ĐẠO THẦN TIÊN – ĐẠO LÝ TỰ NHIÊN
Từ thời thượng cổ đã có đạo Thần tiên – Hang Động ( Thiền Động ). Trong LSTTVN – Nguyễn Đăng Thục gọi là Trường Đạo Nội – ghi như sau : ‘’ Ở Việt Nam có dòng đạo Nội hay Nội Đạo Tràng không biết xuất hiện từ bao giờ , thờ Trần Hưng Đạo Vương làm Đức Thánh Cha … nhưng cái tinh thần Đạo Nội lại thuộc về tín ngưỡng Thần Tiên bất tử của Thiên Động khởi niệm ra ..
Nay đơn cử một vài sự tích khi tìm hiểu tư tưởng triết lý của Đạo Bất Tử .
Trong hàng bốn vị bất tử ( Tứ Bất Tử ) phổ thông nhất là Thánh Tản hay Sơn Tinh , Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương , Chữ Đồng Tử hay Đạo Tổ và Thánh Mẫu hay Liễu Hạnh Tiên Chúa . Đặc trưng nhất là Chử Đồng Tử với Tiên Chúa Liễu Hạnh .( Lịch sử Tư Tưởng Việt Nam )
Chú ý chữ Thánh ở trong Đạo Tự Nhiên không phải là đạo Thánh Hiền của Khổng giáo ( đạo Nho ) . Cho nên Thần rồi đến Thánh cao hơn một bậc .
Quan niệm Thần ở đây cũng chưa hệ thống như Thần Đạo Đại Việt ( có vị Thần Chủ tối cao nhất là Tạo Hóa – Ông Trời ) .
Chúng ta thấy rằng , duy từ nơi quê tổ Phong Châu , cũng đã cho thấy đầy đủ một nền tảng tín ngưỡng chính thống của Thần Đạo Việt Nam rồi .
Nào là Thần thọai , nào là cổ tích , nào là lịch sử , nào là lễ hội văn hóa rước nghinh sắc Thần , chỉ có kẻ giả vờ cận thị và bị mê hoặc bởi cặn bả tư tưởng ngọai lai mới dám bảo nước ta vô đạo mà thôi .
Các cụ học Nho giáo chỉ muốn Nho giáo là quốc giáo ? Đời Lý xây lập chùa miếu khắp cả nước để thờ Phật , nhưng cũng tôn thờ Thần Đồng Cổ là biểu tượng Thần Đạo đời Hùng .
Chúng ta đọc lại trang sử hiệu về Hùng Vương ( Miếu ) thường gọi là Đền Hùng , thờ 18 đời Vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh thuộc kinh đô Văn Lang xưa , tại xã Hy Cương , huyện Phong châu tỉnh Phú Thọ ( Đại Nam Nhất Thống Chí ) theo Hùng vương mất , dân địa phương lập miếu thờ .
Từ phía dưới chân núi đầu tiên là đền Hạ tương truyền là nơi Bà Âu Cơ sinh bọc
( bào ) trăm trứng . Nay tục lệ thờ Mẫu Thần đang thịnh phát cực đại ở nứơc ta . Tục đó thờ các mẹ có công ơn lớn lao đối với dân tộc nhưng Đức Mẹ thiêng liêng nhất là Mẹ Âu Cơ .
Có nơi Mẫu Thần được xem như đấng sáng tạo ra muôn lòai .
Khắp Nam Trung Bắc và cả các dân tộc thiểu số tục thờ Mẫu ( Thiên Y A Na ) đã hóa vào Thần tích truyền thống với dân Đại Việt từ lâu .
Đến là Đền Hùng , nơi vua Hùng bàn việc nứơc với các lạc hầu lạc tướng ( một thứ triều đình thời thượng cổ ) . Trên hết là Đền Thương , tuyên truyền là nơi Hùng Vương thứ 6 lập đàn cầu trời xin cho thiên tướng xuống giúp đánh giặc Ân
( Đền Thượng - Đền Hùng )
Sau đó thờ Thánh Gióng – Phù đổng Thiên Vương .
Quan niệm thiên binh thiên tướng – Phù Đổng Thiên Vương và Vua Hùng Vương thứ 6 lập đàn cầu Trời – đấng Chí Tôn cao cả theo Thần đạo Việt nam . về sau đời Lý thờ Thần Đồng Cổ , mặc dầu theo đạo Phật . Thần Đồng Cổ là vị Thần núi được hóa Thần vào Trống đồng . Mỗi khi ra trận mạc , vua quan nước Nam thường đem theo Trống đồng đánh lên , có Thần tướng , Thần núi Đồng Cổ trợ oai đánh tán lũ giặc .
Quan niệm Thần Đạo đã quá rõ ràng quang minh chính đại . Thờ Trời , cầu thiên tướng , Thần binh và có Thần Đồng Cổ , thần Phù Đổng thiên Vương hiện lên phá giặc Ân và giặc Thục .
Hệ thống tín ngưỡng từ tuyệt đối thể nhất nguyên là Trời và tất cả Thần minh , thiên tướng cứu dân giúp nước . đó là hệ thống thiên Thần Đạo .
Bên phải Đền Thượng có 2 cột đá là di tích miếu cổ ( đá Thần ) ( Nứơc ta có tục thờ đá Thần từ cổ đại , có mộ đá và đền đá ở vùng thượng du Bắc Việt hãy còn như giếng đá Thần . Gần đó có lăng thờ vọng Hùng vương . Đền giếng ở phía Tây Nam núi Nghĩa Lĩnh
( Núi Nghĩa lĩnh – Hongquang )
Có giếng đá Thần , tương truyền là nơi con gái Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18 ) là công chúa Ngọc Hoa ( thời đại Hùng Vương gọi công chúa là Mỵ Nương ) và Tiên Dung thường đến múc nước gội đầu ( có đền thờ Bà Đá ).
Ta cứ tìm hiểu sâu về tên công chúa Ngọc Hoa ( Bà Chúa Ngọc ) đẹp như ngọc .
Tiên Dung là nhan sắc đẹp như tiên .
Như thế ta thấy từ quan niệm đặt tên con gái có ý nghiã đẹp như châu ngọc và đẹp như nét dung nhan của tiên nữ xuống trần quan niệm Thần và tiên đi liền nhau của buổi sơ kỳ của Thần Đạo Việt .
Hằng năm làm Giỗ Tổ ( mở hội tế ) vào ngày mùng 10 tháng 3 mà dân gian đã truyền tụng lâu đời :
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
( Lễ Hội Đền Hùng mùng 10 tháng 3 )
Vua thay các vị giáo chủ tế trời các quan thay chức sắc tôn giáo tế đền rước sắc .
Tòan dân mở hội , làng nước bừng vui . Đó là đạo nghĩa lớn của dân tộc , đã có từ vua Hùng , chứ đâu phải sau khi giặc Tàu Bắc Thuộc đem Nho giáo vào , ta mới có đạo lý như Phan Kế Bính thiển cận đã hết lòng ca tụng đạo Khổng , như thế cũng là một Nho hương nguyện , mà chính Khổng Phu Tử cũng đã từng răn dạy nghiêm khắc từ thời Xuân thu chiến quốc của Tàu .
Người Việt có văn hóa phương Nam , các nước trên thế giới buổi sơ kỳ thường có những quan niệm trùng nhau như quan niệm về Trời , Thượng đế của vạn hữu .
Ta có thể nói đạo lý đó là Thiên nhân Thần Đạo buổi mở nước của thời Hùng Vương
Có cả 100 con voi Thần về chầu vua , truyền thuyết đã ghi ( có chép ở trước ) .
1 . Hệ thống tinh thần đã có
Thờ Trời – thờ Mẫu
Thiên Thần - Thần Tướng – Thiên Tướng – Tiên Dung ( tiên nữ ) .
Nói chung đó là phần hình nhi thượng ( siêu hình ) của Thần Đạo ( phần siêu hình ) .
Hệ thống này là phần vũ trụ quan Thần Đạo như Trời Đất linh khí Thần Trụ Trời - Thần Thái Dương - Thần Tinh Tú - Thần Mưa - Thần Núi Sông - Thần Biển cả …
Thần Đực - Thần Cái – Thần Mặt Trời - Thần Thổ Địa – Sơn Thần …
( Xem kỹ Thần thọai Việt Nam )
2 . Quan niệm về thiên lý và nhân sinh như ‘’ Thiên lý tại nhân tâm ‘’
‘’ Dân muốn là Trời muốn ‘’
Thần Đạo nhơn thần bắt nguồn từ lịch sử , huyền sử , Thần thọai của Việt nam như Lạc Long Quân Âu cơ – Vua Hùng Vương – các Lạc Hầu Lạc Tướng- các Quan Lang , các tướng quân của mỗi triều đại ‘’ trung quân ái quốc quý dân ‘’ đều được tôn làm Thần , được thờ ở miếu đình .
Cả sau này các cụ chống Tây cũng được triều đình và nhân dân lập đền thờ như Hòang Diệu , Phan Đình Phùng , Nguyễn Trung trực , Đề Thám , Phan Châu Trinh , Đồ Chiểu …
Có nơi thờ một hoặc hai vị Thần như Võ Tánh , Ngô Tùng Châu .
Có nơi dân lập đình thờ riêng như tả quân Lê Văn Duyệt , như Nguyễn Trung Trực và được vua có sắc phong .
(Tà quân Lê Văn Duyệt )
Có nơi còn chia ra Thượng đẳng thần , Trung đẳng thần .
Mỗi triều đại như nhà Lê có các đại thần nhà Lê đều được tôn thờ như thế , dòng lịch sử dân tộc tự nguồn cội Hùng vương và cả Bách Việt đến Phong Châu chảy dài năm bảy ngàn năm đến nay , cứ thêm sắc phong và miếu đình , ở làng xã cứ xây cất thêm nhiều mãi . Còn đất nước , còn dân tộc Việt thì Thần Đạo Việt mãi trường tồn . Đâu đâu người Việt cũng xây đình miếu để thờ Hùng Vương – Việt tổ , để Thần phù hộ cho Tổ quốc .
No comments:
Post a Comment