Wednesday, 11 September 2013

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA SƠ ĐỒ !!!








TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO VIỆT NAM !!!

VAI TRÒ ÔNG THẦN NÔNG


Các  nứơc Á Châu như Trung quốc và Đông Nam Á có Việt nam – hay văn minh Đại Việt có người gán cho là văn minh làng xã văn minh lúa nứơc . Nhất là riêng ở Việt nam xứ nông nghiệp cả Trung quốc hiện 90 % là nông dân … Việt – Hoa ở gần nhau . Có lúc hòa mục , cũng có lúc vờn nhau như mãnh hổ và thanh long .
Nếu Trung Quốc là cọp là hổ thì Việt nam là rồng chứ không hề chịu thua kém gì . Ông cha đã xưng là Văn Lang là nước của người có văn hiến – có học có đạo đức của Trời sáng sủa rọi hồng ân khắp nơi .
‘’ Trông trời , trông nắng … trông mưa !’’ . vai trò nông dân và nông nghiệp là quan trọng hơn hết . Ta không đi vào tính xã hội của làng nứơc , ta chỉ đặt riêng vấn đề tâm linh , ngừơi Tàu thờ Thần Nông Nghiệp thì người Việt cũng có cụ tổ Nông nghiệp là Thần Nông .
Và Thần Thọai lịch sử đem cả truyền thuyết gán cho Việt Nam có liên hệ đến cụ Thần Nông của Tàu .
Đúng là Tàu Việt đề huề cho nó có cái tình hòa hảo lân bang thôi . Tất nhiên là Thần Nông của Việt khác Thần Nông của Tàu .
Thần  Sông , Thần Núi Hồng Lĩnh , Núi Đồng Cổ , Núi Tổ Tản Viên  khác với Ngũ Đại Sơn của Tàu .
Tuy tín ngưỡng đều tương cận , tương đồng nhau – vì biên giới Việt và Hoa chỉ bước một bước thôi là đã sang nứơc bạn .
Thời đại hòa bình mới , cũng không nên nói chuyện cũ …,
Học để rút ra kinh nghiệm  giữ nước của Thần Đạo – lúc hòa bình thì dĩ hòa vi quý – không nên phân biệt  đối đãi nhau . Người Việt chấp nhận văn hóa Khổng mạnh – người Tàu chấp nhận văn hóa Thần linh – cùng tồn tại hòa bình .
Trên thế giới ngày nay văn hoá Âu Tây – Mỹ Châu – Phi Châu – Á Châu  tuy có khác biệt về bản sắc riêng , nhưng cũng có điều tương đồng cần thiết là vấn đề tự do – nhân bản – kinh tế và văn hóa tòan cầu – điểm chung này nước nào đã văn minh thì phải có cả
Văn hóa Đại Việt – văn hóa Thần tiên hang động núi sông hòa hợp với Tam giáo – thành Đồng nguyên Tứ đại giáo .
Tuy nhiên về mặt tâm linh cao sâu là văn hóa Đông Sơn – Cổ Mộ và văn hóa Tiên Tri  của người Việt . Đời nhà Mạc , cụ Trạng trình đã viết ra Sấm Trạng Trình . Đời Lý , thiền sư Vạn hạnh cà các khai quốc công thần của Lý Công Uẩn cũng nhờ sấm ký , tiên tri lời văn ẩn dụ báo hiệu nhà Lê đổ họ Lý lên thay – và lòng dân luôn tin theo như tin lời hát của vị Thần tiên trên sông Như Nguyệt về bài tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt

 Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Đến thời Lê chống quân Minh thì lá cây rừng có chữ việt của Thần linh báo tin rõ cho dân ‘’ Lê Lợi vi quân , Nguyễn Trãi vi Thần ‘’

Tất cả sấm , hay lời tiên tri từ sấm ký , từ lá cây , từ lời Thần ở đền Trương Hống , Trương Hát cho đến Sấm Trạng trình  tiên tri lịch sử dân tộc hằng vài trăm năm . Phải nói là chỉ có dân Đại Việt mới đặc biệt có văn hóa tiên tri sâu kín và lớn lao , thành công nhất cho sự nghiệp lập nước , giữ nước đời đời những nhà tiên tri từ Hy Lạp , từ Ấn Độ , Trung Quốc cũng đều có , sau thời đại Pháp sư từ thượng cổ .
Về cụ Trạng Trình  Nguyễn Bỉnh Khiêm .
Nói về văn chương siêu hình , tâm linh kỳ quặc , trữ tình siêu thực hóa Hồ Ly thành mỹ nhân làm say đắm lòng người hư hư thực thực thì Tàu có một Bồ Tùng Linh với Liêu trai Chí Dị - đem tâm tình dẫn dắt lịch sữ theo kỳ vọng thầm kín của nhà tiên tri siêu phàm mà các thánh nhân muôn đời xưa nay ít có ai thực hiện thành công , đúng với tinh thần Vô Vi của Lão tử - làm như mà không làm .
Có lẽ chúng ta phải trầm tư suy diễn nhiều hơn về cuộc thế từ khi có cụ Trạng cho tới khi nhà Nguyễn mở nước phương Nam đến tận ngày nay . Thế cuộc xoay vần , cụ Trình như một vì tinh tú , soi sáng cả vũ trụ càn khôn , và bờ cõi Việt vẫn còn đang trôi nổi trên giòng sông vô tận của Thời – Không gian – lớp lớp trôi mãi vào cõi vĩnh hằng .
Tinh Thần ‘’ Quốc gia ‘’ có từ thời nhà Trần . đời Lý các nhà sư được phong là quốc sư như Viên chiếu , Thông Biện , Viên Thông , Không Lộ đều được ban hiệu quốc sư .
Câu chuyện Pháp sư Cao Biền cao tay ấn của Tàu còn phải chịu thờ Thần Long Đỗ của nước Việt thì biết tài phép lạ thường của người Việt cổ vô cùng cao diệu vậy
Ta có thể ví tinh thần Việt hóa đã cực mạnh đến đạo Phật . Chẳng khác nào Quốc hữu hóa văn hóa nhà Phật để sự dụng trong triều đình . Sau đến đời Trần , Trần Thủ Độ tiêu diệt hết vua quan nhà Lý , lúc đó các nhà sư sãi cũng bất lực , không bảovệ được Lý triều và Nho giáo , cả Thần đạo cực thịnh .
Năm 1520 vua Trần Thái Tông xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là ‘’ Quốc Gia ‘’ . thể hiện sự đồng nhất ngôi vua với biểu tượng đất nước ( văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt )
Chúng ta khó mà đồng quan điểm một cách ‘’ câu nệ ‘’ hay chủ quan của ông , về văn hóa lúa nước ! Chúng ta thấy tùy theo triều đại mà nền văn hóa chủ động theo chánh sách của triều đại ấy .
Thời Hùng Vương văn hóa Văn Lang Thần Đạo , thời Thục Phán văn hóa Thần đạo thờ Thần linh , các đền miếu được dựng lên như Phù Đổng Thiên Vương , Thần Đồng Cổ , Thần Kim Qui  v..v.. . Và văn minh đó được thể hiện trong miếu đình lan tỏa ra xã hội . Những hương ước , những tộc họ đều làm ở đình . và có dấu ấn của đình , của vị Thần linh là Thành Hòang chứng giám trong các lễ cúng Thần – cúng miếu .
Thời Lý tuy trọng Phật giáo mà vẫn bắt các quan ăn thề ở Đền Đồng Cổ - mỗi làng đều có Thần làng Thành hòang bổn cảnh – văn hóa cái đình quan trọng hơn cả .
Đình thờ linh Thần – tất nhiên là Thần đạo Việt Nam .
Đời Trần còn trọng Nho giáo – cả nhà vua đưa Thiền Tông Trúc Lâm lên cao tột đỉnh – đỉnh núi Yên Tử - nhưng vẫn ở trong lòng Trời đất – Quốc gia – Xã hội Việt nam , Và Thần Đạo vẫn bao trùm đời sống tâm linh ‘’ Thiên lý tại nhân tâm ‘’ vạn vật ư linh . Bấy giờ có tinh Thần quốc gia của vua Trần – tuy là thấy có vẻ nôm na , không ra chữ nghĩa gì , khi nhà vua xưng mình là Quốc Gia – nhưng Quốc gia – đồng thể với đất nước – dân tộc giống nòi Hồng Lạc .
Văn hóa Nho của Tàu bị đồng hóa triệt để  , để làm cho văn hóa Việt thêm chặt chẽ về tư tưởng và phổ quát về tâm linh Thần . Văn hoá Phật giáo và  Ấn Độ giáo ‘’ chịu sự cô đọng lại thành một điểm duy nhất – quan trọng nhất là Phật giáo Thiền Tông do vua Trần nắm giữ .
Các quốc sư Phật giáo không còn nắm giữ trọng trách như thời Lý – mà trí thức Phật xoay về chùa chiền . Nam tông , Bắc tông , Vô ngôn tông  v..v.. đều không còn hiện thực ồn ào kinh kệ nữa và hóa cõi hồng trần thành chốn thiền môn cửa Phật , biến hiện thực thành duy tâm – linh thần .
Lúc đó tất cả miếu đền , đình , quán đều xây dựng ngày càng nhiều hơn . Các vị Thần Linh như Thần Đồng Cổ , Linh Lang – các vị tổ như Mẹ Âu Cơ - Thần Phù Đổng . Thần Kim Qui , Linh Lang Đại Vương và chư Thần đều hiện hữu để hướng đạo cho sự thờ cúng , hành sử , đời sống xã hội như đồ vật , được thờ như tổ nghề võ Việt , các Thần thi của Trần Nhân Tôn , Trần Khánh Dư , các hịch truyền động viên tướng sĩ đánh giặc . Cả Vạn Kiếp Bí Truyền Thư và Binh Thư Yếu Lược của Đức Thần Võ Tướng Quân Trần Quốc Tuấn đều xuất hiện .
Tinh Thần chiến đấu của Thần Đồng Cổ , Thần Long Đỗ , của Huyền Thiên Trấn Vũ , của Hai Bà Trưng , Bà Triệu nổi lên như sấm vang . Giặc Mông Cổ vỡ tan vì nghe tiếng trống đồng Đại Việt .
Sự Anh linh của tổ tiên – sự hiển hách của chư Thần hòa quyện cùng tinh thần chiến đấu của Linh Lang Đại Vương , cùng tòan dân Lạc Hồng thề ‘’ sát đát ‘’ giết giặc – nào Trần Quốc Tỏan còn thanh thiếu niên vẫn nêu cao ngọn cờ ‘’ phá cường địch , báo hòang ân ‘’ . Vì hòang ân là vua , vì vua là quốc gia dân tộc .
Dân tộc Đại Việt đã đánh bại quân thù vang rền núi sông và cả thế giới .
Trận đánh Thần thánh đó là trận bại cuối cùng lớn nhất của tòan quân Mông Cổ trứơc khi cả triều đại Mông Cổ cáo chung trên thế giới .
Nếu dân tộc Đại Việt không mở cờ của Thần Chiến Thắng Đồng Cổ - Kim Qui thì khó mà có tinh Thần mưu lược nào vĩ đại hơn để thành công . Một đại thành công với một hành động phi thường , mà triều đình nhà Trần đã thừa hưởng từ tinh thần Đại Việt Đại Hành , của các đế vương để lại .
Những điều cơ bản của người Minh Triết Đại Việt Thần Đạo và vấn đề sau đây :
  • Thân danh và lịch sử
  • Sống và chết tôn thờ sông núi
  • Coi thiên nhiên ‘’ cây cổ thụ ‘’ như như bản thân mình .
  • Trọng sự sống và kính sự chết , thờ tổ tiên
  • Tôn sư trọng đạo .
Như đã nói dân tộc Việt lúc mới mở nước , Hùng vương đã đặt quốc hiệu là Văn Lang , là nước của người hiền lương , có văn hiến sáng rực dưới trời Nam .
Với  nhân dân , đức tổ Hùng Vương đã có ý hướng rất tốt đẹp khi người xưng quốc hiệu Văn Lang đó . Người muốn cho tòan dân phải chăm chỉ dùi mài kinh sử , lo việc học hành để thành một người có học , có đức hạnh . và một nước có văn hóa cao – đạo lý tốt đẹp .
Bản thân của người Việt thưở ban sơ đã được Đức sáng tổ dạy dỗ như thế , cho nên suốt mấy ngàn năm , noi gương Người . Dân tộc Việt đã giữ gìn truyền thống đạo lý làm người – minh triết , sáng sủa , hiểu biết trong đời sống hàng ngày . Người minh triết là người biết yêu thương mọi người xung quanh mình , làm việc gì cũng lấy đạo lý làm người – nhân nghiã làm trọng . Người minh triết còn hiểu được lẽ huyền vi biến thông của vũ trụ . Đó là luật sinh hóa Ngũ Hành – Tứ Thời – mà sống theo thời của mình .
Theo thời là hợp là thuận với thời để đạt mục đích làm người , là có trách nhiệm với thời đại của mình .
Trách nhiệm đó có nền tảng Tứ Giáo Đồng Nguyên đối với vũ trụ nhân sinh và lịch sử .
Trời Đất là cha mẹ nhân từ sinh ra ta – là người Việt phương Nam – và chủ quyền lãnh thổ tại phương Nam .

Nam quốc sơn hà nam đế cư – Lý Thường Kiệt .

Trời đất chẳng những sinh dưỡng ta mà trời sinh hóa cả vũ trụ vạn vật để cho người thay trời ở thế gian mà thi hành cái đạo trời ( Đại Hành )
Người Minh Triết tiêu biểu cao tinh thần kẻ sĩ Việt Nam có tài năng trước hết là lo ginước ,an dân , thếit lập nền pháp trị bảo vệ muôn dân lấy sự nhân tâm công chính làm đầu – xây dựng đất nước cường thịnh . Thế nên vua Lê mới xưng là Lê Đại Hành – để điều tiết mọi hành động con người với phát triển xã và đất nước ( Tổ quốc Đại Việt ) cho nên đời xưa bậc minh chúa giữ được nước , không để một tấc đất của tổ tông bị mất vào quân xâm lược .
Đối với dân , yêu dân như yêu con mình .
Thương cả những người lầm lỗi tội đồ sa chân vào vòng tù ngục , tiêu biểu là vua Lê Thánh Tôn . Người cởi áo mặc cho người ốm đói nằm bên lề đường , giữa thời đông thiên lạnh lẽo .
Người Minh triết tạo công trình phúc lợi cho dân , đắp đê điều , chỉ dân thửơ đầu cấy lúa và sống ăn ngủ , cùng tắm trên một dòng sông với dân tộc ( Vua Hùng ) .
Chẳng những thế , Người Minh Triết lên núi trồng rừng , xuống đồng bằng xây đập , mở đê , đục thuyền gỗ , tạo thuyền buồm làm lứơi cùng đánh cá ngòai khơi .
Từ buổi sơ kỳ Thần  đã xuất hiện và sự uy linh có mặt khắp nơi , vì thế mà tâm linh dân tộc Việt luôn ngời sáng luôn minh triết , để cán đáng , gồng gánh núi sông , khai phá bờ cõi về Nam – xây dựng quê hương thanh bình với gần tám mươi lăm triệu người , gắn bó như 85 triệu chiếc đũa tâm linh , 85 triệu con người có than có phận cùng nhau học được câu dạy của tổ tiên , hợp quần thống nhất nhân tâm là sức mạnh vô địch của tòan dân .
Văn hiến Việt là văn hiến của thần linh – vì tâm linh vũ trụ của trời đất đều có ẩn sâu trong nhân tâm người Việt .

‘’ Thiên lý tại nhân tâm ‘’

Thành Đại la do Cao biền xây thuộc về nhà Lý tu bổ lại có thần tiên thể hiện giữa trời để chào mừng Lý Thái Tổ dời đô . Có mây lành bao phủ như  lọng vàng , khí thiêng sông núi về hội tụ .
Văn minh Thần đạo  chẳng những sinh ra nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm , mà còn sinh ra Ông Tổ nghề Y dược là Tuệ Tĩnh thiền sư , cùng với Hải Thượng Lãn Ông là tổ nghề thuốc , viết sách dạy dân làm nghề y dược cứu đời . Công lao sự nghiệp để lại cho đời rất nhiều bộ sách trong ngành y vô cùng quý giá , có đền thờ Thần Y ở xã Lang Đồng huyện Chí Linh – Hải Dương .
Trong Thần Thọai có cây đa Thần  , có Hằng nga  và Chú Cuội – cũng là thủy tổ nghề thuốc , từ thửơ sơ khai , buổi bình minh của Âu lạc . Trong văn hóa thời cổ đại Thần tiên thường xuất hiện trong hang động , ở núi cao rừng thẳm , từ trên trời xuống . Vì thế mà tiên ở đây cũng là một dạng Thần trong văn hóa Việt .
Tiên thảnh thơi nhàn nhã , không bận tâm xây dựng làng nước xã hội gì cả ! Chỉ biết có hoa đào , bình rượu , túi thơ ngao du khắp càn khôn vũ trụ và khinh ngạo tất cả những gì vật chất hệ lụy của trần gian . Từ Thức người trần mà tìm dấu thiên thai , lên chốn tiên cảnh khi nhớ trần gian trở lại ( một năm sau ) thì cỏi trần như giấc mộng . Chàng thấy mình đã hóa già từ lúc nào .
Quê quán chàng chẳng biết chàng ta là ‘’ ông ‘’ nào , trẻ con nhìn chàng với đôi mắt ‘’xa lạ ‘’
Ta không cần suy diễn để bàn thêm về việc này .
Chỉ nói cõi tiên là cõi vô sự , an nhàn và người đời luôn mơ ước . Văn hóa tiên là một lọai văn hóa siêu hình , viễn tưởng , viễn mộng , trường cửu nhất của lòai ngừơi , xa rời lý âm dương , vô phân biệt và chỉ có nơi đó chứa duy nhất sự thánh thiện tinh khiết và đẹp nhất . Một lọai văn duy mỹ kỳ diệu nhất của người Việt .
Vén mây mở lối động đào
Tìm cho rõ được lối vào thiên thai .( Kiều )
Hòan toàn là một lọai thi ca trữ tình nhất mà cũng nhân bản nhất . Sau này , khi người Việt đọc thêm  sách Chữ Hán , các câu chuyện Thần tiên của Lão giáo đầy Chân Thiện Mỹ như truyện Bát Tiên Quá Hải , lập tức được đồng hóa vào tiên động đào của người Việt mà thành một lọai văn hóa tươi đẹp sáng sủa lung linh siêu việt nhất . thật ra các câu chuyện Tiên hay Hồ Ly xứ nào cũng có , nhất là ngừơi Á Châu
Chúng ta lưu ý - Thần – Thánh – Tiên – Phật  đều là một nhất thể linh diệu cả - để bổ sung cho tinh thần thực tiễn của văn minh nông nghiệp lúa nước thêm vẻ kỳ ảo mông mênh vô cùng .
Cõi đời trăm năm quá ngắn , có hành động gì đi nữa chớp mắt cũng tàn như buổi tiệc hòang hôn . Truyện Thần tiên nối dài viễn tưởng cho lòai người sống thêm , bất tử cùng với thời không gian .
Nhờ  có truyện Thần tiên , mới tạo ra cảm giác hoan lạc đến vô cùng . cả thuật phòng trung , giao hoan , ân ái chan hòa , cả nét nhân bản kia cũng từ cõi mộng ảo của lòai người mơ đến Thần tiên mà ra thôi .

Từ thưở tiên đi sầu cũng nhỏ
Nhân gian ai chép nhạc Nghê Thường
Cỏi đời lẳng lặng quên xa biếc
Đi hết thời gian không nhớ thương
( Huy Cận – Lửa thiêng )

Đọc văn thơ tải đạo – đạo lý trường sinh bất lã phép thuật cao thâm , chỉ có lọai Thần tiên của Việt Nam và Lão giáo mới đạt được chân lý tưởng cửu tại thế mà thôi .
Sau này dù có đạo , có tư tưởng văn hóa thế giới phong phú đến đâu , cũng khó mà bì kịp với tinh thần Thần đạo  của Việt Nam . Đem Thần tiên về sống với cõi đời – bất tử  vậy .
Tinh Thần hiện thực xa xưa – đời sống nông nghiệp khiến tinh thần thực tiễn cao . Tuy nếp sống tâm linh hoằng viễn nhưng thực tế các công cuộc kiến quốc , xây dựng Tổ quốc và đời sống bình thường của xã hội nông nghiệp lúc àno cũng ‘’ lưu ý ‘’ con người pảhi thực tế trước cuộc sống khó khăn nghèo đói lạc hậu và bị siết chặt từ các quan lại triều đình . Cho nên họ đã thốt lên :

Còn gạo nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rông , nhất nông nhì sĩ .

Hay như Tú Xương :
Thúng đấu nhờ ơn bác mẹ mày !

Những hiền nhân quân tử trước vẻ đẹp của ‘’ Hang cắc cớ ‘’ thì :
Mõi gối chồn chân vẫn phải trèo

Trước bức tranh tả chân của thiếu nữ đang nằm ngủ:
Yếm đào để trễ dưới nương long ( Hồ Xuân Hương )

Khiến cho nền văn hóa phồn thực đầy nhân bản , nở rộ muôn ngàn hương sắc trong đạo Thần tiên người Việt .
Như thế rõ ràng văn hoá đa dạng của Thần đạo là một tổng thể của mỹ cảm của tình người .
Chắc chắn  là lối văn chương tả chân , trào lộng cùa Tú Xương , nữ sĩ Hồ Xuân Hương của Việt nam đã thực hiện đời sống tinh thần và vật chất của người Việt Nam đã hiện thực đời sống tinh Thần  và vật chất của người Việt trước làng nước , xã hội Việt .
Chắc chắn là nó hiện diện trước khi có lọai hiện thực xã hội từ Âu Mỹ vào Việt Nam , qua các tác phẩm của Victor Hugo , của Dos – của các tác giả . Cả phong trào siêu thực cũng đến sau siêu hình , ấn tượng , duy lý , duy tâm , duy Thần  của thi văn cổ đất Việt.

THỜI TIẾT LONDON , UK , 12-9-13


THỜI TIẾT LONDON , UK , 12-9-2013

SUNNY, RAIN , CLOUDY , 11-17 C WIND 4-40 Km/h
TRỜI NẮNG , MƯA , MÂY , 11-17 ○ C GIÓ 4-40 Km/h

                              LONDON
SUNNY, RAIN , CLOUDY , 13-18 C WIND WSW 4-20Km/h
TRỜI NẮNG , MƯA , MÂY , 13-18 ○ C GIÓ 4-20Km/h

   1AM – CLOUDY- MÂY – 13 ○ C – 55 ○ F
   4AM – CLOUDY- MÂY – 13 ○ C – 55 ○ F
   7AM – CLOUDY- MÂY – 13 ○ C – 55 ○ F
10AM – SUNNY   - MÂY – 13 ○ C – 55 ○ F
  1PM – CLOUDY- MÂY – 15 ○ C – 59 ○ F
  4PM – CLOUDY- MÂY – 17 ○ C – 63 ○ F
  7PM – CLOUDY- MÂY – 18 ○ C – 65 ○ F
10PM – CLOUDY- MÂY – 16 ○ C – 61 ○ F

From BBC , METRO .

VIỆT NAM
HÀ NỘI   – 25- 28 ○ C – 74- 84 ○ F
SÀI GÒN – 25- 30 ○ C – 74- 86 ○ F

THẾ GIỚI
PARIS           – 13 - 18 ○ C – 56 - 65 ○ F
ROME           – 19 - 24 ○ C – 64 - 74 ○ F
BERLIN        – 11 - 17 ○ C – 52 - 63 ○ F
NEW YORK – 23 - 30 ○ C – 72 - 86 ○ F

Tuesday, 10 September 2013

ĐẠO THẦN TIÊN – ĐẠO LÝ TỰ NHIÊN










ĐẠO THẦN TIÊN – ĐẠO LÝ TỰ NHIÊN

Từ thời thượng cổ đã có đạo Thần tiên – Hang Động ( Thiền Động ). Trong LSTTVN – Nguyễn Đăng Thục gọi là Trường Đạo Nội – ghi như sau : ‘’ Ở Việt Nam  có dòng đạo Nội hay Nội Đạo Tràng không biết xuất hiện từ bao giờ , thờ Trần Hưng Đạo Vương làm Đức Thánh Cha … nhưng cái tinh thần Đạo Nội lại thuộc về tín ngưỡng Thần Tiên bất tử của Thiên Động khởi niệm ra ..

Nay đơn cử một vài sự tích khi tìm hiểu tư tưởng triết lý của Đạo Bất Tử .
Trong hàng bốn vị bất tử ( Tứ Bất Tử ) phổ thông nhất là Thánh Tản hay Sơn Tinh , Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương , Chữ Đồng Tử hay Đạo Tổ và Thánh Mẫu hay Liễu Hạnh Tiên Chúa . Đặc trưng nhất là Chử Đồng Tử với Tiên Chúa Liễu Hạnh .( Lịch sử Tư Tưởng Việt Nam )
Chú ý chữ Thánh ở trong Đạo Tự Nhiên không phải là đạo Thánh Hiền của Khổng giáo ( đạo Nho ) . Cho nên Thần rồi đến Thánh cao hơn một bậc .
Quan niệm Thần ở đây cũng chưa hệ thống như Thần Đạo Đại Việt ( có vị Thần Chủ tối cao nhất là Tạo Hóa – Ông Trời ) .
Chúng ta thấy rằng , duy từ nơi quê tổ Phong Châu , cũng đã cho thấy đầy đủ một nền tảng tín ngưỡng chính thống của Thần Đạo Việt Nam rồi .
Nào là Thần thọai , nào là  cổ tích , nào là lịch sử , nào là lễ hội văn hóa rước nghinh sắc Thần , chỉ có kẻ giả vờ cận thị và bị mê hoặc bởi cặn bả tư tưởng ngọai lai mới dám bảo nước ta vô đạo mà thôi .
Các cụ học Nho giáo chỉ muốn Nho giáo là quốc giáo ? Đời Lý xây lập chùa miếu khắp cả nước để thờ Phật , nhưng cũng tôn thờ Thần  Đồng Cổ là biểu tượng Thần Đạo đời Hùng .
Chúng ta đọc lại trang sử hiệu về Hùng Vương ( Miếu ) thường gọi là Đền Hùng , thờ 18 đời Vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh thuộc kinh đô Văn Lang xưa , tại xã Hy Cương , huyện Phong châu tỉnh Phú Thọ ( Đại Nam Nhất Thống Chí ) theo Hùng vương mất , dân địa phương lập miếu thờ .
Từ phía dưới chân núi đầu tiên là đền Hạ tương truyền là nơi Bà Âu Cơ sinh bọc
( bào ) trăm trứng . Nay tục lệ thờ Mẫu Thần đang thịnh phát cực đại ở nứơc ta . Tục đó thờ các mẹ có công ơn lớn lao đối với dân tộc nhưng Đức Mẹ thiêng liêng nhất là Mẹ Âu Cơ .

Có nơi Mẫu Thần được xem như đấng sáng tạo ra muôn lòai .
Khắp Nam Trung Bắc và cả các dân tộc thiểu số tục thờ Mẫu ( Thiên Y A Na ) đã hóa vào Thần tích truyền thống với dân Đại Việt từ lâu .
Đến là Đền Hùng , nơi vua Hùng bàn việc nứơc với các lạc hầu lạc tướng ( một thứ triều đình thời thượng cổ ) . Trên hết là Đền Thương , tuyên truyền là nơi Hùng Vương thứ 6 lập đàn cầu trời xin cho thiên tướng xuống giúp đánh giặc Ân

                      ( Đền Thượng - Đền Hùng  )


Sau đó thờ Thánh Gióng – Phù đổng Thiên Vương .
Quan niệm thiên binh thiên tướng – Phù Đổng Thiên Vương và Vua Hùng Vương thứ 6 lập đàn cầu Trời – đấng Chí Tôn cao cả theo Thần đạo Việt nam . về sau đời Lý thờ Thần Đồng Cổ , mặc dầu theo đạo Phật . Thần Đồng Cổ là vị  Thần núi được hóa Thần vào Trống đồng . Mỗi khi ra trận mạc , vua quan nước Nam thường đem theo Trống đồng đánh lên , có Thần  tướng , Thần núi Đồng Cổ trợ oai đánh tán lũ giặc .
Quan niệm Thần Đạo đã quá rõ ràng quang minh chính đại . Thờ Trời , cầu thiên tướng , Thần binh và có Thần Đồng Cổ , thần Phù Đổng thiên Vương hiện lên phá giặc Ân và giặc Thục .
Hệ thống tín ngưỡng từ tuyệt đối thể nhất nguyên là Trời và tất cả Thần minh , thiên tướng cứu dân giúp nước . đó là hệ thống thiên Thần Đạo .
Bên phải Đền Thượng có 2 cột đá là di tích miếu cổ ( đá Thần ) ( Nứơc ta có tục thờ đá Thần từ cổ đại , có mộ đá và đền đá ở vùng thượng du Bắc Việt hãy còn như giếng đá Thần . Gần đó có lăng thờ vọng Hùng vương . Đền giếng ở phía Tây Nam núi Nghĩa Lĩnh

                     ( Núi Nghĩa lĩnh – Hongquang )

Có giếng đá Thần , tương truyền là nơi con gái Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18 ) là công chúa Ngọc Hoa ( thời đại Hùng Vương gọi công chúa là Mỵ Nương ) và Tiên Dung thường đến múc nước gội đầu ( có đền thờ Bà Đá ).
Ta cứ tìm hiểu sâu về tên công chúa Ngọc Hoa ( Bà Chúa Ngọc ) đẹp như ngọc .
Tiên Dung là nhan sắc đẹp như tiên .
Như thế ta thấy từ quan niệm đặt tên con gái có ý nghiã đẹp như châu ngọc và đẹp như nét dung nhan của tiên nữ xuống trần  quan niệm Thần và tiên đi liền nhau của buổi sơ kỳ của Thần Đạo Việt .
Hằng năm làm Giỗ Tổ ( mở hội tế ) vào ngày mùng 10 tháng 3 mà dân gian đã truyền tụng lâu đời :
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba


                  ( Lễ Hội Đền Hùng mùng 10 tháng 3 )
Vua thay các vị giáo chủ tế trời các quan thay chức sắc tôn giáo tế đền rước sắc .
Tòan dân mở hội , làng nước bừng vui . Đó là đạo nghĩa lớn của dân tộc , đã có từ vua Hùng , chứ đâu phải sau khi giặc Tàu Bắc Thuộc đem Nho giáo vào , ta mới có đạo lý như Phan Kế Bính thiển cận đã hết lòng ca tụng đạo Khổng , như thế cũng là một Nho hương nguyện , mà chính Khổng Phu Tử cũng đã từng răn dạy nghiêm khắc từ thời Xuân thu chiến quốc của Tàu .
Người Việt có văn hóa phương Nam , các nước trên thế giới buổi sơ kỳ thường có những quan niệm  trùng nhau như quan niệm về Trời , Thượng đế của vạn hữu .
Ta có thể nói đạo lý đó là Thiên nhân Thần Đạo buổi mở nước của thời Hùng Vương
Có cả 100 con voi Thần về chầu vua , truyền thuyết đã ghi ( có chép ở trước ) .
1 . Hệ thống tinh thần đã có
Thờ Trời – thờ Mẫu
Thiên Thần - Thần Tướng – Thiên Tướng – Tiên Dung ( tiên nữ ) .
Nói chung đó là phần hình nhi thượng ( siêu hình ) của Thần Đạo ( phần siêu hình ) .
Hệ thống này là phần vũ trụ quan Thần Đạo như Trời Đất linh khí Thần Trụ Trời - Thần Thái Dương - Thần Tinh Tú - Thần Mưa - Thần Núi Sông - Thần Biển cả …
Thần Đực - Thần Cái – Thần Mặt Trời - Thần Thổ Địa – Sơn Thần …
  ( Xem kỹ Thần thọai Việt Nam )
2 . Quan niệm về thiên lý và nhân sinh như ‘’ Thiên lý tại nhân tâm ‘’
‘’ Dân muốn là Trời muốn ‘’
Thần Đạo nhơn thần bắt nguồn từ lịch sử , huyền sử , Thần thọai của Việt nam như Lạc Long Quân Âu cơ – Vua Hùng Vương – các Lạc Hầu Lạc Tướng- các Quan Lang , các tướng quân của mỗi triều đại ‘’ trung quân ái quốc quý dân ‘’ đều được tôn làm Thần , được thờ ở miếu đình .
Cả sau này các cụ chống Tây cũng được triều đình và nhân dân lập đền thờ như Hòang Diệu , Phan Đình Phùng , Nguyễn Trung trực , Đề Thám , Phan Châu Trinh , Đồ Chiểu …
Có nơi thờ một hoặc hai vị Thần như Võ Tánh , Ngô Tùng Châu .
Có nơi dân lập đình thờ riêng như tả quân Lê Văn Duyệt , như Nguyễn Trung Trực và được vua có sắc phong .
(Tà quân Lê Văn Duyệt )

Có nơi còn chia ra Thượng đẳng thần , Trung đẳng thần .
Mỗi triều đại như nhà Lê có các đại thần  nhà Lê đều được tôn thờ như thế , dòng lịch sử dân tộc tự nguồn cội Hùng vương và cả Bách Việt đến Phong Châu chảy dài năm bảy ngàn năm đến nay , cứ thêm sắc phong và miếu đình , ở làng xã cứ xây cất thêm nhiều mãi . Còn đất nước , còn dân tộc Việt thì Thần Đạo Việt mãi trường tồn . Đâu đâu người Việt cũng xây đình miếu để thờ Hùng Vương – Việt tổ , để Thần phù hộ cho Tổ quốc .

THOI TIET UK, LONDON 11-9


Saturday, 7 September 2013

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA SƠ ĐỒ !!! VIETNAM HISTORY !!!















Dựa theo Đại Việt Sử Ký và tiền Việt Nam
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1ntn4ntn312qv3n3q3m3v3m3237n2nmn4n312q43t36383v3m3m3237n2n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1#phandau
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n_Vi%E1%BB%87t_Nam )

Tiền trong đời sống kinh tế - xã hội[sửa]

Trước thời Trần, sách sử Việt Nam không nói rõ quan hệ giữa các đơn vị tiền tệ. Thời Trần Thái Tông được các nhà nghiên cứu ghi nhận là lần đầu tiên sử sách phản ánh quan hệ này[1]. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép vào năm 1226, triều đình “xuống chiếu cho dân gian dùng tiền "tỉnh bách" (hay “tỉnh mạch) mỗi tiễn là 69 đồng. Tiền nộp cho nhà nước (tiền "thượng cung") thì mỗi tiễn là 70 đồng”[2].
Tiền tỉnh mạch là tiền rút bớt giá trị của bạc đi. Theo truyền thống , 1 lạng bạc = 1 quan = 1000 đồng nhưng từ thời Ngũ Đại rút bớt giá trị, sang thời Tống cũng theo tỉ lệ này: 1 quan chỉ còn tương đương 770 đồng. Nhà Trần cũng theo lệ tỉnh mạch, nghĩa là trong lưu thông 1 quan = 10 tiền = 690 đồng (còn gọi là văn), nhưng khi nộp thuế cho triều đình thì phải đóng thành 700 đồng[1]. Sách An Nam chí lược của Lê Tắc cũng ghi nhận điều này, đồng thời phản ánh việc đồng tiền nhà Tống và nhà Đường lưu hành trong nước như thời Lý[1].
Mặc dù triều đình ấn định tỷ lệ tiền tệ nhưng trong thực tế không hoàn toàn theo đúng như vậy. Giá trị đồng tiền và tỷ giá bạc vẫn giảm theo mức cung cầu của hai kim loại trên thị trường vào một thời điểm hay ở một khu vực[3]. Càng về sau, tỷ lệ giá trị càng thấp. Theo Paul Pelliot, tới năm 1350 tỷ giá còn 1 tiền = 67 đồng để trao đổi 1 lạng bạc tiền giấy nhà Nguyên (Trung Thống ngân hóa ra đời từ thời Nguyên Thế Tổ), mà tiền bạc giấy này vốn chỉ có giá trị bằng 1/10 lạng bạc thật, tức là 1 quan Đại Việt vào thời điểm năm 1350 bằng 670 đồng[4].


Bãi cọc Bạch đằng - hình từ Internet


Binh Thư Yếu Lược - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn  .


Lễ kỷ niệm Ngày mất Trần Khát Chân - vanhoadoisong.vn












































---------------------

Tư liệu về 18 đời Hùng Vương.


Tư liệu về 18 đời Hùng Vương.



(tài liệu của Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá được in trong tạp chí “Nguồn Sáng“ số 23 trong dịp lễ Hội Giỗ Tổ Hùng Vương 1998. )



Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá viết:



Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm các truyền thuyết, thư tịch cổ, các ngọc phả các xã quanh vùng có đền thờ các Vua Hùng như xã Hy Cương (Vĩnh Phú) hiện lưu trữ tại Vụ bảo tồn bảo tàng, Bộ Văn Hóa (số hiệu HTAE 9) thì các tài liệu này không ghi chép là 18 đời Vua Hùng mà lại ghi là 18 chi. Mỗi chi gồm nhiều đời Vua, có cả năm Can, Chi lúc sinh và lúc lên ngôi.
Các đời Vua trong một chi đều lấy hiệu của Vua đầu chi ấy.

Mười tám chi ấy như sau:

1. Chi Càn: Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?).

2. Chi Khảm: Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr. TL), lên ngôi 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua. Chi này ở ngôi tất cả 269 năm, đều xưng là Hùng Hiền Vương, từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế).

3. Chi Cấn: Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL) lên ngôi khi 18 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương,272 năm, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr.TL. Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.

4. Chi Chấn: Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), không rõ truyền được mấy đời vua đều xưng là Hùng Hoa Vương, ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.

5. Chi Tốn: Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi. Không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Hy Vương ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.

6. Chi Ly: Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL), lên ngôi khi 29 tuổi, truyền 2 đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm đều xưng là Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương.

7. Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.

8. Chi Đoài: Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Vỹ Vương, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.

9. Chi Giáp: Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi khi 45 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Định Vương, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.

10. Chi Ất - Hùng Uy Vương, huý Hoàng Long Lang, 3 đời, 90 năm, từ 1251 đến 1162 tr.TL)

11. Chi Bính: Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.

12. Chi Đinh: Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Vũ Vương, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

13. Chi Mậu: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL) lên ngôi khi 23 tuổi, truyền 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

14. Chi Kỷ: Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Anh Vương, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 trTL Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.

15. Chi Canh: Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi truyền 3 đờianh Thân (661 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu



16. Chi Tân: Hùng Tạo Vương (Thần phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, ghi đời thứ 16 là Hùng Tạo Vương, đóng ở Việt Trì, có Thạc tướng quân đánh tan giặc Man, Vua phong là Chuyển Thạch Tướng Đại Vương - ‘NgườI anh hùng làng Dóng’ Cao Xuân Đỉnh (NxbKHXH 1969 trg 126-130), húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), 3 đời vua, lên ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu



17. Chi Nhâm: Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu



18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì - Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.

Tổng cộng là 2621 năm từ 2879 đến 258 tr. TL

Như vậy, họ Hồng Bàng, trị vì nước Văn Lang, với vương hiệu Hùng Vương, không phải chỉ có 18 đời (18 ông vua) mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều đời vua.
Điều này giải thích hợp lý sự tồn tại gần 3000 năm của thời đại Hùng Vương.

Đền Hùng hiện nay trong ngôi đền chính, có một bài vị chung, thờ các vị Vua Hùng, có hàng chữ « Đột Ngột Cao Sơn Cổ Hùng Thị thập bát thế thánh vương, thánh vị ». Do tục thờ cúng tổ tiên, chỉ chờ vị khai sáng đầu tiên, nên chữ « Thập bát thế » có thể hiểu là 18 Vương hiệu của các vị Tổ đầu tiên của 18 chi Hùng Vương, đã thay nhau cầm quyền trên đất nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của người Việt chúng ta ngày nay.



Thế thứ các Vua Hùng:

Mỗi chi Hùng Vương gồm nhiều đời con, cháu... kế ngôi, lấy tên hiệu và tên huý của đời Vua đầu chi chung cho các Vua tiếp theo trong chi đó. Triều đại Hùng Vương kéo dài 2621 năm (từ năm 2879 TCN đến 258 TCN), gồm khoảng 100 đời Vua.

1. Đức Kinh Dương Vương - Lộc Tục, tức Lục Dục Vương : sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi , Hai ngàn tám trăm bảy chín (2879 tcn), trị vì trong 86 năm , từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?).

2. Lạc Long - Sùng Lãm, Thiên nhân -Di Lặc - Phật Tổ :năm ra đời :18/3/Bính Thìn (2825 tr. TL), năm 33 tuổi lên ngôi, hiệu Hùng Hiền Vương , 269 năm tại ngôi từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL) , Thủ lĩnh khoảng độ mười đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế)

3. Hùng Lân - Hiệu Hùng Quốc Vương : sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL), lên ngôi năm 18 tuổi, trị vì 271 năm từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr.TL, truyền khoảng hơn 10 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.

4. Bửu Long - hiệu Hùng Hoa Vương : lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), trị vì trong 342 năm từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL), kéo dài hơn mười đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.

5. Bửu Lang - hiệu Hùng Hy Vương : sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi , trị vì trong 199 năm từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL) ,Ngót mười đời Chủ nguyên khai bấy giờ . Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.

6. Long Tiên Lang - hiệu Hùng Hồn Vương: sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL) , lên ngôi khi 29 tuổi , trị vì trong 80 năm từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL) ,Thủ lĩnh truyền kế hai đời , Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương.

7. Quốc Lang - hiệu Hùng Chiêu Vương :
 sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, trị vì 200 năm từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL) ,kéo dài 5 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.

8. Vân Lang - hiệu Hùng Vi Vương : sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi , trị vì 99 năm từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL), 5 đời kế thừa . Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.

9. Chân Nhân Lang huý – hiệu Hùng Định Vương:
 sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi năm 45 tuổi, trị vì 80 năm từ 1331 đến 1252 tr.TL , truyền thừa 3 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.

10. Hoàng Long Lang - hiệu Hùng Uy Vương :37 tuổi lên ngôi , trị vì 90 năm từ 1251 đến 1162 tr.TL ,truyền thừa 3 đời

11. Hưng Đức Lang - hiệu Hùng Trinh Vương :
 sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, trị vì 107 năm từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL), truyền được 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.

12. Đức Hiền Lang - hiệu Hùng Vũ Vương :
 sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, 85 năm trị vì từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL) ,3 đời làm Thủ lĩnh . Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

13. Tuấn Lang - hiệu Hùng Việt Vương : sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL), 23 tuổi lên ngôi, 105 năm nắm quyền từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL), truyền 5 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

14. Viên Lang - hiệu Hùng Anh Vương :
 sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, 99 năm trị vì từ 853 đến 755 trTL, trải qua 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.

15. Cảnh Chiêu Lang - hiệu Hùng Triệu Vương : sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi , 94 năm làm thủ lĩnh từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL), cả thảy 3 đời Cha Con . Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu

16. Đức Quân Lang -hiệu Hùng Tạo Vương, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), 91 năm trị vì từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL), 3 đời truyền nhau . Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu

17. Bảo Quang Lang - hiệu Hùng Nghi Vương : sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) ,9 tuổi lên ngôi, 159 năm trị vì từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL) , được 4 đời . Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu

18. Huệ Lang - hiệu Hùng Duệ Vương : 
sinh năm Canh Thân (421 tr. TL) , 14 tuổi lên ngôi, trị vì 150 năm từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL) , truyền khoảng 6 đời . Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.

sau đó cơ đồ Văn Lang được trao lại cho Thục Phán , cháu họ của vua Hùng.



Danh sách 100 người con trai của Lạc Long Quân - Âu Cơ



Lân Lang làm vua, 49 người con còn lại theo cha Lạc Long Quân là:

Xích Lang, 
Quynh Lang, 
Mật Lang, 
Thái Lang, 
Vĩ Lang, 
Huân Lang, 
Yên Lang, 
Tiên Lang, 
Diên Lang, 
Tích Lang, 
Tập Lang, 
Ngọ Lang, 
Cấp Lang, 
Tiếu Lang,
Hộ Lang, 
Thục Lang, 
Khuyến Lang, 
Chiêm Lang, 
Vân Lang, 
Khương Lang, 
La Lang, 
Tuần Lang, 
Tân Lang, 
Quyền Lang, 
Đường Lang, 
Kiều Lang, 
Dũng Lang, 
Aác Lang, 
Tảo Lang, 
Liệt Lang, 
Ưu Lang, 
Nhiễu Lang, 
Lý Lang, 
Châm Lang, 
Tường Lang, 
Chóc Lang, 
Sáp Lang, 
Cốc Lang, 
Nhật Lang, 
Sái Lang, 
Chiêu Lang, 
Hoạt Lang, 
Điển Lang, 
Thành Lang, 
Thuận Lang, 
Tâm Lang, 
Thái Lang, 
Triệu Lang, 
Ích Lang.
.
50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là:

Hương Lang, 
Kiểm Lang, 
Thần Lang, 
Văn Lang, 
Vũ Lang, 
Linh Lang, 
Hắc Lang, 
Thịnh Lang, 
Quân Lang, 
Kiêm Lang, 
Tế Lang, 
Mã Lang, 
Chiến Lang, 
Khang Lang,
Chinh Lang, 
Đào Lang, 
Nguyên Lang, 
Phiên Lang, 
Xuyến Lang, 
Yến Lang, 
Thiếp Lang, 
Bảo Lang, 
Chừng Lang, 
Tài Lang, 
Triệu Lang, 
Cố Lang, 
Lưu Lang, 
Lô Lang, 
Quế Lang, 
Diêm Lang, 
Huyền Lang, 
Nhị Lang, 
Tào Lang, 
Ngyuệt Lang, 
Sâm Lang, 
Lâm Lang, 
Triều Lang, 
Quán Lang, 
Cánh Lang, 
Ốc Lang, 
Lôi Lang, 
Châu Lang, 
Việt Lang, 
Vệ Lang, 
Mãn Lang, 
Long Lang, 
Trình Lang, 
Tòng Lang, 
Tuấn Lang, 
Thanh Lang.

trích Đại Việt Sử Ký Tòan thư
Kỷ Thuộc Tùy Đường
Quý Hợi, [603], (Tùy Nhân Thọ năm thứ 2). 158 Lưu Phương bắt được tướng cũ của Hậu Nam Đế, cho là gian ác, đều chém cả.

Ất Sửu, [605], (Tùy Dạng Đế Quảng, Đại Nghiệp năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, Lưu Phương mới dẹp yên nước ta, bầy tôi nhà Tùy có người nói nước Lâm Ấp có nhiều báu lạ. Vua Tùy bèn cho Phương làm Hoan Châu đạo hành quân tổng quản, đi kinh lược nước Lâm Ấp. Phương sai bọn thứ sử Khâm Châu là Nịnh Trường Chân đem quân bộ và quân kỵ hơn một vạn xuất phát từ Việt Thường159 . Phương thân dẫn bọn đại tướng quân Trương Tốn đem thủy quân xuất phát từ quận Tỷ Cảnh (huyện của nhà Hán, thuộc quận Nhật Nam; nhà Tùy đặt quận Tỷ Cảnh)160 . Tháng ấy quân đến cửa biển. Tháng 3, vua Lâm Ấp là Phạn [1b] Chí sai quân ra giữ nơi hiểm yếu, bị Lưu Phương đánh tan chạy. Quân của Phương qua sông Chà Lê. Quân Lâm Ấp cưỡi voi lớn từ bốn mặt kéo đến, quân của Phương đánh không lợi bèn đào nhiều hố nhỏ, phủ cỏ lên trên, cho quân khiêu chiến, đang đánh giả thua chạy. Quân Lâm Ấp đuổi theo, voi phần nhiều sụp hố ngã nhào, nhốn nháo kinh hãi, quân trở nên rối loạn. Phương cho dùng nỏ bắn voi, voi lùi chạy, xéo giẫm vào hàng trận. Phương nhân đó cho quân tinh nhuệ đuổi theo. Quân Lâm Ấp thua to, bị bắt, bị chém kể hàng vạn. Phương tiến quân đuổi theo, mấy trận đều được cả, qua phía nam cột đồng Mã Viện, đi tám ngày nữa đến quốc đô Lâm Ấp. Mùa hạ, tháng 4, Phạn Chí bỏ thành chạy ra biển. Phương vào thành lấy được 18 bộ thần chủ trong miếu đều đúc bằng vàng (tức là 18 đời vua), khắc đá ghi công rồi về. Binh sĩ thũng chân, mười phần chết đến bốn năm phần. Phương cũng bị ốm, chết dọc đường.

trích từ : vnthuquan 
Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên... soạn thảo (1272 - 1697).
Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 - 1992).
Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành (1993).
--------------

Người Nam Chiếu là con cháu vua Vũ Đế Triệu Đà. Thời Hán Vũ Đế, thừa tướng nước Nam Việt là Lữ Gia không phục, giết sứ Hán là bọn An Quốc, Thiếu Quý(1). Hán Vũ Đế sai tướng là bọn Lộ Bác Đức, Dương Phác đem quân chinh phạt, bắt Vệ Dương Vương Kiến Đức và Lữ Gia, thôn tính cả nước, phân đất cho các quan cai trị. 

Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn là những xứ vắng vẻ không có người. Khi bộ hạ đông đúc, họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu, cho nên họ mang danh hiệu ấy. 
Trích từ lsvietnam.infor