phan Thiết (1954)
11 – Các tập viết riêng
Thái Hằng ( hệ thống thơ sau 75)
a/ Đại tấn khúc thiên nhiên
b. Nghịch hành
c/ Cung điện vĩnh hằng
d/ Thi phẩm trữ tình , cho mẹ Dũng Thiên Hương và cô Lệ Thị Ánh Tuyết ở  một người giai nhân góa chồng
e/ Quán cơm chiều , cho Tuyết quê Bến Tre
f/ Một thoáng mơ hoa tập 3 quyển thơ viết cho  Tuyết
g/ Sử thi
h/ Thi phẩm trữ tình
1/ bán 1000 quyền tự in cho nhà Khai Trí, nay đã hết sách không còn giữ
k/ Hồng Hạc thơ viết cho quê quán Sa Đéc và mẹ Nguyễn Thị Hay.
Thi tuyển trên 300 bài thơ ngắn
Mục tử ca 1 số cũ trước 75 và sau 75 phần nhiều mới, ý hướng đấu tranh
Làn chớp, thơ siêu hình có tính chất thần đạo VN có hơi hướng như kinh Koran của đạo Hồi
Thơ chiến đấu gần 300 bài chưa in
Những tập thơ nhỏ gởi cho nhà H.H.Thủ đã thất lạc
Tia chớp hoàng hôn một vài bài nhớ Tuyết mà viết lại hình ảnh Tuyết trên vệ đường ngồi bán quán cơm chiều và những suy tư khác
Coi lại phần 4 bài viết về thơ lục bát
Quốc thi, Thơ Việt, Thơ lục bát của giới quí tộc…

Đọc kỹ các bài viết thơ lục bát đó là quan điểm chính yếu nhất về trường phái thơ dân tộc VN, tồn tại phát triển liên tục qua ca dao tục ngữ truyền miệng đến sáng tạo từ mấy ngàn năm qua. Lục bát là loại thơ chính thống của văn hóa Việt cho nên gọi là Quốc thi quan trọng hơn tất cả các loại du nhập ở Tàu ở Nhật hay cả Âu Á Châu, vừa là loại bất tử tính của người làm thơ Việt.


 thơ của TTK 

NHỮNG BÀI THƠ NGẮN
                                   ( Trần Tuấn Kiệt viết gửi Tuyết Linh)

GIẤC MƠ HUYỀN THOẠI

Con đường vào thăm thẳm
Đưa anh gần bên em
Con đường nào xa vắng
Đến lâu đài huyền thiên
Giấc mơ hồng êm ái
Gối kề gối hồng nhung
Cuộc tình nào mãi mãi
Ôi giấc mơ tương phùng
Ta đi về chốn ấy
Bên cửa ngôi rừng tùng
Hoa vàng rơi lạnh giá
Trên từng tảng tuyết đông
Mồ hôi nào lả tả
Hơi thở nào vô cùng
Cuộc tình nào hữu hạn
Như một cánh phù dung
Ôi lâu đài huyền thoại
Cất cánh đôi tiên đồng
Một trời đầy hoa tuyết
Một trời đầy hoa hồng
Bài ca tình bất tử
Đưa gió thổi về em
Tóc quyện chiều thương nhớ
Tóc xỏa lên vai mềm.

TÌNH  YÊU

Ta còn lại chút thương yêu
Gió mưa tơi tả ngày xiêu mộng hờ
Thương em xao xuyến bao giờ
Trăm năm hò hẹn ước mơ đã nhiều.

ĐÊM BỆNH CHÀM DẤY

Tuổi già bệnh dấy triền miên
Một đời nhớ lại sai lầm mấy phen
Thanh lưu cửa động đầu non
Muốn lên tu tỉnh thân hèn cam tâm
Bước đi một bước chân run
Nhớ quê Sa-Đéc hồi hương được nào
Mười năm một chỗ ngồi cao
Sương giang mù mịt lối vào tử sinh!

MÙA ĐÔNG KHẮC NGHIỆT

Nhạn sầu cỡi sóng đêm trăng
Khúc ca sầu nhạn rét băng một trời
Đảo hoang sóng vỗ bồi hồi
Rêu phong cửa động gót người trần gian
Nhớ thương đuổi gió thu tàn
Mây trời giăng mỏng mấy hàng lệ sa
Nhạn sầu tiếng gọi thiết tha
Huyền không gió lộng ngàn hoa trên ngàn
Mắt em lệ trắng thời gian
Cho mi xanh thắm vội vàng chớm đông
Nhạn xa réo gọi mây hồng
Thương đời hư ảo lỏng vòng tay thơ!

VẦN THƠ ẤM MÙA ĐÔNG

Trời chiều bỗng trở lạnh
Đốt lửa hâm vần thơ
Lửa bập bùng đêm tối
Ánh sáng rọi hư vô
Tiếng ai từ vạn dặm
Bóng ai như mơ hồ
Dặm hồng xa lắm lắm
Tình tự cũng trơ vơ
Khói lên từ bếp lửa
Bỗng thấy lòng đơn sơ
Tình yêu bay rất nhẹ
Như đến tự ngàn xưa
Trời bỗng nhiên giá lạnh
Noel một mùa đông
Tâm tình người cô phụ
Bao nỗi sầu vị vong
Áo dầy thương phận mỏng
Mênh mông bao nỗi sầu
Thế nhân đầy mắt trắng
Thời thế loạn về đâu
Noel còn giá rét
Mùa đông ở phương Nam
Gió đông lùa qua cửa
Đời còn lắm cơ hàn
Thơ gửi đến phương trời
Giữa mùa đông buốt giá
Buồn lắm bạn lòng ơi
Đòi vẫn chia đôi ngã!

CHUYẾN ĐÒ NHÂN THẾ

Cuộc đời đến bến chờ mong
Con đò ai đó chở dùm ta sang
Qua sông thấy bóng trăng vàng
Lòng ta hay chính mặt nàng, hỡi ai!
Trăng cài cửa cửa cài then
Gió lưu ly mộng bên thềm với thơ
Thương em anh cứ đợi chờ
Hết mùa mưa bão đến bờ vô ưu
Nụ cười chợt tỉnh giấc mơ
Chuyện xưa tình cũ hương thừa còn đây
Hôn em cho nhẹ cảm hoài
Bàn tay tuyệt mỹ điểm ngoài hư không
Gió reo bên ngọn cây tùng
Nghe tin hồng nhạn lượn vòng đem tin
Yêu em trăm nỗi vạn hình
Chừng như thiên hạ trao tình với ta
Qua sông chiều đã xế tà
Trăng khuya đã lặn tiếng gà còn vang
Lữ hành so lại hành trang
Gót giày rêu phủ thế gian chuyện đời.

NỖI BUỒN THÂN XÁC

Đêm ơi đêm đã hầu tàn
Ta còn thao thức nỗi hàn mênh mông
Thời gian tuông chảy đôi dòng
Rẻ về xuôi ngươc nỗi lòng quanh co
Thân ơi đau yếu dày vò
Bệnh trần đày đọa cơ hồ xác không
Cho dù trời lạnh đêm đông
Còn ai thương nhớ mà mong mà chờ
Đêm dài dài mãi trang thơ
Tình không giấy trắng hương thừa ai đây!

Trần Tuấn Kiệt

Đông 2014


















































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































No comments:

Post a Comment