Monday, 2 September 2013

TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO VIỆT NAM !!! KHÁI QUÁT THẦN ĐẠO !!!

KHÁI QUÁT  THẦN ĐẠO


1.      THẦN ĐẠO SƠ KỲ


Văn hoá đời sống đi đôi với tín ngưỡng dân gian trước tất cả mọi chiều hướng tư duy , tư tưởng triết lý con người . Nó hình thành  nên tôn giáo một cách tự nhiên như người ta nghĩ tới một Ông Thần – Vị Thần  Nông Nghiệp - Thần Lúa hay Thần Nông cách đây khỏang một vạn , hay năm bảy ngàn năm . Cũng như thấy Sét đánh tóe lửa , nghe tiếng gầm gừ trong cõi hồng hoang , thiên địa mịt mờ , người ta tưởng đến một vị Thần - Thần Sấm , Thần Sét .
Và mỗi buổi sáng , khi mặt trời lên người ta vui mừng vì có Thần Ánh sáng , Thần Thái Dương , đêm tối âm u , lại lo sợ Ma vương Ác quỷ .
Nhìn mặt đất thấy sông , núi , rừng rậm , người ta liên tưởng đến Thần Sông , Thần Núi . Nhìn bầu trời mênh mông vô tận , người ta gọi vòm trời hay Ông Trời . Sống hái lượm sinh đẻ trên mặt đất lại luôn nghĩ tới Bà Mẹ Đất . Nhìn ra các sinh vật sống động người ta nghĩ tới có một Đấng siêu phàm sinh ra , và ta gọi là Đấng Tạo Hóa . dân gian gọi là Ông Trời , là Mẹ Đất  .


Sắc phong thần Châu Đốc .

Suy nghĩ đến cùng , người ta tôn thờ Đấng Tạo Hóa đã sinh ra muôn lòai . và tôn kính vì sợ hãi vì biết ơn ‘’ Nhờ ơn Trời ‘’.
Các câu kêu thảng thốt từ dân gian như Trời Đất ơi ! là cách thể hiện nguyên lý tuyệt đối đầu tiên của người Việt và đó cũng là vị Thần linh tối cao – sinh hóa muôn lòai . Đó cũng là  nguyên lý tối thượng để hình thành nên hệ thống tín ngưỡng Việt tộc Thần Đạo từ cổ đại .
Bạch hạc

Tín ngưỡng tôn thờ Thần linh từ khai thiên lập địa đã có trên hình mai rùa Thần , sứ giả Việt Thường Thi đem cống Rùa Thần , Chim Trĩ trắng cho Đường Nghiêu

Chim trĩ trắng

( đời Nhà Châu , sứ giả Việt thường , một bộ tộc trong 15 bộ tộc Việt đã qui tụ dưới chân vua Hùng thời mở nước , Tiền Hán Thư- Sử Ký Tư Mã Thiên đều có ghi chép việc này …)



Dựa theo rùa này lập thành quẻ Tiên thiên Bát quái

Trở lại với tín ngưỡng dân gian và chúng ta thử hệ thống lại theo hệ tôn thờ Thần linh của dân tộc Việt .
Từ Thần thọai và truyền thuyết ngừơi Việt thờ Thần linh có nhiều dạng  sau đây :

Rùa trưng bày trong Đền Ngọc sơn

  1. Các vị Thần siêu nhiên
Đấng Tối Cao – Ông Trời , Mẹ Đất ,
Thần Thái Dương thờ Mặt Trời
Thần Nguyệt Hằng thờ Mặt Trăng
Thần Sông – Thủy Thần
Thần Núi – Thần Đồng Cổ - Thần Tản Viên
Thần Sấm , Sét , Giông , Bão , Mưa , Lửa …
Nói chung , một số hiện tượng siêu nhiên và đó là năng lực siêu nhiên  hoá ra Thần của Thần thoại Việt Nam .
Vị Thần cai quản mặt đất – cõi dương vị Thần cai quản ban đêm hay cõi tối – cõi chết – như Diêm Vương âm phủ .


Đền Đồng Cổ

2 . Có những vị Thần từ trên trời biển linh xuống cứu bệnh ( dịch tể ) cho dân đó là những Thiên Thần được dân gian tôn thờ ( lập đền thờ ) 



Đền Trấn Võ 


Chùa tiên ở Lạng sơn .

3. Có các Thần linh – do từ các sinh vật như
Thần Tượng ( voi ) Điện Voi ré 15 vị Thần phù hộ voi
Thần Hổ
Thần Rắn
Thuồng luồng ( tích Lạc Long Quân giết thuồng luồng cứu dân )
Thần Long  Đổ
Thần Bạch Mã , Thần Bạch Hạc ( 1)
Thần Kim Quy , Thần Đồng Cổ (2)
Thần Cẩu Nhi ( thờ Chó Thần ) (3)
Nam Hải Tướng Quân – thờ Cá voi


 Đền Bạch Mã


Điện voi ré - Huế 

Lăng cá ông - từ Internet


4. Các vị Thần từ cây cối và vật ( tín vật của vua ) được tôn thờ
Thần Cây Thị , Thần Cây Đa , Thần Cây Chiên Đàn .
Thần khối vàng ( của Vua Minh Mạng đặt trên tay bà phi yêu dấu vừa mất để chôn theo )
Cây dao Thần ( tục phát Đao Điền )
Tà Thần ( Dâm Thần ) Nghiêm Nhan đời Trần .

 Cây đa trong Văn Míếu

 Cây đa 13 gốc ở Hải Phòng

 Cây Lộc vừng trên Đảo Ngư



1.        Đất Phong Châu thời thượng cổ có 1 cây lớn gọi là Chiên Đàn  cao to , cành là rậm rạp , có chim hạc đến làm tổ ở trên nên gọi đất ấy là Bạch hạc , cây đó sống đã lâu không biết mấy ngàn năm ( Lĩnh Nam Chích Quái ).

2.        Sau này có xây dựng được Đền Thiêng Thần đạo thì thờ Trời ở trên Đàn cao nhất . Có hình Nhật Nguyệt quang Thần ở hai bên bầu trời , tượng trưng cho lẽ âm dương của Trời Đất . Trong khi đó vẫn trùng tu lại Điện thờ Thần Đồng Cổ ( từ thời Lý , Trần ) , Đền Nam Giao đời nhà Nguyễn .



3.        Đọc Tây  Hồ Chí .
--------

Cây đàn tranh của Chu Mạnh Trinh 


Đền thờ Chu Mạnh Trinh - hungyentv.vn



Cây gươm lịnh của Nguyễn Trãi 

Nguyễn Trãi - vannghetiengiang.

Chiếc chiếu Tà Niên ( chiếc chiếu nhuộm máu của Người anh hùng Nguyễn Trung Trực khi bị Pháp hành quyết ông tại Chợ Rạch Giá ) . Ông thường hiển thân , hiển lộng thần oai rất linh thiêng và được nhân dân nơi đây sùng bái .


 Chiếu Tà niên - Nguyễn Trung Trực khi chém máu ông đổ trên chiếc chiếu này .(vovinamus )

Chiếu dời đô về Thăng Long 

                      
  1. Các vị Thần là những anh hùng hào kiệt , là anh thư , là tướng bảo vệ nền độc lập Tổ quốc .

Tất cả từ đời vua Hùng cho mãi đến ngày nay , anh linh của các quốc công đều được tôn thờ ở Miếu đường , ở Lăng , ở Đình , ở Trấn .
Lăng ông Bà Chiểu 

Suốt giòng lịch sử Việt cho thấy rằng những người có công cứu nước giúp dân , khai sáng khi chết đều có sắc phong của Vua  cho làm Thần ở nơi sinh quán  của mình – gọi là Thành Hòang .
Mỗi năm đều có sự vọng bái , tế lễ - ở các đình miếu làng xã – càng ngày càng vinh hiển .




Như thế , đạo thờ tất cả Thần minh là Thần Đạo hay gọi là Thiên Nhân Thần Đạo , nên từ xưa , dân tộc Việt đã sớm xuất hiện một tín ngưởng chính thống từ vua Hùng lập nước đến nay : thần đạo bao gồm cả Thần và Tiên từ thượng cổ .

Đình Phong Phú - Thủ Đức

Người dân coi đó là việc tôn thờ Thần linh trong quan niệm Thần bất tử . Vạn vật ư linh – Mà sự tôn kính – linh cảm – linh ứng vô cùng phong phú của dân tộc vậy . Sống làm người tốt , có danh vị , chết được triều đình ban sắc cho dân làng hay tỉnh thành thờ cúng hương khói bốn mùa để nhớ ân đức .


Bản sắc phong thần  .

Như thế nên trên hết là ý trời , luật trời định , lẽ trời biến diễn vô cùng . Cũng là nguyên lý âm dương dịch hóa .

Thần Đạo là đạo thờ Trời như các dân tộc thượng cổ , mỗi tôn giáo đều có một Ông trời . Ấn Độ gọi là Brahman , Do Thái gọi là Thượng đế , Diêu , Tàu gọi là Ngọc Hòang , Hồi Giáo gọi là Alắc ( Allah ) . Việt Nam gọi là Ông Trời . Goi theo sự tôn kính tôn giáo là Đấng Chí Tôn – gần với văn minh cổ Ai Cập – La Mã là Thần Zeus – Có tôn giáo như Bái Hỏa Giáo thờ Thần Lửa – Thần Đạo Nhật Bản thờ Thiên Chiếu Đại Thần .
Thần Đạo Nhật thờ Thái Dương Thần Nữ
Thần Đạo Việt Nam thờ Lạc Long Quân – Mẹ Âu Cơ .



Ở Ai Cập  có Thần khổng lồ , Việt Nam có bà Tồ Cô – Thần Núi Tổ - Núi Tản Viên – Thần Trống Đồng vừa là Thần Núi  Đồng Cổ …
Các chiến binh tử trận linh hồn họ đều về núi Kim Nhan , Nghệ An , hay được thờ ở Miếu Âm Hồn theo sự thành lập đền thờ chiến sĩ trận vong của Vua Minh Mạng .


Chùa Một cột - Chùa Diên Hựu 

Trước thời Bắc thuộc - Thần Đạo của Người Việt đã có đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ( Thần đồng đuổi giặc Ân ) 



Có đền thờ Thần Đồng Cổ tượng trưng cho uy lực của Trời – Trên mặt trống đồng Đông Sơn có ngôi sao nhiều cánh hình mặt trời . Mỗi kỳ tế lễ Vua quan triều đình đều ra Đền Đồng cổ mà lập lời thề trước Trời Đất Thần Linh chứng giám . Đời sống văn hoá từ trước và trong thời đại 18 vị Vua Hùng đã có Thần linh , thờ các vị tiên sư ,dạy các hòang từ - Thần Đồng Cổ như vị v chiến thắng cùng với Thần Núi Tàn Viên ( đền thờ Tản Viên Sơn Thần ) gọi là Tản Viên Sơn Thánh – Khi giặc đến thì cả làng , nước đều đánh giặc . 



Thường thì trong đạo quân Nam lúc nào cũng có đánh trống đồng và xem đó như một linh khí . Trống đồng có tiếng dội vang âm rùng rợn của núi rừng linh thiêng nên giặc nghe rất sợ đến mất hồn vỡ mật – Một sứ thần quân Mông Cổ , sau khi chiến tranh kết thúc đi sứ sang Đại Việt đời Trần nói rằng – mỗi khi nghe lại tiếng Trống đồng mà phách lạc hồn xiêu . Đó là tiếng trống  đuổi giặc như trống võ Tây Sơn  của đòan quân Nguyễn Huệ sau này .

Trong chiến đấu , người Việt lúc nào cũng tin tưởng có trời Đất phù hộ . Có Thần sông núi che chở vì thế mà Thần Đạo phát triển sâu rộng ở khắp nơi và đã trải qua từ muôn đời .

Biểu tượng của Thần Đạo và cơ sở của Thần Đạo ở làng xã là ngôi đình làng , ở cung điện Vua chúa là Đền Vua , Thần Đạo không chỉ thờ Thần linh mà còn là một nếp sống hòan diện , một hệ thống văn hóa sâu xa bền bỉ , trãi dài theo giòng lịch sử trường tồn của người Việt .


 Cọc Bạch Đằng

No comments:

Post a Comment