Wednesday 9 October 2013

XÂY DỰNG VŨ TRỤ NHÂN SINH QUAN THẾ GIỚI QUAN -TÍN NGƯỠNG THẦN ĐẠO VIỆT NAM !!!

XÂY DỰNG VŨ TRỤ  NHÂN SINH QUAN THẾ GIỚI QUAN


Xây dựng một vũ trụ  , nhân sinh – thế giới quan mới đúng là tinh thần của một quốc gia Việt Nam hiện đại từ nền tảng Thần Thọai – kết hợp với Việt Nam hóa các trào lưu tư tưởng mới hiện diện tại nước ta – xa rời chủ nghĩa tệ hại làm mất đi cái qúy giá của tinh thần , tâm linh của người Việt . Như thế , đạt tới căn nguyên , cội nguồn văn hóa dân tộc cựu truyền , thì sẽ đưa tinh thần Tôn giáo và triết học hiện đại đúng hướng của thời đại và của một thế giới mới và tòan diện .

Ông Trời  trong tín ngưỡng dân tộc

Với sự phát triển của khoa học , văn hóa tâm linh , ý chí siêu việt của Thần Thọai , người Việt đã có một nền văn hóa lớn lao biểu thị cho nền văn minh Đại Việt hình thành ( chữ Đại Hành ở trong sách này trước tiên là sự vận hành của Tạo hóa ) .
Thế giới chỉ có một ông Trời chung cho tất cả mọi người , mọi vật . Mặc dầu các dân tộc gọi Ông Trời  theo ngôn ngữ  và tiếng nói của dân tộc đó . Đó là Đấng Chí Tôn tối linh không có Đấng nào khác quan trọng vĩ đại hơn Ngài . Ngày nay ghi lại tất cả tư tưởng tôn giáo trên thế gian  là một việc hệ thống cho tòan thể được nhất quán .
Người Việt thường tự hào với văn hóa Đông Sơn , với biểu tượng Trống đồng và nghi thức tối cao thờ Thần Đồng Cổ trước thời Tần Hán xâm chiếm nước Việt một ngàn năm . Các  nhà khảo cổ thường tìm tất cả mọi di chỉ để chứng minh đó đích thị là Trống Đồng xuất xứ tại làng cổ Đông Sơn bên bờ sông Mã . Trống Đồng cũng tìm thấy ở Vân Nam – và các nước Đông Nam Á .
Việc này ghi chép cho rõ nới phát tích ra một nền văn minh của thời đại đồ Đồng , Trống Đồng là văn minh chung của các dân tộc bán đảo . Riêng đối với Đại Việt Thần Đạo có một ý nghĩa tôn giáo đặc biệt . xác tín rằng văn hóa Trống Đồng đông Sơn là ở tại miền Bắc Việt thuộc trứơc công nguyên . Chứng tỏ tôn giáo Thần Đạo xuất hiện qua Trống Đồng và các hình tượng như Mặt Trời , các con chim Lạc – còn đặc biệt  có hình tượng 4 cặp nam nữ thực hiện nghi lễ phồn thực , hành động giao hoan tự nhiên , của nền văn hóa đa dạng ấy . Hình đua thuyền , con cóc ngồi sẵn , văn minh nông nghiệp . Nhưng điều quan trọng là thời đại Hùng Vương có đền thờ Thần Đồng Cổ .
Hằng năm vào dịp tết , vua quan đều ra đó ăn thề  , để chứng tỏ tấm lòng thương yêu  vào việc thờ vua chí trung , đòan kết bảo vệ dân tộc Việt từ ngàn xưa khác với các nơi khác , không có đền thờ Thần Đồng Cổ . Giáo sư Nguyễn Đăng Thục viết trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam rằng Người Việt thời Hùng Vương đã có tôn giáo chính thống của mình là Thần Đạo thờ Trống Đồng – là Thần Đồng Cổ . thêm vào đó các Thần tích trên mai rùa Thần có ghi lịch sử sáng chế Thần Thọai hình thành vũ trụ và Người Việt
Chữ Khoa Đẩu – Bức Hoành phi

 Thời Thượng cổ có “ cả chữ Khoa Đẩu “ là chữ Quốc Việt . Hình ảnh con Rồng cũng biểu thị cho nền văn hóa  phi phàm của dân tộc con Rồng cháu Tiên .
Chúng ta thấy có vài hình tượng đức Phật cưỡi Rồng hay mẹ Maria đứng trên đầu rồng . Không biết vô tình hay cố ý người ta xâm phạm vào vào văn minh , tín ngưỡng  của Việt tộc . Điều  này một người Việt Nam chân chính không ai làm như thế .

Thầy giáo dạy 2 công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa – 2524 TCN –BC ?

Xin nhắc lại chữ Khoa Đẩu là một lọai chữ riêng của của dân tộc Việt thời cổ , vì sự xâm lược của rợ phương Bắc  tàn phá muốn mưu đồ đồng hóa dân Việt . Chữ Khoa Đẩu đã mất dấu tích , chỉ còn trong truyền thuyết mà thôi .
Đời Vua Lê Thánh Tông nằm chiêm bao – Ngừơi  nói có thấy mường tượng lọai chữ viết của người Việt cổ , nhưng đáng tiếc la suốt mấy chục ngàn năm , người Việt chỉ nhờ chữ Hán viết theo văn phạm Việt làm lọai chữ Nôm . Hai nữa chữ quốc ngữ của ta đang viết là chữ của La Tinh , của Pháp do Alexandre Rhôdes tạo ra .

Thời đại này các nhà ngôn ngữ học , nên cố gắng tạo ra một lọai chữ đặc  thù , chính thống là của sự sáng tạo của người Việt chắc không phải là vô ích .
Chính thống – về mặt tôn giáo và tư tưởng cũng vậy , chẳng lẽ có 5.7 ngàn năm lịch sử và văn hóa , người Việt chẳng có tôn giáo chính thống nào xuất hiện hay một lọai chữ mang sắc thái tinh thần của người Việt mình hay sao ?
Cứ nhai đi nhai lại tư tưởng người ngòai , nhắc tới nhắc lui hòai mấy ông Khổng Mạnh , thì thật đáng chê trách . Nói như thế , dân Đại Việt không chỉ có võ công mà có cả văn nghiệp , và các nền tảng khoa học , để xây dựng một nền văn hóa  dân tộc hiện đại 
Kẻ tài hèn sức mọn này  , dám làm cái việc qua mặt cha ông  , là đi một bước liều lĩnh , để thực hiện chân lý đó vậy . Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều người đồng tình , có tài trí hưởng ứng và góp tay vào xây dựng nền Thần Đạo Việt Nam  . Tư tưởng văn hóa của người Việt cả nhà nước nào cũng vậy .
Từ lâu người Việt cứ giữ thế thủ , để cho các nước lớn xâm lăng , tấn công  đẩy chúng ta – về thế võ công tự vệ của người Việt .
Tư tưởng văn hóa mới phóng tầm nhìn và họat động ra ngòai thế giới tòan diện hơn – sâu xa hơn – từ các môn nghệ thuật và thể thao , phải có tư tưởng mới phóng ngọai được .
Trong Việt Nam học , trải qua hơn mười năm công phu , ban tổ chức làm việc vô cùng quan trọng  , để cho người trong nước và ngọai quốc hiểu sâu xa , về đời sống , văn hóa Việt Nam .
Tuy nhiên , có điều họ không đề cập là Tôn giáo chính thống và chữ Việt chính thống là gì ?
Một thiếu sót có vẻ ngây thơ , mà các nhà Việt Nam học không lưu ý tới . Dường như các nhà ngôn ngữ học chỉ học văn hóa , ngôn ngữ mà thôi , chứ không thấy họ sáng tạo ra cái gì  có hồn dân tộc cả . Huống chi là nói đến cái Đại Hồn của dân tộc . ( Đại Việt Thần Đạo ) .
Phần tìm hiểu về văn hóa Đông Sơn dường như người ta chỉ nói và trưng bày cái hồn của vật thể , mà ông cha từ nghìn xưa , đã tạo tác đặt để tạo Trống Đồng , các  hình tượng biểu thị ra Mặt Trời , Chim Lạc – các hình tượng về tính dục của văn hóa Phồn Thực – của từng cặp biểu diễn tư thế sản sinh nòi giống , làm tình tự nhiên – có ý nghĩa phát triển thế nhân – hay các hình tượng khác có trên các lọai Trống Đồng – Thạp Đồng như hình con cóc – ( cậu Ông Trời  ) của Thần Thọai  và cổ tích Việt Nam .
Mỗi tư thế , mỗi hình tượng nói lên một tiếng nói thiêng liêng , gây ấn tượng gì của nền văn minh Đại Việt xưa nay – Phần này chỉ để nhắc cho dân tộc ta biết từ ngàn xưa , người Việt cổ đã có một tôn giáo chính thống là Thần Đạo . Một số người Pháp viết về văn minh Việt Nam đều biết rõ và có ghi lại ( xem sách Tư tưởng Việt Nam của giáo sư Nguyễn Đăng Thục ). Đền thờ Trống Đồng – Đền Đồng Cổ  , quan trọng vào bậc nhất , linh thiêng vào bậc nhất trong lịch sử Việt .

Từ đời Hùng Vương , đến đời sau này , nhất là đời Trần về sau  - mỗi năm các quan hội thề ở đền Thần Đạo -  Đền Đồng Cổ - để thề trung quân ái quốc – đối với vua và dân tộc – cho nên Đền Đồng Cổ là ngôi đền Thần Đạo của Thần Đạo Việt Nam , các miếu đình về sau nới nào cũng có thờ Thần sở tại .
Thế mà đến nay không nhà văn hóa nào ngòai cụ Nguyễn Đăng Thục nêu lên Thần Đạo là văn hóa chính thống của Việt Nam cả , thật đáng tội , đó là tội bất hiếu , bất kính với người xưa , đã ra công sức đúc nên Trống Đồng và ý nghĩa của nó là ý nghĩa của Thần Linh hiện thể “ Việc này tôi nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần rồi ! “.
Các bạn muốn tìm hiểu thêm ý nghĩa văn hóa tôn giáo , thì nên tìm tất cả tư liệu của nền văn hóa Đông Sơn – lưu ý đến các hình tượng về tôn giáo trong đó . Trong văn hóa Đông Sơn còn có một hình người cầm đèn và đội cái Trống Đồng trên đầu là biểu tượng cho ngọn lửa ánh sáng soi rõ vạn vật và sinh hóa vũ trụ - đội cái Trống Đồng trên đầu là thờ Thần Đồng Cổ - mà các nước Đông nam á hai miền Hoa Nam không có , ngọn lửa trong tư tưởng Việt là ngọn lửa sinh hóa vũ trụ vạn vật , như ngọn lửa Prométée hay của giáo phái thờ lửa của Ba Tư – Bái Hỏa Giáo  của Zarathoustra – đền thờ Trống Đồng là Đền Đồng Cổ Thần Đạo , là tôn giáo chính thống của Việt Nam cổ đại mà thế giới nghiên cứu nền văn minh chính thống Việt Nam đều biết cả .
Các hình chim Việt – chim bồ câu , biểu tượng người hạnh phúc an lạc , hòa bình của nước Văn Lang thời Hùng Vương đến nay .
Đền Đồng Cổ là nơi hết sức linh thiêng mà hằng năm , các vua và quan lại trong triều đều đến “ăn thề “ tại ngôi đền thiêng này – kể từ đời Lý Trần về sau , mỗi lần tiếng Trống Đồng đánh lên , quân Mông Cổ kinh tâm táng đởm , thất sắc ra mặt .

MAI TÁNG TRONG THẠP ĐỒNG ĐÔNG SƠN


Trước khi mai táng người chết , người xưa thường đập phá làm hư hao các vật tùy táng theo sự tin tưởng của thời cổ đại . Họ cho là người chết có đem theo tất cả các đồ vật hư nát cả này mới xài  được , dùng được ở thế giới bên kia . Ngày nay người ta đốt giấy tiền vàng bạc cũng phải đốt hết – không để miếng giấy nào còn lại chưa cháy . Hay đốt quần áo bằng giấy … - đều đốt cháy hết cả . Nếu vật chưa hư hại , chưa cháy hết , thì nó thuộc về thế giới bên này , người chết không dùng được .




Người Việt cổ cũng ướp xác ( như pho tượng Phật còn lại đến này ) . Tuy nhiên rất ít có lệ này . cả vua quan đời xưa đều chôn cất tử tế - ở trong các mộ thuyền – khóet lỗ trong thân cây như chiếc ghe , rồi đặt xác người chết vào mà mai táng . Hoặc thiêu xác ra tro rồi bỏ vô thạp hay bình lớn bằng đồng mà chôn – như lời đức Trần Hưng Đạo Vương căn dặn con cháu trước khi người về trời .

Đức Hưng Đạo Đại Vương  cũng không dặn con cháu xây lăng mộ gì cho mình cả - mà bảo chôn hài cốt xuống đất trong vườn nhà , rồi khỏa đất lại cho mất tích luôn .

Có lẽ người  đề phòng sau này quân thù sang xâm lược và tàn phá chăng ?
Người giàu có bình thường thì dùng trong quan ngòai quách , vừa kiên cố chắc chắn – xưa cũng có táng mộ đá – mộ Chum – không phải chỉ có chiếc hòm gỗ hay hòm kiếng như ngày nay .









Thần Đồng Cổ là vị Thần  uy vũ đức độ . Ngài là chúa tể duy nhất , độc lập ở thế giới lòai người , đưa dân tộc Việt Nam trở thành một đất nước oai vũ dưới trời .
Tuy nhiên lòng Thần nhân hậu  , Thần sống trên 99 dãy núi Hùng và núi Đồng Cổ để coi sóc người Việt . Ngài không tha thứ cho lũ yêu tà nào đến đất Việt  cả . Tiếng gầm của Ngài  vang cả thế giới , khiến kẻ thù của dân Đại Việt phải khiếp sợ kinh hòang . Trước đây thái tử Mông cổ nghe tiếng gầm của Ngài phải chui  vào ống đồng , cho quân kéo chạy về nước . Thần Đồng Cổ tượng trưng cho Sấm Sét nữa .
“ Uống máu ăn thề “ là cổ tục của người đời trước .

Chúng ta được phép ăn uống bắt sống các vật sinh  để lấy thịt nấu ăn từ xưa đến nay .
Cấm ăn các lòai chim nhỏ như chim sẻ , Cấm ăn thịt chim Hồng hạc – các lòai Hạc và khỉ vượn – các lòai thú không có linh hồn mà chỉ có vía . Khi giết thịt xong thì vía đó tiêu mất .
Cấm ăn các lọai linh thú của Thần Thọai  và lịch sử :
  1. Cá chép vì hóa rồng ( Hồng long )
  2. Bạch Hổ 
  3. Bạch Tượng
  4. Bạch Trĩ ( các lòai Công và Trĩ )
  5. Các lọai rùa lớn và đồi mồi Kim quy
  6. Chim Hòang Cao Cát
  7. Phượng – Phụng Hòang
  8. Mèo ( Linh Miêu )
  9. Chó ( trung với chủ ) đền cẩu nhi thờ chó Thần .
  10. Ngựa ( Bạch Mã )
  11.  Kỳ Lân – Long Mã phụ đồ
  12. Con cóc ( là cậu Ông Trời )
  13. Chim Bồ Câu ( đưa thư )
  14. Các lọai Gà Linh ( Linh kê như Gà Tử Mị - Thần Kê .. )

Bùi Giáng có thơ :

Con kiến bé hoa hoang và cỏ dại
Con vi trùng , sâu bọ cũng yêu luôn .

Luật Thần Đạo cấm việc sát sanh hại người .
Dĩ đức báo óan là đạo đức của người quân tử phương Nam ( Lão Tử ) người Bách Việt .
Thần Đạo quy định như sau :
Từ 1-12 tuổi : thời thiếu niên
Từ 13-25 tuổi : trưởng thành – tự mình chịu trách nhiệm về hành vi của mình .
Từ 25-35 tuổi : thành nhân
Từ 35-50 tuổi : lập thân và làm việc đại sự
Từ 50-60 tuổi: an định ( ngũ tuần )
Từ 60-70 tuổi: trời ban
Từ70-90 tuổi : Thiên Đức ( tuổi Cửu Huyền )
Từ90-125 tuổi : văn thời – Qui cố thổ , hưởng trường thọ - khang ninh .


LY HÔN  

Người vợ hay chồng ly hôn là không phải Thần Đạo .
Vợ chồng là căn bản của đời sống nhân lạoi .
Người đạo sĩ trong đền chứng minh cảnh hòa hiệp – đính hôn ( tại đền Thiêng - Thần Đạo ) .
Nếu sau muốn ly hôn , vợ chồng phải ra trước pháp luật . Nơi đó đạo sĩ đứng ra nhận lấy tờ giấy ly hôn của hai người đã đồng ý , đặt lên bàn thờ Thần rồi công bố : “ đại diện cho Thành hòang bổn xứ “ hôm nay chúng tôi chấp nhận lễ ly hôn mà đôi vợ chồng này đều mong muốn “
Được ghi vào sổ “ Thiên luật “ để làm bằng chứng trước pháp luật . Đạo và đời là một . Luật Đạo cũng như luật đời , ngăn cấm ly hôn bất cập , la để đôi vợ chồng suy nghĩ cẩn thận , rồi mới đặt bút ký ly hôn .

Nếu tôn giáo nào bắt buộc Người Việt phải bỏ đạo của mình để theo đạo của họ , rồi mới được kết hôn , không phải là chính đạo .
Như thế bạn hỏi lại , các bạn có tôn trọng Thần Minh của ta không . Có chịu bỏ đạo của họ theo đạo của ta không ? . Thì ta cũng vậy .  Ta không bao giờ bỏ đạo của ta . Một là theo đạo của ta . Hai là giữ đạo của người nấy . Vì đất  nước Việt là gốc của đạo , ở nơi quê hương này .

Phải tôn trọng đạo gốc trước hơn hết . Và tôn trọng đạo nhà mà trời đất  chứng trí cho – được vững bền hạnh phúc vậy .
Đạo nhà là Thần Đạo – hay Đại Việt Thần Đạovà các đạo khác là Bách giáo Đồng Nguyên – Khổng đạo – Lão đạo - Phật đạo – Thiên chúa Giáo và Ấn Độ Giáo – Hồi Giáo – Bái Hỏa Giáo  …
Bách giáo Đồng Nguyên có ý nghĩa các tôn giáo truyền thống . Cụ Lý Huyền Đồng từ ngàn xưa nói rằng :
-          Trời mở đạo xuống thế gian . Khắp mặt hành tinh của ta đều có các Đấng Giáo Chủ  của vũ trụ vạn vật . Đạo nào cũng phải thờ cúng , lễ bái  để tỏ lòng thành , hiếu thảo đến vị sáng thế - và chỉ có Người duy nhất , độc lập và tối thượng – Ông Trời .
-          Các tôn giáo trên thế giới đều thờ Trời , mặc dầu tên gọi mỗi nước , mỗi miền có khác nhau . chính tại nước Việt  , dân tộc Chàm hay Mường gọi Trời là Giàng , cũng vậy
Bách Giáo Chủ chỉ về tòan thể các tôn giáo nhân lạoi – như Bách Gia Chư Tư của Trung Quốc vậy .
Bách Giáo Đồng Nguyên – là tất cả đều do một nguyên lý sáng tạo ra và kết tụ tinh thần  đó tại Việt Nam ngày nay .
Cho nên Đại Việt Thần Đạo dung hòa các giáo phái lại như tình anh em bốn biển đều là một nhà , để cùng tạo ra một thế giới hòa bình thân thiện và tin tưởng vào Đấng vô cùng – và tôn thờ Đấng Đại Ngã ấy làm chúa tể vạn vật .
Trong nước Việt Nam , cũng có đạo Tin Lành , Đạo Hồi , Đạo Ấn và Tây tạng – có những mâu thuẫn lịch sử , nhưng rồi cũng dung hòa được .
Nhưng tại đất nước Việt Nam  , các tôn giáo đều được trọng thì các tôn giáo khác cũng phải tôn trọng đạo của Người Việt , cũng như tổ quốc Việt Nam. Vậy sau này phải thành lập rất nhiều hiệp hội liên minh tôn giáo tòan cầu , hiệp hội văn hóa nghệ thuật tôn giáo , hiệp hội tôn giáo đồng ký hiệp định hòa bình , nếu tổ chức Liên Hiệp quốc bất lực không tạo ra được .


ĐÌNH THỜ THẦN VÀ NGHIÃ TRANG

Thân xác có thể trờ thành kim cương bất họai vì nghệ thuật ướp xác thời cổ đại ở các nước - Việt Đạo cũng có :
Linh hồn bất tử vượt qua họa phước .
Luân hồi tại thế .
Làm ác thì bị hình phạt tại thế gian theo luật pháp . Linh hồn bị sa vào hỏa ngục ngàn đời
Triết  lý nhân quả của đạo Phật cùng với tư tưởng đầu thai trở về thế gian , cũng tương xứng nhau – để cảnh báo cho người đời  phải  ăn ngay , nói thật , nói thẳng – hạng người sòng phẳng đó , sẽ được đầu thai sống lại nới cửa phú quý vinh hoa trần thế .


VÀI Ý NGHIÃ THẦN ĐẠO

ĐỀN THỜ LÀNG XÃ ( ĐÌNH )
Nơi các hồn linh ở thế gian quy tụ lại .

NGHĨA TRANG   

Giữ hài cốt  quý báu của lòai người . Chôn cất tử tế cha mẹ , ông bà là báo trọn chữ hiếu đối với tổ tiên .
Người có cái tâm lớn màu nhiệm là người  có hiếu thảo với tổ tiên giống nòi .
Mẹ Âu Cơ  là người sinh ra dân tộc Việt đầu tiên – là vị Thần sẽ giữ linh hồn và hình hài chúng ta để tạo phần bất tử đời đời , ý Mẹ muốn thế .
Nghĩa trang là nơi linh hồn đi về từ cõi âm và cõi đời và cõi hồng minh .
Nơi Nghĩa trang nên có một miếng đất cao ráo làm ngôi miếu thờ tất cả linh hồn người chết . tương trưng cho ngôi nhà Thần đạo dựng lên để các vong linh đó có nơi nương tựa , người đi viếng mộ , lễ bái .

NGHĨA TRANG TỪ HIẾU  

Chùa Thiên Mụ nơi an nghỉ của các họan quan triều đình Huế .
Chết là một sự khổ hạnh ó ý nghĩa vô thường – và đó là nguồn đau thương và bất lực nhất của đời người , đối với mọi người xưa nay , vì thế mà người thân , phải tạo cho người chết một nguồn an ủi vô tận . đó là tấm lòng thương tiếc vô hạn với người chết . Sống có nhà , chết có mồ có mả .
Bao người thân thích không những để tang cho cha mẹ , ông bà – những người thân yêu  nhất của đời mình . suốt đời trong tâm tưởng của mình mang một cuộc tang khó , những hình ảnh thân yêu để lại trong lòng người khôn nguôi .Trời có sinh và có diệt , để tạo cho mầm sống khác vươn lên theo lẽ trời – nhưng người  đời lại không thể sanh lại hình bóng thân yêu như tổ tiên , ông bà , cha mẹ và người thân đã mất – con người có một điều bất hạnh lớn là ở  đó . Phương pháp lấy gene cũng  không thay đổi được nổi đau buồn mất mát  người thân của gia đình . Người Việt rất buồn khổ về sự bất hạnh đó cho nên từng than :
Rắn già rắn lột da
Người già người tột đầu xăng
Thế giới mơ hồ có một điềm gì phi lý trong cuộc đời bất hạnh đó về cái gọi là số phận – là định mệnh cuộc đời người .

Khổng Tử bảo – “ cổ kim hận sự thiên nan vấn “
Rồi lại nói rằng : Trời có nói gì đâu !
Ông lão Tử bảo rằng : Trời đất vô tình coi thiên hạ như lòai chó rơm !
Sartre cho rằng : - có cái án tử hình treo cuối cùng ở đời người .
Cuộc đời đáng nôn mửa – ù lì !
Đáng chán . Phí lí – thật !
Đạo Thiên Chúa coi cái chết như chúa gọi về bên kia thế giới , về thiên đường .
Phật bảo – vạn vật vạn pháp vô thường !
Chỉ có chiêu lỳ Phạm Đan Phương thì cười đùa với cái chết
Năm bày năm nay những lạon ly
Cũng thì danh pậhn cũng thì thi
Một tập thơ sầu ngâm sảng sảng
Vài vai rượu hết ní tỳ ty

Năm bảy đời vua thấy chán ghê
Chết về tiên bụt cho xong kiếp
Đù hỏa trần gian sống mãi chi !
( Sống ở đời quá nhàm chán thì chết cho vui ! )

Chết theo Tú Xương
Sống ở dương gian đánh chén nhè
Thác về âm phủ cấp kè kè
Diêm vương phán hỏi mang gì đó
Be !

Với tinh thần trào phúng Tú Xương đã vượt qua chặng giữa  của đường sinh tử , bước qua Uổng Tử Thành với một be rượu cắp bên nách mà đi ngang nhiên – cái chết rất tưng bừng náo nhiệt .

Sống thác đều có số
Nhớ thương làm chi hề !
-          Bao nhiêu người ?
( Trần Tuấn Kiệt )

Như tất cả thân bằng quyến thuộc của ta như ông , bà , cha ,mẹ ở bên kia thế giới đang chờ đón ta sum họp dưới mái gia đình thân yêu . Người Việt coi cái chết là một sự trở về cõi vĩnh hằng và gặp  lại những người thân đã mất , cho nên gọi là “Sống gửi thác về “ ( sinh ký tử qui ) . Trăng sao vũ trụ kia  là nơi thế giới của người đời có chung có thủy cả - cho nên có thơ :
Mai sau hò hẹn xin ghi nhớ
Đừng để nhân gian lạnh lối về

Điều quan trọng là sống hay chết
Dù ở thiên đường hay địa ngục
Vẫn có một lòng dạ thủy chung  (Trần Túân Kiệt)

Là điểm duy nhất của tinh thần Đại Việt Thần Đạo  , như thế là  nguồn tin yêu an ủi nhất cho người trước khi đi về thiên cổ .
NGÔI ĐỀN THỦY CHUNG  


Đạo làm người  có thủy có chung là quan trọng nhất – thờ trời là thờ tinh thần của trời đất đã ban cho nhân lọai một tấm chân tình – một sự thủy chung – là tặng vật quý báu nhất của con người có được – trước sự sống và chết của con người .
Lập ngôi đền có 4 ngọn hỏa đăng , ở 4 bên thờ huyền hỏa – đó là ý chỉ ( mục đích ) của Thần soi rọi và chứng giám tấm lòng thủy chung cao cả của mọi người .

HUYỀN HỎA CÔNG


Trước đấng Đại Từ Phụ - Chí Tôn -  sáng thế - con xin nguyện – Lời nguyện của  Thần Đạo .

-          Tâm con là ngọn huyền hỏa của trời ( tiên hỏa ) tiêu đốt tất cả sự độc ác , đen tối chen lộn trên trần gian , làm mờ thiện ý của nhân lọai .
-          Tâm con nguyện thiêu đốt tất cả ý nghĩ xấu xa đê tiện hại người , hại vật . làm lợi cho tổ tông . Ngọn huyền hỏa đốt tiêu cả ác nghiệt để là người chánh đạo .
-          Tâm con là ngọn huyền hỏa thiêu đốt tất cả thất tình – lục dục trong lòng để đạt tới cõi thánh thiện của Thượng đế .
-          Tâm con là ngọn huyền hỏa  thiêu đốt tất cả mọi căn bệnh của thế gian , trở về với cõi  thanh tịnh huyền vi mà hưởng phúc thọ của trời đất .
Kính lạy ơn trời soi xét và chứng tri cho con .
Tâm nguyện      
Suốt đời giữ gìn văn hóa  truyền thông và chính thống giáo .
Luôn luôn có tinh thần thượng võ – không ỷ mạnh hiếp yếu và tôn trọng 4 điều của người quân tử .
Uy vũ bất năng khuất
Bần tiện bất năng di
Phú quý bất năng dâm
Tư tưởng bất năng hoặc .
Ba điều ở trên của đạo Việt Nho . điều thứ tư là của cụ Nguyễn Đức Quỳnh thêm vào
Vật linh tinh khiết – người xưa nói “ chí thành thông thánh “ . Vật gì  tuổi thọ bền lâu – thanh sạch sẽ thọ khí âm dương mà hóa thành . Thần Đạo hay đạo Trời là đạo Chí Thành Chí Linh . Người có tâm đạo có ý chí cao ảc sẽ thành đạt lớn trong mục đích của đời mình .


ĐẠO  

Con người đã có tinh thần , vật chất nhưng xã hội  nhân quần càng ngày càng tranh chấp xung đột tàn bạo vì của tiền – vì sắc đẹp , vì dục tình và tính dục mà ra  . Không ai dám  bảo mình là Thánh Thiện Thánh Nhân cả . Nói như thế là nói dóc – nói láo! .
Vì thế con đường đạo hạnh là nẻo sáng thiên đường chân phước an lành cho ai muốn tìm đến với lòng Trời mà tu tâm dưỡng tính vậy .



TRUYỆN TỀ THIÊN


Trong Tây Du Ký  của Ngô Thừa Ân có Truyện Tề Thiên Đại Thánh .
Một con khỉ do tạo hóa sinh ( từ cục đá lâu đời mà thành ) lại ỷ tài cao phép lạ nghịch mạng Trời phá Thiên Cung .
Sau theo phép Phật tu hành thành chánh quả là Đấu Chiến Thắng Phật . Trong truyện  có một điều quan trọng đáng lưu ý là khi đi học đạo  , vì sư phụ truyền dạy tất cả các tài hay phép lạ cho Tề Thiên thì Tề Thiên không chịu cầu học . Chỉ xin thầy dạy cho mình đạo trường sinh bất tử mà thôi .
Chứng tỏ ước nguyện của muôn vật muôn lòai , đều muốn tồn tại lâu như trời đất – bất diệt .


CÁI THÂN   Có sinh có diệt ( hóa sinh )


CÁI THẦN  bất diệt bất tử .


Tu luyện theo Thần  môn  thì con người đạt tới cõi bất tử , cõi vĩnh hằng .
Đường đi tầm đạo  có nhềiu lối – nhưng chung qui chỉ là một “ Thiên địa đồng qui nhi thù đồ “ Đạo bất tử trường sinh ở trước mặt , có tu mới thành .
Câu nói của muôn đời đơn giản sao không thấy !
Người ta luyện xuất thần khỏi thân xác .
Tu luyện bền bỉ chân thành thì tập trung được cái Thần . Có chết thân xác . Nhưng còn cái tinh thể tinh thần bất tử ấy sống cùng Trời Đất vĩnh cữu thiên thu vậy .
Thái cực quyền có câu khẩu quyết “Ý chí quân lai cốt nhục Thần “ tập trung tinh khí Thần – là luyện đạo Trường sinh bất tử . Bỏ ngòai tai mọi sự tham muốn dục vọng tầm thường , quay về cõi vô vi – sống cùng thiên nhiên thanh tịnh – tu tập Thần định sẽ thành đạo mà đạt Thần tính – thể tính của chân lý – niệm Thần .
Ngồi thảnh thơi hoặc theo kiểu kiết già  , bán già xếp bằng yên tĩnh Tâm Thân – Lột tất cả trược khí ra khỏi thân tâm .
Hướng về Đấng Chí Tôn – tượng trưng là Mặt Trời – hít thở đều đặn vào các huyệt đạo
( coi các huyệt của châm cứu ). Chữa  mọi bệnh tật trong người .

Đầu hạn tầm  liệt huyết
Diện khẩu hiệp cốc khâu
Hung thủ tầm nội quan
Yêu bối hủy trung cầu

Tự mình theo khẩu quyết mà tu luyện .
Nhất điểm Thiên Quang ở Thần , thất tinh lục dục ở tâm .
Tập cho thông khí sạch huyết .
Tâm – Ý – kh1i – lực quân bình viên mãn – gặp được giờ linh thì thành Đạo – cốt nhục Thần . Giờ linh do Trời Đất ban tặng , con người không thể lường trước được mà chờ .
Chỉ tâm thành thì giờ Linh sẽ đến thông suốt hết mọi lẽ Huyền vi của Tạo Hóa mà đạt đạo .
Lúc đó điểm Linh quang ở giữa hai chân mày mà người Ấn giào đểim một điểm son hồng vào đó là Linh Quang của sự tu hành mà có .
Hòa hợp được âm dương khí lực đều hòa , giữ gìn thân tâm thường hằng an lạc thì tuổi thọ bền lâu , tinh thần ý chí là dũng khí siêu phàm vậy .


MỘ TÁNG

Thời Đông Sơn cách đây 2000 năm , dân Đại Việt đã dùng mộ thuyền  , mộ đá , mộ táng  để chôn người . Có cả vải kéo sợi đan bên trong mộ thuyền Đông sơn ( khóet cây như chiếc thuyền táng trong đó ) “ Có một số thạp khí được đào lên tại Thiệu Dương và Đông sơn ( Thanh Hóa )ở trong có chưa các đồ trang sức và dụng cụ . Có chiếc còn đựng hài cốt , xương sọ người , chứng tỏ tạhp là di vật đã được dùng để làm tùy táng như một quan tài(hòm)


                                              Rìu đá đông sơn

Trên nắp thạp Đào Thịnh ( đào ở Yên Bái ) trang trí các hình chèo thuyền , vòng tròn tiếp tuyến , chim bay … trên nắp thạp Đào Thịnh được tạc 4 cặp tượng nhỏ nam nữ đang giao hoan  , thể hiện sinh động tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ đại .



                                   (trên thạp đồng Đào thịnh- hoithao qtsc)                       
 Đền thờ Trần Quý Cáp 
 Bà Triệu Ẩu

 Bạch vân am thi tâp 
 Miền Nam VN
 Cây đa
 Chuông trong Văn Miếu
 Hùynh Thúc Kháng
 Lăng mộ vua Trần
 Phan Bội Châu
Phan Chu Trinh 

No comments:

Post a Comment