III. KIẾN TRÚC TƯ TƯỞNG VIỆT .
Từ đây chúng ta ghi lại một vài kiến trúc tư tưởng văn hóa Thần Đạo Người Việt .
Tuy là không có một hệ thống , một thánh đường hay quyền giáo chủ tổ chức đặc thù . Nhưng Thần Đạo Việt Nam đã có sẵn nghi thức từ triều đình để tôn thờ Thần .
Qua Bộ Lễ ngày xưa , Vua và các quan đến ngày xuân thì tế cáo ‘’ Ăn Thề ‘’ ở Đền Đồng Cổ như đời Lý Trần như thế Vua thay quyền Giáo Chủ Thần Đạo .
Đền Đồng Cổ
Thời Chúa Nguyễn thì đến ngày tế giao đêm 30 , mùng một tết âm lịch cùng bá quan văn võ ra đền Nam Giao mà tế tạ ơn trời đất và chư Thần linh của núi sông .
Ở mỗi tỉnh thành có đền miếu thờ Thần , ở mỗi làng đều có đình làng là nơi hội ban hương chức , hội tề lo việc cúng Thần thật trang nghiêm cung kính ( Đọc thêm văn hóa làng và triết lý cái đình của Kim Định và các sách của Sơn Nam nói về văn hóa phong tục lễ hội phương Nam cho rõ hơn )
Ở đây chúng tôi không tiện đi vào chi tiết chỉ nê lên cái tinh Thần của Thần đạo chính thống của dân tộc Việt . Khi thờ Thần , người xưa vì chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc , Ấn , Hồi , nên vẫn thờ chung chạ các Thần linh của ngoại nhân làm Thần của mình , như thờ Quan Công hay Thiên Y A Na Thánh Mẫu .
Người Việt từ đời Bắc thuộc khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa thắng lợi , lên ngôi xưng Trưng Nữ Vương , về sau thất bại vì bọn giặc tàn bạo Mã Viện , nên nhảy xuống giòng sông Hát ( Hát Giang tự trầm ) , các nữ tướng như bà Lê Chân , Bà Triệu … và trước đó các nữ kiệt của Hai bà đều được người dân mất nước tôn lập đền thờ .
Tàu muốn đồng hóa thì người dân dùng tiếng Việt của mình kể cho nhau nghe các truyền thuyết về Thần Trụ Trời , về các vị Thiên Thần sông núi linh thiêng của Việt tộc , về công nghiệp của Hai Bà Trưng , Bà Triệu và các vị binh tướng anh hùng hào kiệt hy sinh quên mình chiến đấu dành độc lập cho Tổ quốc (Tổ quốc là Tổ quốc từ vua Hùng lập ra ) .
Nước có Tổ là Tổ Hùng Vương chứ không phải tinh thần quốc gia như La Mã Hy Lạp cổ đại . Phong tục nghi lễ tôn thờ Tổ quốc thiêng liêng Tổ Tiên - Tổ nghiệp đời đời vinh hiển cũng được tôn thờ .
Giặc Tần , Hán , Minh , Nguyên, Thanh từ phương Bắc tàn bạo sang xâm lược giết hại vô cớ , tàn phá lăng miếu , đình làng , chúng không cho thờ Thần linh của dân tộc thì người dân thờ ở trong lòng mình , như dùng cổ tích , Thần thọai truyền thuyết mà kể , mà dạy cho con cháu , giống nòi Hồng Lạc , từ một bọc sinh ra , tôn kính Tổ Mẫu , lập đền thờ Mẫu là Âu Cơ . Sự tôn sùng ấy chẳng khác nào Thiên Chúa Giáo tôn thờ Đức Mẹ Maria .
Nhớ lại các nữ tướng , binh sĩ của ta trong thời kháng Tần , Hán , một khi giặc phá đình miễu , thì từ tướng , binh , dân , một lòng cho lập ra bàn thờ chỉ vuông vức chừng 5-6 tấc tây rồi đặt lư hương thờ Trời Đất , gọi là bàn thờ Thông Thiên . Còn nếu chúng đập phá hoặc lấy bát nhang , lư hương thì chỉ chốc lát sau người dân Nam lại lập bàn thờ khác như cũ .
Đó cũng là một hình thái kháng chiến với một tinh thần hữu thần tinh vi nhất của người Việt .
Chỉ vỏn vẹn một bàn thông thiên mà thờ cả trời đất chư Thần cả vũ trụ hiển linh trên đó người Tàu không thể làm chi được . Bàn thông thiên đặt ở trước sân , hiên , vườn , nơi thanh sạch nhất trước nhà .
Nhà Phật có thuyết giảng về núi Tu Di , khi thời cao lớn sừng sững giữa lưng trời , khi thì biến thành hạt cải , thu hình kín đáo . Với Bàn thông thiên thờ trời đất của Thần Đạo Việt Nam cũng vậy linh thiêng , huyền bí , diệu kỳ .
Đền Lê Đại Hành - chodulich.vn
Đền thờ Nguyễn Bỉnh khiêm - từ Internet .
Phương Hòang Trung đô - thờ Vua Quang Trung Nguyễn Huệ - từ Internet .
Đền Tiên la - thờ các nữ tướng của Hai Bà Trưng - từ Internet .
No comments:
Post a Comment